Đường Dextrose Là Gì ? Dextrose là một loại đường đơn giản làm từ ngô. Nó tương tự như fructose và hóa học giống hệt với glucose, fructose. Đường dextrose công dụng khá rộng rãi trong lĩnh vực y học và thực phẩm. Nhưng liệu sử dụng đường này có tốt không và có ảnh hưởng đến sức khỏe không. Để giải đáp thắc mắc của các bạn, bài viết sau đây sẽ trình bày đường dextrose là gì, công dụng của đường dextrose và sử dụng có hại nào không. Hy vọng bài viết sẽ mang đến thông tin hữu ích đến các bạn.
1. Đường Dextrose Là Gì ?
Đường Dextrose hay còn gọi lại D-glucose, tồn tại dạng bột, màu trắng, dễ tan trong nước. Nó Nó có vị ngọt dễ chịu và thanh không gắt như đường mía. Về điều chế, đường dextrose được tinh chế từ tinh bột chủ yếu là khoai mì, được lưu trữ dưới dạng tinh bột trong ngô và được tìm thấy trong xi-rô ngô hàm lượng fructose cao. Vì thế, độ ngọt của Dextrose chỉ bằng phân nửa độ ngọt của Saccharose.
Dextrose là một loại đường đơn giản tương tự như fructose và glucose. Các loại đường này thường xuất hiện trong các loại thực phẩm như đường, mật ong và bánh mì. Các loại đường đơn giản dùng để tăng lượng đường trong máu của một người khi nó quá thấp.
2. Công Dụng Của Đường Dextrose Là Gì ?
2.1. Trong y dược
Dextrose là loại đường để cung cấp dịch cho cơ thể khi không uống đủ nước cần thiết hoặc khi cần được bổ sung dịch. Dextrose cũng được kê đơn cho các bệnh nhân bị hạ đường huyết hoặc mắc chứng suy nhược. Nó giúp tăng đường huyết, cung cấp dinh dưỡng nhanh chóng cho người bệnh.
Các bệnh nhân suy nhược hoặc mắc chứng kém ăn có thể bổ sung Dextrose dưới dạng thuốc bổ sung hoặc dùng dưới dạng tiêm tĩnh mạch như một dung dịch vô trùng. Nó còn dùng thay cho glycogen – đây là một loại đường giúp tích trữ năng lượng cho cơ thể. Các người tập thể hình thường thêm viên dextrose hoặc bột vào nước và uống nó sau một buổi tập luyện. Để bổ sung năng lượng càng nhanh càng tốt để giúp sửa chữa cơ bắp.
2.2. Trong thực phẩm
Đường Dextrose có tác dụng dùng làm mềm các loại thực phẩm khô nhưng vẫn giữ nguyên hương vị. Nó còn giữ hỗn hợp nước và đường mịn trong quá trình làm kem. Giúp các hỗn hợp pha đường không bị hiện lên hạt đường khi để lâu ngày trong làm bánh, kẹo, bột sữa, kem….
Nếu bạn muốn mua Dextrose, hãy tham khảo tại Dextrose
Đường Dextrose được dùng trong gelatin và các món tráng miệng đông lạnh được làm từ sữa. Sử dụng đường này để tạo vị ngọt thanh ở các sản phẩm bánh nướng, các loại đồ uống, kẹo cao su. Loại đường này được ứng dụng rộng rãi trong các ngành sản xuất nước giải khát, kem, hay bột sữa công thức trên thị trường…
3. Sử Dụng Đường Dextrose Có Tốt Không ?
Đường Dextrose thuộc các loại đường đơn giản nên phân hủy rất nhanh chóng để cung cấp năng lượng. Nếu ai đó tiêu thụ quá nhiều đường đơn giản, cơ thể sẽ lưu trữ thêm ở dạng chất béo. Có thể dẫn đến tình trạng tăng cân, mụn trứng cá và các vấn đề về da, tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch, đái tháo đường và cả chứng suy nhược.
Vì thế, để an toàn cần tuân thủ tuyệt đối các quy định liều lượng. Trong truyền dịch cần lưu ý về tốc độ, thời gian, số lượng và dụng cụ phải đảm bảo vô khuẩn. Cần kiểm soát lượng đường dextrose đưa vào cơ thể trong dược phẩm và thực phẩm khác nhau. Nếu sử dụng quá liều lượng có thể dẫn đến các tác dụng phụ như buồn nôn, chứng thở dốc, tiêu chảy, nồng độ magiê và phốt pho trong máu thấp, đường huyết cao, mất khả năng nhận thức…
3.1. Các đối tượng không được sử dụng
- Đường huyết cao
- Sưng ở cánh tay, chân hoặc bàn chân
- Phù phổi
- Lượng kali thấp trong máu
- Hãy thường xuyên theo dõi khi sử dụng đường dextrose, tránh lượng đường trong máu quá cao.
Các triệu chứng khi lượng đường trong máu tăng cao như cơn khát tăng dần, hay quên, buồn nôn và ói mửa, đi tiểu thường xuyên, mệt mỏi, đau bụng, khó thở,…Nếu bạn dị ứng ngô, tinh bột ngô, hãy cẩn thận các thực phẩm có chứa đường đơn giản. Hoặc hỏi ý kiến chuyên gia chăm sóc sức khỏe và bác sĩ trước khi sử dụng.
4. Liều Lượng Dùng Đường Dextrose
Tùy vào tình trạng cá nhân và sức khỏe mà liều lượng nạp đường dextrose sẽ khác nhau. Điều cần thiết là phải theo dõi chặt chẽ đường huyết. Liều glucose tối đa khuyên dùng là 500 – 800 mg cho 1 kg thể trọng trong 1 giờ. Để làm giảm áp lực não, tủy và phù não do ngộ độc rượu, dùng dung dịch ưu trương 25 – 50%.
Khi bị hạ đường huyết, uống đường với: 15 g dextrose/lần, lặp lại sau 10 – 20 phút nếu cần. Cân nhắc thêm liều nếu vẫn còn triệu chứng hạ đường huyết và đường huyết không tăng ≥ 20 mg/dL trong 20 phút.
4.1. Đối với người lớn
- Thuốc tiêm cho người lớn để điều trị hạ đường huyết: 10-25 g. Liều có thể lặp lại trong trường hợp nghiêm trọng.
- Thuốc tiêm cho người lớn để điều trị tăng kali huyết: 25-50 g kết hợp với 10 đơn vị insulin thông thường, truyền trong 30-60 phút; có thể lặp lại nếu cần thiết. Hoặc liều thay thế, 25 g kết hợp với 5-10 đơn vị insulin thông thường, truyền trong 5 phút, có thể lặp lại nếu cần thiết.
4.2. Đối với trẻ em
Thuốc tiêm cho trẻ em để điều trị hạ đường huyết:
- Nhỏ hơn hoặc bằng 6 tháng tuổi: 0,25-0,5 g/kg/liều
- 6 tháng tuổi trở lên: 0,5-1 g/kg/liều
- Liều có thể lặp lại trong trường hợp nghiêm trọng. Tối đa: 25 g/liều.
Thuốc tiêm cho trẻ em và trẻ sơ sinh để điều trị tăng kali huyết: 0,5-1 g/kg kết hợp với insulin thông thường (1 liều cho mỗi 4-5g dextrose); tiêm trong 2 giờ, có thể lặp lại nếu cần.
XEM THÊM THÔNG TIN LIÊN QUAN