Nhựa trao đổi ion là gì ? Hạt trao đổi ion được sử dụng phổ biến để làm mềm nước. Ngoài ra, chúng còn được dùng để loại bỏ các loại khoáng chất, chất kiềm trong nước. Rất nhiều người đã từng nghe đến khái niệm hạt nhựa trao đổi ion là gì và vai trò của chúng được áp dụng trong quá trình xử lý nước. Tuy nhiên, việc biết rõ về công dụng, nhiệm vụ của hạt này là gì thì chắc không phải ai cũng biết. Ở bài viết này, Hóa Chất Trần Tiến sẽ cũng cấp cho bạn toàn bộ thông tin về sản phẩm này. Cùng đọc bài viết dưới đây để hiểu thêm về hạt nhựa trao đổi ion.
1. Nhựa Trao Đổi Ion Là Gì ?
Hạt nhựa trao đổi ion hay còn được gọi là hạt resin. Có thể hiểu đơn giản là những hạt nhựa không hòa tan trong nước. Chúng có chứa những ion có thể dễ dàng trao đổi với những ion khác có trong dung dịch khi dung dịch chảy qua cột trao đổi. Việc trao đổi ion này diễn ra nhanh chóng và không làm thay đổi tính chất vật lý của hạt trao đổi.
Những hạt nhựa trao đổi ion này được tạo nên bằng phương pháp hóa học. Đây là các hạt nhựa được tạo thành từ một loại polymer có độ xốp cao, không hòa tan axit, bazo và nước. Cơ bản là chúng được tạo thành từ hai nguyên tử hydro và một nguyên tử oxy. Nhưng không đơn giản như vậy, chúng chứa trong mỗi giọt nước là các khoáng chất và các chất khác bổ sung vào các đặc tính hóa học và vật lý của mỗi giọt nước. Điển hình như bao gồm không giới hạn vị và mùi. Ví dụ như canxi, magiê, sắt, mangan, natri, hydro, clorua, sunfat, nitrat, hydroxit và silica.
Mặc dù chúng được hòa tan và không thể nhìn thấy bằng mắt thường, nhưng các hợp chất này tồn tại trong nước dưới dạng ion.Đó là phản ứng trùng ngưng styrene và divinylbenzen DVB. Các phân tử styrene tạo nên cấu trúc cơ bản của resin. Còn DVB là cầu nối các polymer có tính không tan bền vững. Đây là những cầu nối ba chiều giúp tạo nên cấu trúc rỗng trong các hạt trao đổi ion.

Cấu tạo hạt nhựa trao đổi ion được chia làm 2 phần:
- Gốc của chất trao đổi ion.
- Nhóm ion có khả năng trao đổi hay còn gọi là nhóm hoạt tính.
2. Tính Chất Vật Lý Của Hạt Nhựa Trao Đổi Ion
Tính chất căn bản của hạt nhựa trao đổi ion:
- Màu sắc: thường sẽ mất dần sau một thời gian sử dụng. Các hạt nhựa trao đổi ion thường có một số màu như: vàng, nâu, đen…
- Hình thái: nhỏ, thường ở hình cầu, dạng hình tròn có kích thước khoảng 0,04 – 1 mm.
- Kích thước: tùy vào ứng dụng và thiết kế hệ thống. Chúng có thể có kích thước hạt đồng nhất hoặc phân bổ kích thước Gaussian.
- Độ nở: thể tích sẽ tăng khi ngâm vào trong nước.
- Độ ẩm: chia làm độ ẩm khô và độ ẩm ướt.
- Tính chịu nhiệt: chịu được nhiệt độ ở giới hạn nhất định thường từ 20 – 50°C sẽ cho hiệu quả làm việc tốt nhất. Nhiệt độ quá cao sẽ làm hạt nhựa bị phân giải.
- Tính dẫn điện: phụ thuốc vào dạng ion, thường chất trao đổi ion âm sẽ dẫn nhiệt tốt hơn.
- Tính chịu oxy hóa: hạt nhựa sẽ bị lão hóa khi tiếp xúc với những chất oxi hóa mạnh.
- Tính chịu mài mòn: có khả năng vỡ vụn trong quá trình vận hành nếu có sự co xát va chạm.

3. Những Ưu & Nhược Điểm Của Hạt Nhựa Trao Đổi Ion Là Gì ?
3.1. Ưu điểm
Hạt nhựa trao đổi ion có những ưu điểm:
- Loại bỏ các chất vô cơ hòa tan một cách hiệu quả, năng lượng tiêu tốn nhỏ.
- Có khả năng tái sinh, nên tiết kiệm được chi phí.
- Đầu tư ban đầu thấp.

3.2. Nhược điểm
Bên cạnh đó cũng có những nhược điểm:
- Không loại bỏ được các chất hữu cơ, vi sinh vật.
- Chỉ sử dụng khi nước đã trải qua giai đoạn xử lý thô ban đầu. Nếu nước còn tồn tại các hợp chất hữu cơ hay ion Fe3+, chúng sẽ bám dính vào các hạt nhựa ion, làm hạn chế khả năng xử lý của hạt.
- Chi phí vận hành cao trong thời gian dài, do cần dùng đến hóa chất để tái sinh.

4. Các Loại Hạt Nhựa Trao Đổi Ion
Các loại hạt nhựa trao đổi ion được dựa vào tính chất để chia thành 4 loại:
- Hạt nhựa trao đổi cation có tính acid mạnh: Đây là hạt nhựa làm mềm nước có chứa các nhóm acid mạnh. Hạt nhựa này chứa một lượng lớn các nhóm axit mạnh như axit sulfonic. Chúng thường được dùng để làm mềm nước cứng.
- Hạt nhựa trao đổi cation có tính acid yếu: Loại hạt này có chứa các nhóm acid yếu như Carbocyl- COOH. Nhóm acid này có thể phân ly thành H+ và nhóm R-COO-. Nhóm mang điện tích âm này sẽ kết hợp với các cation khác trong dung dịch kiềm hoặc trung tính.
- Hạt nhựa trao đổi anion có tính bazo mạnh: Loại hạt này có chứa các nhóm kiềm mạnh như amin bậc 4 (4 amin) –NR3OH. Hạt nhựa trao đổi ion này khi phân ly trong nước có thể hấp thụ các nhóm điện tích dương, dẫn đến phản ứng trao đổi ion.
- Hạt nhựa trao đổi anion có tính bazo yếu: Loại hạt nhựa này chứa các nhóm kiềm yếu như amin bậc 1-NH2, nhóm amin bậc 2 NHR hoặc nhóm amin bậc 3 -NR2. Loại hạt nhựa này có thể hấp thụ các cation trong nước và dẫn đến quá trình trao đổi ion.

5. Ứng Dụng Của Hạt Nhựa Trao Đổi Ion Là Gì ?
5.1. Làm mềm nước
Hạt nhựa trao đổi ion có nhiệm vụ thay thế các hạt ion Ca2+ và Mg2+ bằng các ion vô hại như Na+, K+ để giảm độ cứng của nước. Quá trình này diễn ra liên tục và đạt đến trạng thái cân bằng khi nồng độ ion magiê và canxi đạt đến mức tối thiểu.
Ion Natri trong nhựa sẽ bị cạn kiệt trong nhựa trao đổi các ion. Khi đó, nhựa có thể được nạp lại bằng cách tái sinh bằng dung dịch chứa nồng độ ion natri cao (99%). Các ion cứng di chuyển từ nhựa, được thay thế bằng các ion natri cho đến khi đạt được trạng thái cân bằng mới.

5.2. Sản xuất nước khử khoáng/nước siêu tinh khiết
Sản xuất nước khử khoáng cần dùng đến cả 2 loại cation và anion. Các khoáng chất không mong muốn sẽ được loại bỏ tối đa. Loại nước đặc biệt này cần được xử lý qua nhiều giai đoạn: lọc thô, làm mềm, xử lý qua màng RO, xử lý bằng hạt trao đổi ion.
Nước siêu tinh khiết được tạo ra và không còn chứa ion nào trong nước. Quá trình xử lý thường được thực hiện trong “cột trao đổi ion hỗn hợp” ở cuối cùng của chuỗi.

5.3. Tách lọc những ion không mong muốn
Trong ứng dụng này, nhựa trao đổi ion được sử dụng để loại bỏ các ion độc tố hoặc kim loại nặng. Chúng được thay bằng các ion vô hại hơn như natri và kali.

5.4. Tinh chế kim loại
Cách sử dụng hạt nhựa trao đổi ion trong tinh chế kim loại là tách uranium ra khỏi plutonium và các loại actinide khác. Thông qua quá trình trao đổi, hạt nhựa sẽ hấp phụ urani từ dung dịch. Sau đó, chúng được vận chuyển đến nhà máy. U3O8 được tách ra khỏi các hạt nhựa và sản xuất vàng.

5.5. Lọc nước trái cây
Nhựa trao đổi ion có thể được dùng trong quy trình sản xuất nước ép trái cây. Các thành phần có vị đắng, chua có thể được loại bỏ thông qua hạt này. Từ đó, cải thiện hương vị đáng kể của nước ép.

5.6. Sản xuất dược phẩm
Nhựa trao đổi ion được sử dụng như một công cụ tinh chế các hoạt chất dược phẩm. Ngoài ra, nhựa trao đổi ion cũng được sử dụng trong công thức sản xuất các sản phẩm như viên nén, viên nang,… Trong các ứng dụng này, chúng có chức năng tăng tính ổn định hóa học của các hoạt chất.
6. Hạt Nhựa Trao Đổi Ion Hoạt Động Như Thế Nào ?
Nhiệm vụ chính của hạt trao đổi ion chính là làm mềm nước. Chúng được sử dụng trong quá trình xử lý nước cứng. Quy trình xử lý nước cứng bằng hạt nhựa trao đổi ion như sau:
- Chọn hạt có chứa ion Na+ liên kết với một cation (ion âm) khác có khả năng liên kết với Ca2+ và Mg2+ mạnh hơn Na+.
- Cho nhựa vào cột trao đổi ion, để nước chảy qua cột. Cation có trong nhựa sẽ liên kết với các ion Ca2+ và Mg2+ có trong nước uống giúp nước mềm hơn.

7. Hạt Nhựa Trao Đổi Ion Chính Hãng, Hàng Cao Cấp, Giá Rẻ Được Bán Ở Đâu Tại TPHCM ?
Nếu bạn đang tìm kiếm hạt nhựa trao đổi ion ở TPHCM thì hãy nên tham khảo tại Hóa Chất Trần Tiến. Tại đây chuyên bán hạt nhựa trao đổi ion chính hãng, đảm bảo uy tín, được nhập khẩu từ các quốc gia lớn. Giá hạt nhựa trao đổi ion tại đây cam kết rẻ nhất TPHCM, đi kèm với chất lượng cao cấp, đảm bảo nhu cầu khách hàng. Quý khách cần mua hàng vui lòng liên hệ theo thông tin bên dưới để được báo giá hạt nhựa trao đổi ion nhanh nhất.
Thông tin liên hệ mua hàng Hóa Chất Trần Tiến:
- Địa chỉ: Phòng 10, Tầng Lửng, 911-913-915-917 Nguyễn Trãi, Phường 14, Quận 5, Hồ Chí Minh
- Hotline: 0983 838 250 (Ms Thuỷ)
- Email: nhuthuy250@gmail.com
- Website: hoachattrantien.com

Bài viết trên là những thông tin cần thiết về khái niệm nhựa trao đổi ion là gì chúng tôi muốn chia sẻ đến bạn. Hy vọng qua đây, các bạn sẽ có thêm nhiều kiến thức mới về loại hạt này.
XEM THÊM THÔNG TIN LIÊN QUAN