Công Thức Lực Đẩy Acsimets ? Lực đẩy acsimets không còn quá xa lại trong các môn học phổ thông. Vậy lực đẩy này là gì ? Công thức ra sao ? Cách tính như thế nào và được ứng dụng thực tế trong cuộc sống là gì ? Xin mời các bạn cùng theo dõi chi tiết qua những chia sẻ dưới đây. Hy vọng bài viết sẽ mang thông tin hữu ích đến các bạn.
1. Lực Đẩy Acsimets Là Gì ?
Lực đẩy acsimets hay còn được gọi là lực đẩy ác-si-mét. Đây là lực tác động bởi một chất lưu. Đó có thể là một chất lỏng hay chất khí lên một vật thể nhúng trong nó, khi mà cả hệ thống nằm ở trong một trường lực của vật lý học (là trọng trường hay lực quán tính).
Hoặc dễ hiểu hơn đây là đơn vị được tính trong trường hợp nhúng một vật vào chất lỏng. Chúng ta sẽ thấy vật đó bị chất lỏng đẩy thẳng từ dưới lên trên bằng một lực có độ lớn đúng bằng trọng lượng của phần chất lỏng mà vật chiếm chỗ.
Một nhà toán học, nhà vật lý, kỹ sư, nhà phát minh, nhà thiên văn học người Hy Lạp – Archimedes ngày xa đã tìm ra lực đẩy này. Ông đã phát hiện ra rằng con người khi chìm trong nước càng nhiều thì sẽ có lực đẩy càng lớn. Hiểu đơn giản là phần thể tích nước bị một người chiếm chỗ càng lớn thì lực đẩy của nước tác động lên người càng mạnh.
2. Công Thức Lực Đẩy Acsimets
Đặc điểm của lực acsimet là cùng phương và ngược hướng với trọng lực. Và chúng quyết định đến sự nổi hay chìm của một vật.
Kết quả đo lực đẩy acsimets trong các thí nghiệm cho thấy, độ lớn của lực đẩy acsimet luôn bằng với trọng lượng của vật. Công thức lực đẩy acsimets như sau: FA=d.V
Trong đó:
- F là lực đẩy Acsimets.
- d là trọng lượng riêng của chất lỏng.
- V là thể tích của phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ.
- Khi biết độ cao h phần chìm của vật => Vchìm = Sđáy.h
- Nếu biết vật chìm hoàn toàn trong chất lỏng đó => Vchìm = Vvật
3. Sự Nổi Của Các Vật (Lực Đẩy Acsimets)
Nếu như ta thả một vật ở trong lòng chất lỏng thì sẽ có những trường hợp xảy ra như sau:
- Vật chìm xuống khi lực đẩy acsimet nhỏ hơn trọng lượng: FA < P.
- Vật nổi khi: FA > P và dừng nổi khi FA = P.
- Vật lơ lửng trong chất lỏng (hoặc trên mặt thoáng) khi: FA = P.
Hiểu đơn giản hơn là vật sẽ nổi khi trọng lượng riêng tổng hợp của nó nhỏ hơn trọng lượng riêng của nước. Áp dụng theo điều này có thể lý giải vì sao tàu to và nặng gấp nhiều lần so với kim lại có thể nổi. Bởi kim tuy nhẹ nhưng thể tích chiếm nước nhỏ nên trọng lượng riêng sẽ lớn còn tàu tuy nặng nhưng thể tích chiếm nước rất lớn do đó trọng lượng riêng tổng hợp của nó sẽ nhỏ.
Để xác định khi nào vật nổi, hay khi nào vật sẽ chìm với công thức lực đẩy acsimets. Thực tế, sẽ có ba trường hợp xảy ra như sau:
- P > F: Vật sẽ bị chìm xuống dưới.
- P = F: Vật đứng lơ lửng trong chất lỏng.
- P < F: Vật chuyển động lên trên.
4. Ứng Dụng Quan Trọng Của Công Thức Lực Đẩy Acsimets Trong Cuộc Sống
4.1. Thiết kế tàu thuyền
Lực đẩy acsimet được ứng dụng phổ biến để thiết kế tàu thuyền. Các nhà thiết kế đã áp dụng lực đẩy acsimet để tạo ra các khoảng trống lớn để giúp tăng thể tích cho tàu. Từ đó sẽ khiến tàu thuyền di chuyển dễ dàng trên bề mặt nước. Đó cũng trả lời câu hỏi vì sao tàu thuyền có trọng tải rất lớn nhưng lại không bị chìm khi chúng đi trên mặt nước.
4.2. Sản xuất khinh khí cầu
4.3. Sự nổi của cá
Trong tự nhiên, các loài cá cũng có cấu tạo cơ thể chứa một bong bóng lớn để giúp điều chỉnh khả năng lặn hay nổi của chúng. Đây cũng được xem là nguyên lý của lực đẩy acsimet. Theo đó, nếu cá muốn nổi, bong bóng sẽ căng lên để tăng thể tích làm cho lực đẩy tăng lên. Từ đó giúp cho cá nổi cao hơn một cách dễ dàng và ngược lại.
XEM THÊM THÔNG TIN LIÊN QUAN
LƯU HUỲNH ĐIOXIT LÀ GÌ ? TÍNH CHẤT VÀ ỨNG DỤNG