Thuốc Tím Bôi Thủy Đậu là phương pháp được sử dụng phổ biến nhất hiện nay. Mặc dù, thực tế trên thị trường đang rộng rãi nhiều loại thuốc trị thủy đậu. Tuy nhiên, mọi người vẫn ưa thích sử dụng thuốc tím, thuốc xanh với tác dụng giảm ngứa và tránh bội nhiễm da. Vậy thuốc tím hỗ trợ thủy đậu ra sao, có tác dụng gì ? Ưu và nhược điểm là gì ? Xin mời các bạn cùng theo dõi tiếp bài viết sau để tìm hiểu tất tần tật thông tin về thuốc tím bôi thủy đậu. Hy vọng bài viết sẽ mang thông tin hữu ích đến các bạn.
1. Bệnh Thủy Đậu Là Gì ?
Bệnh thủy đậu là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus thủy đậu gây ra – có tên Varicella Zoster. Đây là một trong 8 virus herpes đơn dạng được biết ảnh hưởng đến sức khỏe con người.
Con đường lây lan qua người khác của bệnh này từ nhiều đường khác nhau như hô hấp, tiếp xúc gần,.. Các bạn chú ý đây là một trong những bệnh dễ lây nhất và có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi. Có thể lây qua bọng nước bị vỡ hoặc từ các vùng da bị tổn thương của người bệnh. Lưu ý, với những bà mẹ mang thai mắc thủy đậu sẽ gây nguy hiểm cho thai nhi, có thể sảy thai hoặc để lại dị tật. Người bệnh nếu được phát hiện và xử lý kịp thời, thì sẽ không để lại bất kì biến chứng nguy hiểm đáng kể nào.
2. Những Triệu Chứng Khi Bị Thủy Đậu
Khi bị thủy đậu, cơ thể sẽ có những biểu hiện sau:
- Đầu tiên, sẽ có dấu hiệu sốt, cảm giác mệt mỏi, nhức đầu, biếng ăn.
- Đau bụng kéo dài một hoặc hai ngày.
- Bắt đầu xuất hiện các nốt hình hạt đậu nhỏ, ửng đỏ và rất ngứa. Sau đó, các nốt này lây lan khắp toàn thân và có thể lan đến vùng kín, gần niêm mạc…
- Vết nốt đỏ căng phồng lên như như nốt phỏng. Bên trong có chứa chất dịch màu trắng trong chuyển thành màu đục sau 24 giờ.
- Các nốt thủy đậu chuyển sang giai đoạn đóng vảy.
- Nếu được điều trị đúng cách, các nốt thủy đậu biến mất để lại trên da những đốm sậm màu trông như ghẻ. Sử dụng thuốc bôi mờ sẹo sẽ nhạt dần theo thời gian hoặc sẹo lõm khuyết da.(khi có bội nhiễm).
3. Tác Dụng Của Thuốc Tím Bôi Thủy Đậu
Ngày nay, trên thị trường ở các tiệm thuốc tây có rất nhiều loại thuốc tuýp để điều trị bệnh thủy đậu. Điển hình như một số loại thuốc: Kem bôi thủy đậu Acyclovir, Castellani,… Và cách điều trị dùng thuốc tím pha loãng với các công dụng cụ thể như:
- Bôi ngoài da, bôi vết nốt đỏ để sát khuẩn, điều trị nhiễm virus ngoài da hay nhiễm virus do các bệnh sởi, zona, eczema, mụn trứng cá, viêm da, nấm tay chân,…
- Điều trị nhiễm trùng do Herpes simplex
- Điều trị nhiễm khuẩn ngoài da do tụ cầu, liên cầu: viêm da mủ, chốc lở,…
- Sát khuẩn đường niệu sinh dục.
- Đóng vai trò làm thuốc nhuộm mô trong một số phương pháp chẩn đoán nhuộm soi vi khuẩn, nấm,…
4. Cách Sử Dụng Thuốc Tím Bôi Thủy Đậu
Thông thường, người bệnh sẽ bôi trực tiếp thuốc tím hoặc thuốc xanh vào các nốt thủy đậu. Tuy nhiên, không nên bôi xanh methylen hay thuốc tím vào các nốt phỏng chưa vỡ. Chỉ nên bôi vào các nốt thủy đậu đã vỡ. Bởi vì việc chấm trực tiếp thuốc vào nốt vỡ làm se nốt và ngừa bội nhiễm vi khuẩn, sát trùng để nốt phỏng nước khô nhanh.
Trong quá trình bệnh sẽ có thể có nhiều loại nốt ban mới mọc, nốt đã xuất hiện phỏng nước hoặc có nốt ban đã vỡ. Sau khi nốt đã vỡ, hãy bôi thuốc kết hợp với việc giữ vệ sinh, không cào gãi,… Giữ vết nốt sạch sẽ, tránh bị nhiễm trùng thì nốt thủy đậu sẽ tự khỏi và không để lại sẹo. Đối với trẻ em khi bị bệnh, hãy cắt tỉa móng tay để tránh việc trẻ làm tổn thương vùng da có nốt thủy đậu.
5. Ưu Và Nhược Điểm Khi Dùng Thuốc Tím Bôi Thủy Đậu
5.1. Ưu điểm
Điều trị bằng thuốc tím có những ưu điểm sau:
- Thuốc tím có khả năng sát khuẩn, ngăn ngừa bội nhiễm trên da hiệu quả.
- An toàn, lành tính và hầu như không kích ứng da.
- Cách sử dụng đơn giản, dễ áp dụng. Phù hợp cho cả trẻ em lẫn người già.
- Giá thành rẻ. Dễ tìm mua tại tất cả các nhà thuốc, siêu thị…
5.2. Nhược điểm
Bên cạnh những ưu điểm thì cũng có những hạn chế khi sử dụng thuốc tím:
- Thực tế, thuốc tím và thuốc xanh methylen khả năng kháng khuẩn yếu. Và hiệu quả chậm, mất nhiều thời gian để điều trị bệnh.
- Thuốc sẽ để lại màu các chấm xanh, tím trên da gây mất thẩm mỹ. Để tẩy các màu này sau khi lành vết thương, hãy dùng bông y tế, bông tẩy trang thấm một ít nước ấm rồi lau nhẹ lên da. Nhưng cũng cần thực hiệu thường xuyên và nhiều lần thì màu mới mờ dần.
- Khi bôi thuốc cần chú ý màu có thể dính lên quần áo tạo thành những vết bẩn khó giặt.
- Tuy an toàn nhưng thuốc tím hay thuốc xanh vẫn có thể kích ứng đối với da nhạy cảm. Có thể gây kích ứng nhẹ trên da: ngứa, rát, nổi mẩn đỏ… Tuy nhiên, tỷ lệ kích ứng với dung dịch xanh methylen 1% rất thấp, hầu như không xảy ra. Nhưng vẫn cần tìm hiểu kỹ cũng như hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng nếu da của bạn quá nhạy cảm hay có tiền sử kích ứng với các thành phần nào của thuốc.
- Các trường hợp mụn nước mọc trên niêm mạc miệng không thể sử dụng. Chỉ sử dụng thuốc xanh hay thuốc tím bôi ngoài da.
Trên đây là những thông tin khá đầy đủ cho những bạn đang muốn sử dụng thuốc tím bôi thủy đậu. Hy vọng bài viết này sẽ giúp ích cho các bạn ! Đừng quên chia sẻ đến những người bạn của mình để cùng nhau học hỏi nhiều điều bổ ích.
XEM THÊM THÔNG TIN LIÊN QUAN