KOH là gì ? KOH là tên viết tắt của Potassium Hydroxide – một chất có tính kiềm mạnh, được sử dụng rộng rãi trong đời sống hằng ngày. Hợp chất có tính ăn mòn cao, được ứng dụng phổ biến trong nhiều lĩnh vực. Đặc biệt là trong ngành công nghiệp sản xuất phân bón, hóa mỹ phẩm. Nó là thành phần không thể thiếu trong đa số các loại mỹ phẩm đang được sử dụng hiện nay với tác dụng chính là giúp cân bằng độ PH. Vậy KOH là gì, tính chất lý hóa đặc trưng của nó ra sao và những ứng dụng quan trọng trong thực tiễn như thế nào ? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp tất cả những thắc mắc về hợp chất học này !
1. Hóa Chất KOH Là Gì ?
Trong mỹ phẩm và các sản phẩm chăm sóc cá nhân, chúng ta thường bắt gặp một chất có tên Potassium Hydroxide. Được viết tắt là KOH. Đây là một thành phần có tính kiềm cao, chỉ với một lượng nhỏ đã có thể xây dựng và duy trì độ pH của sản phẩm.
Potassium Hydroxide là một hợp chất vô cơ. Hợp chất này có thể được tìm thấy ở dạng tinh khiết bằng phản ứng của Natri Hydroxit với Kali không tinh khiết. Potassium hHydroxide thường được sử dụng thay thế Natri Hydroxit trong nhiều ứng dụng. Tuy nhiên, Natri Hydroxit được ưa chuộng hơn vì chi phí thấp hơn.
Potassium Hydroxide là một chất có tính kiềm mạnh. Nó tồn tại ở dạng tinh thể kết tinh có màu trắng, mùi đặc trưng, có tính hút ẩm, tan hoàn toàn trong nước. Khi tan trong nước tỏa ra nhiều nhiệt lượng.
Potassium Hydroxide được ứng dụng nhiều trong cuộc sống hằng ngày như trong việc sản xuất phân bón chứa kali, nguyên liệu chính trong việc sản xuất dầu diesel sinh học, dung dịch làm thuốc nhuộm vải và sợi len; xử lý da động vật;…Đặc biệt, được dùng trong ngành mỹ phẩm với công dụng chủ yếu là làm trương chất carbomer và trung hòa độ pH.
2. Đặc Trưng Tính Chất Của KOH Là Gì ?
2.1. Tính chất vật lý
Kali Hydroxit là một bazo mạnh, dễ dàng tác dụng với nước và cacbonic trong không khí để tạo thành Kali Cacbonat. Ở dạng dung dịch, nó có khả năng ăn mòn thủy tinh, vải, giấy, da,…Ở dạng chất rắn nóng chảy, nó ăn mòn được sứ, platin… Dưới đây là một số tính chất vật lý tiêu biểu:
- Trạng thái vật lý: Chất rắn.
- Màu sắc: Màu trắng.
- Mùi: Không mùi.
- Nhiệt độ sôi: 1.327oC (1.6000 K; 2.421oF).
- Nhiệt độ nóng chảy: 406oC (679 K; 763oF).
- Độ hòa tan trong nước: 97 g/ml (0oC), 121 g/ml (25oC), 178 g/ml (100oC).
- Khả năng hòa tan chất khác: Hòa tan trong alcohol, glycerol. Không tan trong ether, amoniac lỏng.
- Khối lượng riêng: 2.044 g/cm3
- Độ pH: 13.
2.2. Tính chất hóa học
KOH là một bazo mạnh có khả năng làm thay đổi màu sắc các chất chỉ thị. Làm quỳ tím chuyển sang màu xanh, dung dịch phenolphtalein thành màu hồng.
Ở điều kiện nhiệt độ phòng, KOH tác dụng với oxit axit như SO2, CO2:
KOH + SO2 → K2SO3 + H2O
KOH + SO2 → KHSO3
Tác dụng với axit tạo thành muối và nước:
KOH(dd) + HCl(dd) → KCl(dd) + H2O
Tác dụng với các axit hữu cơ để tạo thành muối và thủy phân este, peptit:
RCOOR1 + KOH → RCOOK + R1OH
Tác dụng với kim loại mạnh tạo thành bazo mới và kim loại mới:
KOH + Na → NaOH + K
Tác dụng với muối để tạo thành muối mới và axit mới:
2KOH + CuCl2 → 2KCl + Cu(OH)2↓
KOH là một bazo mạnh, trong nước phân ly hoàn toàn thành ion Na+ và OH–
Phản ứng với một số oxit kim loại mà oxit, hidroxit của chúng lưỡng tính như nhôm, kẽm,…
2KOH + 2Al + 2H2O → 2KAlO2 + 3H2↑
2KOH + Zn → K2ZnO2 + H2↑
Phản ứng với một số hợp chất lưỡng tính:
KOH + Al(OH)3 → KAlO2 + 2H2O
2KOH + Al2O3 → 2KAlO2 + H2O
3. Ứng Dụng
3.1. Trong công nghiệp
Ứng dụng của KOH là gì trong công nghiệp ?
- Là thành phần trong sản xuất phân bón chứa Kali phục vụ cho sản xuất nông nghiệp.
- Là dung dịch phục vụ cho ngành công nghiệp nhuộm vải, sợi,…
- Trong ngành công nghiệp luyện kim, chất này sử dụng trong quá trình tẩy rỉ sét và xử lý bề mặt của các kim loại và hợp kim không có khả năng ăn mòn.
- Là nguyên liệu chính để sản xuất những hợp chất có chứa Kali như K2CO3,…trong sản xuất công nghiệp.
- Là một trong những nguyên liệu cần phải có để sản xuất dầu Diesel sinh học.
- Là chất được sử dụng để xử lý các loại da động vật, phục vụ cho ngành công nghiệp thuộc da.
- Potassium Hydroxide còn được sử dụng trong những nhà máy lọc dầu để loại bỏ các hợp chất có chứa lưu huỳnh và một số chất không cần thiết khác.
3.2. Trong mỹ phẩm
Ứng dụng đặc trưng của Potassium Hydroxide chính là dùng trong sản xuất các loại mỹ phẩm. Nó được xem là một trong những thành phần không thể thiếu trong rất nhiều loại mỹ phẩm ngày nay. Hóa chất này giúp làm trương nở carbomer và trung hòa độ pH. Nó không làm ảnh hưởng hay làm biến đổi các thành phần khác. Không làm tăng khối lượng sản phẩm lên quá nhiều. Giúp tạo bọt, cân bằng độ pH, hút nước cho mỹ phẩm.
Potassium Hydroxide được tìm thấy trong 90% sản phẩm chăm sóc và vệ sinh cá nhân. Nó được dùng để chế tạo hoạt chất tẩy rửa và tạo bọt trong sữa tắm, dầu gội, kem tẩy lông. Ngoài ra, nó còn có những vai trò nhất định trong phòng thí nghiệm giúp phản ứng điều chế các chất cần thiết.
4. Những Điều Cần Lưu Ý Khi Sử Dụng KOH Là Gì ?
Potassium Hydroxide là chất oxy hóa mạnh. Do đó, nó có thể gây ăn mòn da khi tiếp xúc trực tiếp, làm cho da bị dị ứng. Bên cạnh đó, tránh để Potassium Hydroxide dính vào mắt sẽ dễ gây tổn thương lớp niêm mạc, gây sưng đau, đỏ mắt. Ngoài ra, nếu hít phải một lượng ít Potassium Hydroxide sẽ gây dị ứng nhẹ, hắt hơi, sổ mũi,…Nếu nuốt phải Potassium Hydroxide sẽ gây bỏng vùng họng, miệng, dạ dày vì đây là chất có thể tỏa nhiệt khi tan.
Khi sử dụng Potassium Hydroxide bạn cần lưu ý những điều sau:
-
Tránh để hóa chất tiếp xúc trực tiếp với vùng da và mắt, tránh hít phải liều lượng lớn, không được nuốt.
-
Mặc đồ bảo hộ theo đúng quy định khi tiếp xúc, sử dụng Potassium Hydroxide.
-
Bảo quản trong lọ kín, khô ráo, ở nhiệt độ bình thường, tránh ánh sáng trực tiếp từ mặt trời.
Trên đây là những thông tin về KOH là gì chúng tôi vừa cung cấp cho bạn. Hy vọng thông qua bài viết bạn đã biết được khái niệm cũng như ứng dụng của chúng để sử dụng một cách hiệu quả. Đừng quên theo dõi những bài viết khác của chúng tôi để cùng nhau học hỏi thêm nhiều điều thú vị các bạn nhé !