Hóa Chất Nông Nghiệp Là Gì là câu hỏi mà nhiều người tiêu dùng quan tâm. Vậy đó là những loại hóa chất nào sẽ được đề cập đến trong nội dung bài viết sau.
1. Hóa Chất Nông Nghiệp Là Gì ?
Khi nhắc đến Hóa Chất Nông Nghiệp là người ta muốn nói đến các loại hóa chất được dùng để ngăn chặn sâu bệnh. Và thúc đẩy tăng trưởng trong nông nghiệp bao gồm thuốc trừ sâu, thuốc trừ cỏ, thuốc trừ nấm và cả phân bón…
Việc sử dụng hóa chất nông nghiệp là vô cùng thiết yếu đối với việc trồng trọt. Tuy nhiên, cần có sự cân nhắc và lựa chọn một số hóa chất. Vì chúng có khả năng gây ra thiệt hại đáng kể cho môi trường . và sinh thái ảnh hưởng đến sức khỏe người nông dân và người tiêu dùng.
Nếu có nhu cầu mua hóa chất công nghiệp bạn có thể tham khảo tại Hóa Chất Công Nghiệp – Nông Nghiệp – Xi Mạ
2. Lịch Sử Hình Thành Hóa Chất Nông Nghiệp
Nước tiên phòng trong lịch sử hình thành ngành hóa chất nông nghiệp phải đề cập đến trước tiên là Nhật Bản. Người nông dân Nhật thời xa xưa thường có thói quen cầm bó đuốc để đi dạo quanh những cánh đồng lúa nước. Cùng với những vật dụng tạo ra tiếng động như trống, chuông nhằm mục đích xua đuổi những loài phá hoại cây lúa như rệp gạo…
Thời gian sau đó nhiều phương pháp mới ít mất công sức hơn được phát minh vào thời đại Edo. Đó là dùng dầu cá voi, loại dầu này được phun xịt lên đồng lúc để xua đuổi côn trùng gây hại. Tiếp theo là họ triển khải các sản phẩm thuốc trừ sâu có nguồn gốc tự nhiên vào trước Thế chiến thứ II. Có thành phần tương tự như trong thuốc diệt muỗi và từ thuốc lá. Tuy nhiên chủ yếu vẫn còn dùng nhiều sức lao động, tốn nhiều nhân lực, vẫn lệ thuộc nhiều vào thủ công, làm bằng tay. Do đó người Nhật đã nhanh chóng tiến hành phát triển thuốc diệt cỏ sau Chiến Tranh Thế Giới Thứ 2.
Những tiến bộ vượt bậc cùng những phát minh sau chiến tranh dẫn đến sự ra đời của các hóa chất nông nghiệp. Nó giúp mang lại hiệu quả cao cho cây trồng trong sản xuất nông nghiệp. Đồng thời nó giúp tiết kiệm thời gian một cách đáng kể. Bằng những kết quả kể trên nó đã chứng minh rằng thuốc diệt cỏ làm cho công việc sản xuất nông nghiệp trở nên đơn giản.
Nhưng bên cạnh những lợi ích mà nó mang lại thì hóa chất nông nghiệp này rất độc hại đối với con người. Thậm chí một số loại còn gây ra rủi ro trong quá trình sử dụng. Một số có nhiều dư lượng trong cây trồng và một số còn lại để lại dư lượng rất cao trong đất. Chính vì vậy nó nhanh chóng trở thành một mối lo ngại hàng đầu của xã hội trong những năm 1960.
3. Phân Loại Hóa Chất Nông Nghiệp
Căn cứ vào mục đích sử dụng và đặc tính ứng dụng mà người ta phân loại hóa chất nông nghiệp như sau:
- Thuốc trừ sâu nhằm tiêu diệt côn trùng gây hại cho cây trồng trên đồng ruộng.
- Fungicides mục đích kiểm soát các bệnh gây thiệt hại cây trồng.
- Thuốc diệt côn trùng kiểm soát sâu bệnh gây hại có hại cho cây trồng.
- Mục đích nhằm hạn chế cỏ dại, kiểm soát cỏ dại
- Rodenticides để kiểm soát chuột và các loài gặm nhấm khác
- Spreaders được trộn với các hóa chất nông nghiệp . khác để đảm bảo sự an toàn của các hóa chất này.
4. Tác Động Môi Trường Của Việc Sử Dụng Hóa Chất Nông Nghiệp
Bên cạnh việc làm tăng sản lượng cây trồng và vật nuôi. Thì chúng cũng có thể gây hại cho môi trường cần được quan tâm kịp thời.
Việc lạm dụng phân bón khiến cho nguồn nước ngầm bị ô nhiễm với nitrat. Một hợp chất hóa học ở nồng độ lớn gây độc cho người và động vật. Ngoài ra, phân bón khi chảy vào suối và các vùng nước khác làm tăng sự phát triển của tảo. Dẫn đến cái chết của cá và các động vật thủy sinh khác.
Khi phun thuốc trừ sâu diện rộng bằng máy bay hoặc trực thăng thường sẽ khó kiểm soát. Chúng rơi vãi, phân tác bám trên các loài thực vật và động vật gần đó.
Ngoài ra các loại thuốc trừ sâu mạnh như DDT vẫn bảo lưu trong môi trường trong nhiều năm liền. Làm ảnh hưởng tất cả động vật hoang dã, nước giếng, thực phẩm và thậm chí cả con người.
Dù nhiều loại thuốc trừ sâu mạnh đã bị cấm, các loại thay thết vẫn gây ra thiệt hại nghiêm trọng.
Cuối năm 2000, Chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc . đã có cuộc họp để thống nhất một hiệp ước toàn cầu. Nhằm hạn chế việc sản xuất và sử dụng mười hai chất ô nhiễm hữu cơ dai dẳng (POP). Đặc biệt là những chất được sử dụng làm thuốc trừ sâu. Mười hai hóa chất độc hại được đề cập bao gồm tám loại . thuốc trừ sâu: aldrin, chlordane, DDT, dieldrin, endrin, heptachlor, mirex và toxaphene.
Tất cả 122 quốc gia đã đồng ý hiệp ước, nhưng trước khi nó có hiệu lực. Ít nhất 50 trong số các quốc gia đó cũng phải phê chuẩn.
XEM THÊM THÔNG TIN LIÊN QUAN