Ô Nhiễm Môi Trường Là Gì ? Môi trường ô nhiễm hiện nay đang là vấn nhức nhối bởi nó ảnh hưởng xấu đến đời sống và sức khỏe của con người. Vậy biểu hiện ô nhiễm môi trường là gì ? Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường ? Các biện pháp khắc phục ô nhiễm môi trường ? Xin mời các bạn tiếp tục theo dõi bài viết sau để cùng tìm câu trả lời cho các câu hỏi trên. Hy vọng bài viết sẽ mang thông tin hữu ích đến các bạn.
1. Ô Nhiễm Môi Trường Là Gì ?
Không chỉ ở Việt Nam, mà còn các quốc gia, các nước và địa điểm khác đều xảy ra tình trang ô nhiễm. Vì thế, vấn đề ô nhiễm môi trường đang là vấn đề nhức nhối hiện nay. Ô nhiễm có nhiều dạng như ô nhiễm không khí, nguồn nước, nguồn đất, tiếng ồn,…
Đây là hiện tượng môi trường tự nhiên bị bẩn. Từ đó gây tác hại đến các tính chất vật lý, sinh học, hóa học của môi trường, ảnh hưởng đến sức khỏe của con người và các sinh vật khác trong tự nhiên. Sự ô nhiễm ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến chất lượng cuộc sống. Điển hình như làm biến đổi khí hậu, biến đổi hệ sinh thái, làm băng tan chảy, làm nước biển dâng cao, làm đất bị xâm nhập mặn,…
1.1. Có mấy loại môi trường ?
Thực tế, môi trường sống của con người được chia thành 4 loại theo chức năng:
- Môi trường tự nhiên: Gồm các nhân tố tự nhiên. Như ánh sáng mặt trời, đất, nước, không khí,…
- Môi trường xã hội: Là tổng thể các mối quan hệ của con người với nhau như các điều luật, quy định, thể chế chính trị- xã hội,….
- Môi trường nhân tạo bao gồm các yếu tố do con người tạo nên như nhà cửa, các công trình công cộng,…
Ngoài ra, người ta cũng có thể phân chia môi trường dựa vào đặc tính của nó như sau:
- Môi trường trong đất.
- Môi trường nước.
- Môi trường không khí, trên mặt đất.
- Môi trường sinh vật.
2. Nguyên Nhân Dẫn Đến Ô Nhiễm Môi Trường Là Gì ?
Hầu hết ô nhiễm môi trường do hoạt động xả thải từ đời sống, sinh hoạt, sản xuất của con người gây ra. Vấn đề này cũng đến bởi rất nhiều nguyên nhân, từ chủ quan tới khách quan, từ con người tới thiên nhiên. Bên cạnh đó, còn từ ý thức tới chính sách luật pháp xã hội hiện nay.
2.1. Nguyên nhân từ tự nhiên
Một số nguyên nhân gây ô nhiễm do từ tự nhiên như sạt lở đất đồi núi, bờ sông cuốn vào dòng nước bùn, đất, mùn,… làm giảm chất lượng của nước. Hoặc do khói bụi từ sự phun trào núi lửa theo nước mưa rơi xuống.
Việc ô nhiễm môi trường nước cũng là do sự hòa tan nhiều chất muối khoáng có nồng độ quá cao. Trong đó có chất gây ung thư như Asen, Fluor và các chất kim loại nặng… Ngoài ra, các sinh vật sống phân hủy ngấm xuống đất thành chất hữu cơ. Lâu dần ngấm tới mạch nước ngầm. Hoặc xác chết các sinh vật trôi nổi cũng khiến nguồn nước bị ô nhiễm trực tiếp. Các thiên tai, thảm họa thiên nhiên xảy ra như lũ lụt, mưa bão,…rác thải sẽ dễ dàng bị cuốn trôi và phát tán nhanh chóng, khó khống chế trong các hệ thống nối liền của các dòng chảy ao hồ, kênh rạch,…
2.2. Nguyên nhân từ tác nhân con người
Vậy từ con người đã gây ra nguyên nhân ô nhiễm môi trường là gì ? Từ sinh hoạt hàng ngày gây ra ô nhiễm môi trường. Các hoạt động khác nhau, từ các cá nhân đến các cơ quan, khách sạn, nhà hàng, bệnh viện… ảnh hưởng đến môi trường.
Nguyên nhân từ chất thải nông nghiệp, công nghiệp, khí thải giao thông góp phần gây ra ô nhiễm môi trường lớn. Điển hình như chất thải từ phân, nước tiểu gia súc, phân bón, hóa chất,… thường không được thu gom, xử lý. Các phương tiện giao thông sử dụng loại xăng và dầu diesel làm nhiên liệu. Nên quá trình rò rỉ, bốc hơi cũng như đốt cháy nhiên liệu dẫn tới phát sinh nhiều các loại khí độc như: VOC, Benzen, Toluen…
Chai lọ các loại thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật sau khi sử dụng thường vứt lung tung, thậm chí vứt trực tiếp xuống nước. Lượng hoá chất tồn dư sẽ ảnh hưởng đến chất lượng nước khi nó ngấm vào nước ngầm cũng như đất ở nơi đó.
3. Biện Pháp Khắc Phục Ô Nhiễm Môi Trường
Theo ông Hoàng Văn Bảy- Cục trưởng Cục Quản lý tài nguyên nước (Bộ Tài nguyên và Môi trường) cho rằng: “Cần xã hội hóa việc quan trắc lưu lượng, chất lượng nước thải, nghĩa là các cơ sở xả nước thải, khai thác nước sẽ phải tự đầu tư lắp đặt thiết bị quan trắc tự động, phân tích chất lượng nước thải và kết nối tự động trực tuyến hoặc nhập số liệu quan trắc định kỳ vào hệ thống giám sát chung do nhà nước đầu tư. Từ đó, tạo thành hệ thống thống nhất giữa trung ương, địa phương, thậm chí trên từng lưu vực sông. Các cơ quan quản lý sẽ theo dõi, phát hiện kịp thời các trường hợp không tuân thủ pháp luật “.
Vì thế, một số cách khắc phục tình trạng ô nhiễm như:
- Nghiêm cấm xả nước thải, chất thải và các chất độc hại ra môi trường đất
- Hạn chế việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật
- Giảm sử dụng phân khoáng
- Áp dụng nông lâm kết hợp, lâm ngư kết hợp
- Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường của người dân
- Dùng nhiệt để khiến các chất độc bốc hơi khỏi môi trường đất
- Cơ quan chức năng cần thường xuyên đôn đốc kiểm tra các công ty. Nhằm tránh tình trạng các công ty vì lợi nhuận mà không chấp hành luật.
- Sử dụng hệ thống lọc có thể loại bỏ mọi chất cặn bẩn, chất độc hại
- Trồng cây, gây rừng
- Tái chế rác thải
XEM THÊM THÔNG TIN LIÊN QUAN
NH4OH LÀ GÌ ? TÍNH CHẤT VÀ ỨNG DỤNG QUAN TRỌNG