AXIT NITRIC HNO3 VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT

Acid Nitric HNO3 là gì ? Axit Nitric có độc không ? là những câu hỏi mà người tiêu dùng quan tâm khá nhiều trong thời gian gần đây. Sở dĩ hóa chất này được nhiều người để ý đến vì có nhiều điều thú vị về nó. Hãy cùng chúng tôi khám phá Acid Nitric qua bài viết dưới đây các bạn nhé !

1. Acid Nitric Là Gì ? 

Axit Nitric hay Nitric Acid có công thức hóa học được viết là HNO3. Hóa chất này còn được gọi là dung dịch Nitrat Hidro, đôi khi hay còn được gọi là Axit Nitric khan. Axit này được hình thành ở trong tự nhiên chủ yếu từ những cơn mưa do sấm và sét tạo thành. Axit nitric tinh khiết là chất lỏng không màu, bốc khói mạnh trong không khí ẩm và là một chất axit độc và ăn mòn và dễ gây cháy.

2. Cấu Tạo Phân Tử Acid Nitric Là Gì ?

axit nitric là gì
Cấu Tạo Phân Tử Axit Nitric

3. Tính ChấT Vật Lý Và Hóa Học Đặc Trưng Của Acid Nitric Là Gì ?

3.1 Tính chất vật lý

Đặc tính vật lý của HNO3:

  • Về lý tính Axit Nitric là một chất lỏng không màu, tan dễ trong nước. Đôi khi HNO3 cũng tồn tại ở dạng khí, không màu. Trong tự nhiên, Axit Nitric có màu vàng nhạt do sự tích tụ của Oxit Nito.
  • Riêng đối với Axit Nitric tinh khiết có tỷ trọng rơi vào khoảng 1522kg/m3. Khi để hóa chất này ngoài không khí, nếu Axit Nitric có nồng độ 86% quan sát kỹ sẽ thấy khói trắng bốc lên. Nhiệt độ đông đặc là -42 °C và nhiệt độ sôi là 83 °C.
  • Khi ở nhiệt độ thường dưới tác dụng của ánh sáng, HNO3 bị phân hủy tạo thành NO2 khi ở nhiệt độ thường.
  • Còn khi nhiệt độ cao, Nito Dioxit bị hòa tan bởi Axit Nitric thành dung dịch có màu đỏ hoặc vàng. Điều này làm ảnh hưởng không nhỏ đến các đặc trưng vật lý. Phụ thuộc vào nồng độ NO2 , đặc biệt là áp suất hơi trên chất lỏng, nhiệt độ sôi, màu sắc dung dịch.

3.2 Tính chất hóa học

Về mặt hóa học:

  • HNO3 mang tính chất của một axit nên nó có khả năng làm quỳ tím hóa đỏ
  • Axit Nitric tác dụng với hầu hết các kim loại trừ 2 nguyên tố Au và Pt. Sản phẩm tạo thành là muối nitrat và nước.
  • Axit nitric có khả năng phá hủy nhiều hợp chất hữu cơ khi tác dụng với chúng. Điều này sẽ rất nguy hiểm nếu để axit này tiếp xúc với cơ thể người.
  • Khi Axit Nitric tác dụng với bazo, oxit bazo, muối cacbonat sản phẩm tạo thành sẽ là các muối nitrat
  • Nhôm, sắt, crom thụ động khi tác dụng với Axit Nitric đặc nguội, do lớp oxit kim loại được tạo ra bảo vệ chúng không bị oxy hóa tiếp.
Tính Chất Hóa Học Của Axit Nitric

4. Điều Chế Axit Nitric

4.1 Điều chế Axit Nitric từ phòng thí nghiệm

Cho muối Natri Nitrat tinh thể tác dụng với H2SO4 đặc, chưng cất hỗn hợp này tại nhiệt độ 83 độ C cho đến khi còn lại chất kết tinh màu trắng. Phương pháp này chỉ tạo ra một lượng nhỏ axit.
H2SO4 đặc + NaNO3 (tinh thể) → HNO3 + NaHSO4

Axit Nitric bốc khói đỏ thu được có thể chuyển thành Axit Nitric màu trắng. Khi thực hiện thí nghiệm , các dụng cụ phải làm từ thủy tinh, đặc biệt là bình cổ cong nguyên khối do Axit Nitric khan.

axit nitric là gì
Điều Chế HNO3 Trong Phòng Thí Nghiệm

4.2 Điều chế Axit Nitric trong công nghiệp

Axit Nitric loãng có thể cô đặc đến 68% axit với một hỗn hợp azeotropic với 32% nước. Để thu axit có nồng độ cao hơn, người ta tiến hành chưng cất với Axit Sunfuric. H2SO4 có vai trò là chất khử sẽ hấp thụ lại nước.

Do đó dung dịch Axit Nitric công nghiệp thường có nồng độ 52% và 68%. Phương pháp sản xuất Axit Nitric được thực hiện bằng công nghệ Ostwald do Wilhelm Ostwald phát minh.

5. Các Ứng Dụng Của Acid Nitric Là Gì ?

Dưới đây là những ứng dụng của HNO3:

  • Điều chế thuốc nổ: Acid nitric được sử dụng khá nhiều trong điều chế thuốc nổ. Như nitroglycerin hay các RDX.
  • Sử dụng trong sản xuất phân bón. HNO3 được sử dụng chủ yếu để sản xuất phân đạm, các muối nitrate ngành phân bón như KNO3, Ca(NO3)2,…
  • Sử dụng trong điều chế các muối nitrat trong phòng thí nghiệm cũng như trong cuộc sống
  • Ứng dụng phổ biến trong ngành xi mạ, luyện kim vì phản ứng hầu hết với các kim loại trong các hợp chất hữu cơ, đặc biệt là khi kết hợp với axit clohidric tạo thành dung dịch được gọi là nước cường toan, có thể hòa tan được cả vàng và bạch kim. Hóa chất Acid nitric được sử dụng trong các ngành công nghiệp này chủ yếu có nồng độ 68%
  • Được sử dụng trong nhà máy để tẩy rửa các đường ống, tẩy rửa bề mặt kim loại
  • Ứng dụng để chế tạo thuốc nhuộm vải, len, sợi,…
  • Sử dụng trong xỷ lý nước để loại bỏ một số tạp chất, cân bằng lại độ tiêu chuẩn của nước.
  • Sử dụng chủ yếu trong các phòng thí nghiệm để điều chế. Ngoài ra còn sử dụng làm chất xúc tác, làm thuốc thử để phân biệt nhiều chất hóa học.
  • Được dùng làm chất khử màu và để phân biệt một số chất.
  • Dùng để điều chế, khử và sản xuất ra các hóa chất khác.
Ứng Dụng Của Acid Nitric Làm Phân Bón

Nếu cần mua HNO3 bạn có thể tham khảo thêm tại Axit Nitric – HNO3

6. Axit Nitric Có Nguy Hiểm Không ?

Do Axit Nitric là một chất oxy hóa mạnh nên khi phản ứng với các hợp chất như carbide, cyanide và bột kim loại thì nó có thể gây nổ. Axit Nitric cũng phản ứng rất mãnh liệt với nhiều hợp chất vô cơ như turpentine và tự bốc cháy.

Nếu để HNO3 đặc dính vào da thì vùng da đó sẽ chuyển sang màu vàng do phản ứng với protein keratin. Khi được trung hòa thì vết màu vàng này sẽ chuyển sang màu cam.

Đặc việt HNO3 phản ứng mạnh với các kim loại và sinh ra khí hidro dễ gây cháy trong không khí.

7. Xử Lý Khi Sự Cố Liên Quan Đến Axit Nitric

Một số cách xử lý khi gặp sự cố về HNO3:

  • Nếu hít phải hơi axit biện pháp xử lý cấp bách là đưa nạn nhân đến nơi thông thoáng. Và ngay lật tức can thiệp biện pháp y tế cần thiết.
    Nếu Axit bắn vào da thì phải cởi bỏ ngay phần quần áo bị dính axit. Đồng thời rửa vùng da bị bắn axit với nước sạch ít nhất 15 phút.
    Trường hợp đặc biệt nguy hiểm là bị Axit bắn vào mắt thì ngay lập tức rửa mắt nhiều lần bằng nước sạch.
    Nếu lỡ nuốt phải thì nhanh chóng súc miệng thật sạch nhiều lần với dung dịch nước hoặc sữa. Tuyệt đối không cho bất kỳ vật gì vào miệng nạn nhân nếu không được sự cho phép của bác sĩ.
Xử Lý Khi Sự Cố Liên Quan Đến Axit Nitric

8. Bảo Quản Axit Nitric

Những lưu ý khi bảo quản HNO3:

  • Bảo quản Axit Nitric trong khu vực an toàn, nhất là tránh xa các vật liệu không tương thích như các hợp chất hữu cơ, rượu, hơi ẩm hoặc kim loại.
  • Chứa Axit Nitric trong các chai, lọ tối màu, tránh ánh sáng và khu vực cất giữ phải đảm bảo nhiệt độ thấp hơn 0 độ C.
  • Nền nhà kho phải được gia công bằng vật liệu chống được axit.
  • Kho bảo quản phải đảm bảo thông thoáng, tránh xa các nguồn phát nhiệt và ánh nắng mặt trời.
  • Thùng chứa axit phải được đậy kín nắp và vật liệu làm thùng phải là chất liệu nhựa thay vì kim loại vì HNO3 không tác dụng với chất liệu này.

 
XEM THÊM THÔNG TIN LIÊN QUAN

Đánh giá post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *