KNO3 Là Gì ? Chất này hay còn được gọi là kali nitrat. Nó được ứng rộng rãi trong các ngành sản xuất hiện nay. Vậy chất KNO3 là gì ? Tính chất vật lý và hóa học ra sao ? Công dụng cụ thể như thế nào ? Xin mời các bạn tiếp tục theo dõi bài viết sau để cùng tìm hiểu các thông tin về chất này. Hy vọng bài viết sẽ mang thông tin hữu ích đến các bạn.
1. KNO3 Là Gì ?
KNO3 là một hợp chất hóa học hay còn được gọi là Kali Nitrat hoặc là Potassium Nitrate. Đây là muối ion của ion kali K + và ion nitrate NO3-. Nó tồn tại ở dạng chất rắn màu trắng. Và được xem như một tiêu thạch khoáng sản và là một nguồn rắn tự nhiên của nitơ.
Kali nitrat tan nhiều trong nước (13,3 g/100 mL (0 °C), 36 g/100 mL (25 °C), 247 g/100 mL (100 °C)). Đây cũng là muối có thể tan trong glycerol, amoni nhưng ít tan trong etanol. Bên cạnh đó, kali nitrat có tính Oxy hóa rất cao. Và nó sẽ bị nhiệt phân tạo thành kali Nitrít và Oxi.
Về điều chế, hòa tan NaNO3 và KCl với lượng như nhau vào nước. NaCl kết tinh ở 30 độ C, tách được tinh thể ra khỏi dung dịch. Sau đó làm nguội đến 22oC thì KNO3 kết tinh.
2. Ứng Dụng Quan Trọng Của KNO3 Trong Đời Sống
2.1. Trong nông nghiệp
KNO3 đóng vai trò là một loại phân bón cung cấp các chất dinh dưỡng dạng đa lượng cho các loại cây trồng. Đây là nguồn cung cấp kali tuyệt vời. Cũng là chất rất cần thiết cho sự phát triển của cây và hoạt động bình thường của mô. Vai trò của Kation kali (K+) góp phần quan trọng trong rất nhiều quá trình trao đổi chất ở trong tế bào. Nó giúp điều hòa và tham gia vào một số quá trình cung cấp quản lý nước của cây.
Kali nitrat hỗ trợ cây trồng khỏe mạnh hơn và giúp năng suất cây trồng tốt hơn. Bên cạnh đó, chất này khi được bón vào đất sẽ giúp đất giảm mặn. Từ đó, cải thiện tình hình sử dụng nước và giúp tiết kiệm nước khi trồng. Kali nitrat còn là chất không thể thiếu trong dinh dưỡng thủy canh. Bởi vì việc thiếu Kali hoặc Nitrat được thể hiện rất rõ. Điển hình như sẽ bị cháy mép lá, đốm đen lá, vàng lá….
Ứng dụng của hóa chất này còn được xem là một chất nền để chống lại vi khuẩn, nấm gây bệnh, côn trùng và virus. Kali nitrat làm giảm đáng kể sự hấp thụ Cl của cây trồng. Đồng thời nó cũng chống lại các tác nhân gây hại của natri.
2.2. Các công dụng khác
- Trong chế tạo thuốc nổ, KNO3 có mặt trong chế tạo thuốc nổ đen với công thức: 75% KNO3, 10% S và 15% C. Khi nổ, nó sẽ tạo ra muối kali sunfua, khí nitơ và khí CO2. Nó còn dùng để tạo thành pháo hoa.
- Đối với thực phẩm công nghiệp, kali nitrat đóng vai trò là phụ gia thực phẩm với mã E252. Đây là một trong những cách để bảo quản thịt chống ôi thiu.
- Trong dược phẩm, kali nitrat có mặt trong một số loại kem đánh răng cho răng nhạy cảm. Giúp để điều trị răng nhạy cảm và có thể là một phương pháp điều trị hiệu quả. Hơn nữa, chúng còn được sử dụng để giúp điều trị bệnh hen suyễn và viêm khớp hiệu quả.
3. Ưu Điểm Khi Sử Dụng KNO3
Ưu điểm của hóa chất kali nitrat đầu tiên là không gây hại cho sức khỏe con người. KNO3 mang lại lợi ích cho cây trồng và cũng không gây độc hại. Vì thế, hóa chất này được sử dụng rất phổ biến và trở thành một trong những loại hóa chất nông nghiệp thường gặp nhất.
Với dạng phân bón Kali nitrat có ưu điểm là rất dễ tan trong nước một cách nhanh chóng và hoàn toàn. Đặc biệt trong điều kiện nhiệt độ nước tăng lên. KNO3 không hút ẩm. Chúng có thể được lưu trữ trong các túi hoặc với số lượng lớn mà không hề hấp thụ hơi ẩm có thể gây ra đóng cứng và xử lý khó khăn. Hơn nữa, chúng tương thích với các loại phân bón khác. Nó không hòa tan kết tủa có thể làm tắc nghẽn vòi tưới hoặc phun cho cây trồng.
4. Cách sử Dụng Phân Bón KNO3 Trong Cây Trồng
Thực tế, sẽ tùy vào từng loại cây trồng sẽ có cách sử dụng và liều lượng Kali nitrat khác nhau. Điển hình như:
- Lúa, ngô, các loại cây lương thực khác: Pha khoảng 80 – 100g/bình 8 lít nước. Phun trước và sau khi trổ bông 7 – 10 ngày, mỗi đợt 2 lần.
- Cây ăn quả: Pha 100 – 150g/bình 8 lít nước phun trước khi trổ hoa. Khi có trái non và sau khi thu hoạch, nó giúp cây phục hồi, mỗi đợt từ 2 – 3 lần cách nhau khoảng 5 – 10 ngày.
- Các loại cây công nghiệp: Pha 80 – 100g/bình 8 lít nước phun trước khi trổ bông và sau khi có trái, mỗi đợt từ 2 – 3 lần cách nhau 10 – 15 ngày.
- Hoa và cây kiểng: Hòa từ 25 – 50g/bình 8 lít nước phun đều sau khi trồng 15 – 20 ngày.
XEM THÊM THÔNG TIN LIÊN QUAN
CÔNG THỨC LỰC ĐẨY ACSIMETS ? ĐỊNH NGHĨA VÀ ỨNG DỤNG ?