Xyanua Và Những Sự Thật Thú Vị

Xyanua là hóa chất cực độc, thậm chí nó còn được liệt vào danh sách chất độc nhất trong các chất độc. Chất này rất dễ bắt gặp trong tự nhiên. Chất độc này có thể gây chết người chỉ với một lượng rất nhỏ. Điều lo ngại nhất chính là, chúng lại tồn tại xung quang chúng ta từ trong thức ăn cho đến một số loại trái cây. Bài viết này sẽ là những kiến thức giúp các bạn tránh ngộ độc và xử lý trước tình huống hấp thụ phải xyanua. Hãy cùng xem qua nội dung bài viết dưới đây nhé !

1. Xyanua Là Gì ?

Xyanua là một hóa chất thường tham gia với các hóa chất khác để tạo ra các hợp chất. Nó có thể là một chất lỏng, một chất khí không màu, hoặc một dạng tinh thể. Hầu hết các hợp chất xyanua đều là chất độc gây chết người.

Tuy vậy, nếu được sử dụng đúng cách, nó sẽ được sử dụng để sản xuất giấy, hàng dệt, chất dẻo và thuốc trừ sâu. Hợp chất cũng được sử dụng để chiết xuất vàng và bạc từ quặng. Xyanua Hydro được sử dụng để hun trùng và là một tác nhân chiến tranh hóa học. Khi đó, nó thường là một chất khí không màu, có thể có mùi hạnh nhân nhẹ.

Xyanua thường có trong khói thuốc lá và khói xe. Một số vi khuẩn, nấm và tảo cũng có thể giải phóng nó. Một số loại thực vật chúng ta ăn cũng có chứa chất này. Tuy nhiên hàm lượng rất thấp. Chẳng hạn như hạnh nhân, đậu nành, rau bina, măng và củ sắn.

Xyanua Giới Thiệu
Xyanua Là Chất Độc Chết Người

2. Nguồn Gốc

Chất độc này được hình thành:

  • Từ quá trình công nghiệp: Nguồn thải chính của xyanua vào trong nước là nguồn thải từ quá trình khai thác mỏ, công nghiệp hoá chất hữu cơ. Đặc biệt trong công nghiệp luyện thép, nó là độc chất chính gây ô nhiễm.
  • Từ các nguồn khác: Xuất phát từ xe cộ, ngành công nghiệp hoá học, chất đốt từ những nhà dân trong thành phố và thuốc trừ sâu. Cyanide có trong những bãi chôn lấp có thể làm nhiễm bẩn nguồn nước ngầm.
  • Ngoài ra, nó cũng được tìm thấy trong môi trường tự nhiên.
Xyanua Nguồn Gốc
Nguồn Gốc Bắt Nguồn Từ Công Nghiệp Hoặc Tự Nhiên

3. Điều Chế

Chúng ta có thể điều chế chất này theo phương trình dưới đây.

N2 + CH4 → HCN + NH3 → NH4CN + KOH → KCN + NH3 + H2O

4C + K2CO3 + N2 → 3CO + 2KCN

H2O + K3[Fe(CN)6] → KCN + K2[Fe(H2O)(CN)5]

4. Làm Thế Nào Khi Bị Ngộ Độc Xyanua ?

Có 3 giai đoạn khi bị ngộ độc xyanua:

  • Giai đoạn 1: Giai đoạn kích động, người bị nhiễm độc có dấu hiệu lo lắng, kích động, thở gấp và lú lẫn.
  • Giai đoạn 2: Cơ thể sẽ bắt đầu có dấu hiệu khó thở, co giật, tụt huyết áp và bị giảm lưu thông khí.
  • Giai đoạn 3: Giai đoạn cuối, cơ thể giảm tương lực cơ, mất phản xả, trụy tim mạch, hạ oxy trong máu và dẫn đến tử vong.

Khi bị ngộ độc, đầu tiên cần phải chú ý và hết sức quan trọng đó là phần sơ cứu. Cần sơ cứu nạn nhân bằng cách cho thở bằng khí oxy. Sau đó cho người ngộ độc ăn đường. Vì đường glucozơ có khả năng làm chậm lại đáng kể quá trình gây độc của xyanua kali. Đồng thời bảo vệ các tế bào bằng cách tạo liên kết hóa học với xyanua kali.

Cuối cùng là đưa nạn nhân tới bệnh viện càng sớm càng tốt.

Xyanua Ngộ Độc
Ngộ Độc Gây Nên Tình Trạng Khó Thở

5. Những Sự Thật Về Xyanua Có Thể Bạn Chưa Biết

  • Nó là một trong những chất độc độc nhất trên trái đất
Chỉ cần khoảng 50 – 200mg xâm nhập qua đường miệng cũng đủ gây tử vong một người khỏe mạnh.
  • Là hóa chất phổ biến nhất trên thế giới
Nó có thể tồn tại dưới nhiều hình thức: rắn, lỏng, khí. Xuất hiện ở khắp mọi nơi trong thực phẩm, cây trồng, thậm chí trong thuốc lá hay khói từ nhựa cháy.
  • Không màu nhưng có vị đắng như quả hạnh nhân

Thế nhưng chỉ có 40% dân số thế giới có khả năng ngửi được mùi này.

  • Chỉ cần hít khoảng 0,2% khí độc cũng khiến bạn tử vong trong vòng 1 phút
Do có khả năng cản trở việc sử dụng oxy của cơ thể người nên chỉ với lượng nhỏ cũng khiến não, tim bị rối loạn và kết cục gây tử vong.
  • Chất độc đã giết chết chính cha đẻ của nó
Hóa chất này được tìm ra lần đầu tiên năm 1782. Nó cũng chính là nguyên nhân gây ra cái chết nhà hóa học nổi tiếng Karl Scheele – người đã tìm ra nó.
Xyanua Sự Thật
Chất Độc Có Vị Đắng Nhu Quả Hạnh Nhân
Bài viết vừa rồi là những thông tin liên quan đến xyanua. Hy vọng qua đó, các bạn đã có thêm những kiến thức bổ ích về chất độc này cũng như cách xử lý trong tình huống ngộ độc. Hãy cùng chia sẻ bài viết đến những người bạn của mình để cùng nhau học hỏi những điều hữu ích thú vịn này các bạn nhé !
Đánh giá post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *