Hệ Mặt Trời Có Bao Nhiêu Hành Tinh ? Chắc hẳn chúng ta đã nghe qua hệ mặt trời hay thái dương hệ, nhưng chưa hẳn mọi người đã hiểu rõ về chúng. Cụ thể là hệ mặt trời có bao nhiêu hành tinh, thứ tự của chúng như thế nào ? Đặc điểm khác biệt của các hành tinh khác nhau thế nào ? Ngay bây giời, xin mời mọi người cùng theo dõi tiếp bài viết sau để tìm hiểu những thông tin thú vị xoay quanh vấn đề này. Hy vọng bài viết sẽ mang thông tin hữu ích đến mọi người.
1. Hệ Mặt Trời Là Gì ?
Hệ mặt trời hay còn được gọi là Thái Dương Hệ. Đây là một hành tinh có Mặt trời ở trung tâm và các thiên thể nằm phạm vi lực hấp dẫn của hệ mặt trời. Tất cả chúng được hình thành từ sự suy sụp của một đám mây phân tử khổng lồ cách đây khoảng 4,6 tỷ năm. Lúc này, hầu hết khối lượng bị suy sụp đều tích tụ ở trung tâm, tạo nên mặt trời. Còn trong khi đó phần còn lại dẹt ra hình thành một đĩa đám mây bụi tiền hành tinh tiến hóa dần thành các hành tinh, mặt trăng, tiểu hành tinh và các tiểu thiên thể khác trong hệ mặt trời.
Trong dải ngân hà của chúng ta chỉ có một hệ mặt trời, phần lớn các thiên thể sẽ di chuyển xung quanh mặt trời và khối lượng chủ yếu tập trung vào các hành tinh với quỹ đạo elip gần tròn và mặt phẳng của quỹ đạo. Các nhà khoa học tìm ra tuổi của hệ mặt trời nhờ vào thiên thạch, hoặc các mảnh đá không gian rơi xuống trái đất. Phải kể đến là thiên thạch Allende, rơi xuống Trái đất năm 1969 và rải rác trên Mexico, là thiên thạch lâu đời nhất được biết đến với niên đại 4,55 tỷ năm tuổi.
2. Hệ Mặt Trời Có Bao Nhiêu Hành Tinh ?
Theo Live Science, Hệ Mặt trời bao gồm 9 hành tinh heo các quỹ đạo ellip gần tròn. Bao gồm Sao Thủy, sao Kim, Trái đất, sao Hỏa, sao Mộc, sao Thổ, sao Thiên Vương và sao Hải Vương và hành tinh thứ 9 mới phát hiện vào đầu năm 2016. Tất cả đều quay quanh Mặt trời do lực hấp dẫn cực mạnh của nó. Những năm 1990 các nhà thiên văn học tranh luận về việc Pluto có phải là một hành tinh hay không. Sự việc này gây nhiều tranh cãi vào năm 2006 của hội Thiên văn học Quốc tế gọi sao Diêm Vương là hành tinh lùn, loại bỏ nó ra khỏi danh sách các hành tinh thực có trong hệ mặt trời. Vì vậy, sẽ có 8 hệ mặt trời như kể trên.
Mặt trời hay còn được biết là sao mẹ với nguồn sáng vô tận. Đây được coi là trung tâm của Hệ Mặt trời, là sao mẹ là là ngôi sao sáng nhất cung cấp năng lượng ánh sáng cho các hành tinh khác. Trên Mặt Trời luôn xảy ra các phản ứng hạt nhân sinh ra lượng nhiệt vô cùng lớn và tỏa ra khắp các hành tinh. Sao mẹ tự sinh ra năng lượng và tạo ra lực hấp dẫn khiến các hành tinh khác quay bao quanh với các quỹ đạo khác nhau.
3. Thứ Tự Và Đặc Điểm Của Các Hành Tinh Trong Hệ Mặt Trời
Hệ mặt trời có bao nhiêu hành tinh và thứ tự như thế nào ? Vòng trong có 4 hành tinh dạng rắn như sao kim, sao Thủy, Trái Đất, Sao Hỏa, vòng ngoài có 5 hành tinh dạng khí là Sao Mộc, Sao Thổ, Sao Thiên Vương, Sao Hải Vương. Các tiểu hành tinh, vệ tinh khác xung quanh để tạo được một hệ mặt trời. Mỗi hành tinh đều có những đặc điểm riêng. Một số thông tin chi tiết về các hành tinh như sau:
3.1. Sao Thủy
Sao Thủy là hành tinh thuộc vị trí gần nhất với Mặt trời, chỉ lớn hơn so với Mặt trăng của Trái đất một ít. Vào ban ngày nó bị hơ nóng bởi ánh nắng Mặt Trời, có thể lên tới 450°C tương đương 840°F. Tuy nhiên vào ban đêm, nhiệt độ hạ thấp xuống âm tới hàng trăm độ, dưới mức đóng băng. Trong Sao Thủy hầu hết không có không khí để tiếp diễn các tác động của thiên thạch, vậy nên bề mặt của nó bị “rỗ” với nhiều lỗ hổng lớn, giống như mặt trăng.
- Đường kính: 4.878 km
- Quỹ đạo: 88 ngày Trái Đất
- Ngày: 58,6 ngày Trái Đất
![Sao Thủy](https://hoachattrantien.com/wp-content/uploads/2022/09/sao-thuy.jpg)
3.2. Sao Kim
Đây là hành tinh thứ 2 trong hệ Mặt Trời. Độ sáng của sao Kim chỉ xếp sau độ sáng của mặt trăng. Sao Kim có bán kính là 6051,8km và khối lượng khoảng 4,868×1024. Venus là hành tinh cực kỳ nóng, thậm chí còn nóng hơn cả Sao Thủy, với bầu không khí rất độc hại, áp suất trên bề mặt sẽ nghiền nát và có thể giết chết con người. Một điều kỳ lạ là Sao Kim lại quay chậm theo hướng ngược lại với hầu hết các hành tinh khác.
- Đường kính: 12.104 km
- Quỹ đạo: 225 ngày Trái Đất
- Ngày: 241 ngày Trái Đất
![Sao Kim](https://hoachattrantien.com/wp-content/uploads/2022/09/sao-kim.jpg)
3.3. Trái đất
Trái Đất là một hành tinh chứa rất nhiều nước (Waterworld). Cụ thể hai phần ba hành tinh được bao bọc bởi đại dương và là hành tinh duy nhất xuất hiện sự sống. Bầu không khí của Trái Đất là giàu nitơ và oxy để duy trì sự sống. Bề mặt của Trái Đất di chuyển quanh trục của nó với tốc độ 467 mét mỗi giây – khoảng hơn 1.000 mph (1.600 kph) – ở đường xích đạo. Hành tinh di chuyển một vòng quanh Mặt trời với tốc độ là 29km mỗi giây.
- Đường kính: 12.760 km
- Quỹ đạo: 365,24 ngày
- Ngày: 23 giờ 56 phút
![Trái Đất](https://hoachattrantien.com/wp-content/uploads/2022/09/trai-dat.jpg)
3.4. Sao Hỏa
Đây là hành tinh thứ tư trong hệ Mặt trời. Chúng còn được gọi là Hỏa Tinh hoặc là “Hành tinh Đỏ”. Bởi vì hành tinh do sắt oxit có mặt đắt nhiều trên bề mặt hành tinh làm cho bề mặt nó hiện lên với màu đỏ. Tuy là tên sao hỏa nhưng nó rất lạnh, là hành tinh đất đá và lạnh.
- Đường kính: 6.787 km
- Quỹ đạo: 687 ngày Trái Đất
- Ngày: Khoảng hơn một ngày Trái đất (24 giờ 37 phút)
![Sao Hỏa](https://hoachattrantien.com/wp-content/uploads/2022/09/sao-hoa.jpg)
3.5. Sao Mộc
Đây là hành tinh thứ 5 tính từ Mặt trời. Nó được coi là hành tinh khỉ khổng lồ trong hệ Mặt trời với khối lượng lớn nhất trong hệ Mặt trời. Sao Mộc tên tiếng anh là Jupiter. Một đặc điểm nổi bật khác là Vết đỏ lớn (Great Red Spot), một cơn bão khổng lồ được phát hiện tồn tại ít nhất từ hàng trăm năm trước.
- Đường kính: 139.822 km
- Quỹ đạo: 11,9 năm Trái Đất
- Ngày: 9.8 giờ Trái Đất
![Sao Mộc](https://hoachattrantien.com/wp-content/uploads/2022/09/sao-moc.jpg)
3.6. Sao Thổ
Sao Thổ được biết là hành tinh thứ 6 tính theo khoảng cách trung bình từ Mặt trời, được biết nhiều nhất là vành đai của nó. Đây được coi là hành tinh lớn thứ 2 về kích thước lẫn khối lượng chỉ sau Mộc tinh. Bởi vì hành tinh này chứa nhiều khí hidro và Heli, ngoài ra còn có nhiều mặt trăng.
- Đường kính: 120.500 km
- Quỹ đạo: 29,5 năm Trái Đất
- Ngày: Khoảng 10,5 giờ Trái Đất
![Sao Thổ](https://hoachattrantien.com/wp-content/uploads/2022/09/sao-tho.jpg)
3.7. Sao Thiên Vương
Sao thiên vương là hành tinh thứ 7 trong Hệ Mặt trời. Đây là hành tinh với lượng khí khổng lồ và duy nhất có đường xích đạo vuông góc với quỹ đạo của nó và gần như song song với mặt phẳng quỹ đạo của hành tinh. Màu sắc của sao Thiên Vương phản ánh sự có mặt của bụi mờ quang hóa hidrocabon trên cao, nằm phía các đám mây metan, và khiến sao này có màu lục lam. Khí quyển của sao này cũng chứa thành phần cơ bản như khí hidro và khí heli. Bên cạnh đó, nó còn chứa thêm các hợp chất dễ bay hơi như nước, amoiac, metan cùng với hidrocabon.
- Đường kính: 51.120 km
- Quỹ đạo: 84 năm Trái Đất
- Ngày: 18 giờ Trái Đất
![Sao Thiên Vương](https://hoachattrantien.com/wp-content/uploads/2022/09/sao-thien-vuong.jpg)
3.8. Sao Hải Vương
Hải Vương là hành tinh thứ 8 xa nhất tính từ Mặt trời. Hành tinh này ở xa gấp Trái đất 30 lần tính từ mặt trời và rất lạnh. Và cũng là nơi có gió mạnh nhất, đôi khi còn nhanh hơn tốc độ âm thanh đạt tới 1.500mph.
- Đường kính: 49.530 km
- Quỹ đạo: 165 năm Trái Đất
- Ngày: 19 giờ Trái Đất
Đến đây, bài viết cũng đã trả lời câu hỏi hệ mặt trời có bao nhiêu hành tinh. Cũng như cung cấp thêm một số thông tin và tính chất riêng của từng hành tinh. Hy vọng bài viết mang nhiều thông tin hữu ích đến các bạn.
![Sao Hải Vương - hệ mặt trời có bao nhiêu hành tinh](https://hoachattrantien.com/wp-content/uploads/2022/09/sao-hai-vuong.jpg)
XEM THÊM THÔNG TIN LIÊN QUAN
PAC LÀ GÌ ? CÓ TÁC DỤNG GÌ TRONG XỬ LÝ NƯỚC THẢI ?