Dầu Dừa Để Được Bao Lâu ? Đây là thắc mắc của nhiều người tiêu dùng và sự thật này ít ai biết. Lý do mà khi quảng cáo dầu dừa quá hạn sau 2 đến 3 năm sử dụng, nhưng khi dùng thì chỉ được vài tháng. Sau vài tháng, nó lại đã nổi váng trắng và hết công dụng. Lời giải nằm trong việc cách bảo quản dầu dừa đúng cách. Việc bảo quản phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố bên ngoài. Bài viết sau đây sẽ giải đáp dầu dừa để được bao lâu, dầu dừa để lâu có sử dụng được không và cách bảo quản tốt nhất nhé. Hy vọng bài viết sẽ giúp ích được cho các bạn.
1. Dầu Dừa Để Được Bao Lâu ?
Từ khi mở nắp sử dụng dầu dừa thì nó có thể dùng được tới 1 năm, dài nhất là 2 năm nếu bảo quản tốt. Dầu dừa để lâu có sử dụng được không ? Hiệu quả tốt nhất thì nên sử dụng trong 6 tháng. Không nên để tạp chất, thực phẩm lẫn vào dầu dừa hoặc ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp sẽ làm giảm đi tuổi thọ của nó. Ngoài ra, dầu dừa được chiết xuất 100% từ thiên nhiên nên sẽ nóng chảy ở 25 độ C. Để lọ dầu dừa ở ngoài nhiệt độ nóng hơn 25 độ C cũng làm giảm đi thời hạn sử dụng.
Đối với vấn đề dầu dừa nguyên chất chỉ để được 1 thời gian ngắn. Hiện nay, thời gian sử dụng của dầu dừa còn tùy vào loại và thương hiệu mà bạn đang dùng. Lưu ý rằng dầu dừa đã để quá 2 năm có thể gây ra kích ứng cho da và những nguy hiểm khác. Sau vài tháng, dầu dừa nổi váng trắng và mùi khó chịu. Nguyên nhân là do cách chiết xuất của dầu dừa. Trên thị trường hiện nay có 2 loại dầu dừa với 2 cách chiết xuất dầu dừa khác nhau. Đó là phương pháp đun nóng và phương pháp ép lanh.
2. Thời Gian Sử Dụng Của Dầu Dừa
2.1. Chiết xuất từ phương pháp nóng
Dầu dừa được làm từ cách đun nóng, đòi hỏi sự kiên trì đun và lọc kỹ để loại bỏ tạp chất. Sau đó mới thu về được loại dầu dừa nguyên chất 100%. Đây là phương thức truyền thống, được nhiều nhà sản xuất áp dụng vì chi phí rẻ và dễ làm. Tuy nhiên, nếu không đun kỹ sẽ không bay hết các tạp chất và nước có trong cơm dừa. Điều này dẫn đến kém hiệu quả tác dụng của dầu dừa. Nhiều bạn mua lầm loại này nên thời gian bảo quản ngắn và không tin vào công dụng thực sự của dầu dừa.
Nhưng đun quá kỹ sẽ làm Vitamin E, Acid Lauric, Acid Capric,… có trong dầu dừa sẽ bị biến đổi và không còn ở thể tự nhiên vốn có. Tóm lại là để bảo quản được lâu và chất lượng đối với phương pháp nóng này đòi hỏi nhiều công sức, thời gian để ý trong quá trình nấu.
2.2. Chiết xuất từ phương pháp lạnh
Dầu dừa tư phương pháp lạnh nghĩa là dùng hơi lạnh để ép lấy dầu dừa nguyên chất. Cách này trải qua nhiều công đoạn nhỏ bằng công nghệ quay li tâm. Tạo cho dầu dừa ép lạnh có độ trong tinh khiết và tránh được tác động nhiệt. Lượng đường trong dừa sẽ được tách bỏ hoàn toàn đối với phương pháp này nên nó mang lại sự hiệu quả hơn.
Vậy phương pháp lạnh, dầu dừa để được bao lâu ? Nhờ vào sự tinh khiết, loại bỏ lượng đường và tránh được nhiệt nên dầu dừa chiết xuất dạng này sẽ được dùng 2 năm ở nhiệt độ phòng. Nếu được bảo quản ở nhiêt độ mát có thể kéo dài lâu hơn 2 năm.
3. Cách Bảo Quản Dầu Dừa
Dầu dừa nguyên chất 100% được chiết xuất từ thiên nhiên, sẽ nóng chảy ở nhiệt độ khá thấp khoảng 25 – 26 độ C. Nếu muốn sử dụng lâu hơn 2 năm, các bạn có thể bỏ vào ngăn mát tủ lạnh ở nhiệt độ dưới 25 độ C. Thực tế, ở nhiệt độ phòng bình thường, dầu dừa đúng nguyên chất vẫn có thời hạn sử dụng lên đến 2 năm. Đối với dầu dừa bị đông hoặc ở thể rắn còn gọi là dạng xốp cũng để được hơn 2 năm. Nhưng không nên để dầu dừa ở ngăn đá, sẽ làm nó bị đông và khó sử dụng.
Nếu bạn muốn mua Dầu Dừa, hãy tham khảo tại Dầu Dừa
Bên cạnh đó, các bạn nên chú ý để lọ dầu dừa tránh xa ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp. Tuy nhiên, các bạn hãy sử dụng dầu dừa trong thời gian ngắn là tốt nhất. Thời gian sử dụng quá lâu cũng sẽ làm mất chất lượng của dầu dừa. Không để thực phẩm trộn lẫn vào trong lọ dầu dừa. Nó sẽ làm cho dầu dừa nhanh bị ôi hoặc thiu, mất đi công dụng của nó. Dầu dừa cũng sẽ bị ảnh hưởng nếu bị thay đổi nhiệt độ đột ngột.
4. Tại Sao Khi Nấu Dầu Dừa Thường Có Mùi Hắc
Trong dầu dừa chứa khoảng 10% Acid không no, và không ít các acid này ở dạng tự do. Ở nhiệt độ thường và nóng, do xúc tác của enzym lipoxygenase có sẵn trong dầu, những acid béo này bị oxit hoá. Và khi nấu dầu dừa ở nhiệt độ cao ở nhiệt độ 177 độ C, nó sẽ bốc hơi. Các acid béo cũng bị oxít hoá. Việc oxít hoá này tạo thành các peroxide, các chất gốc aldehyde, ceton,..làm dầu có mùi lạ và tuổi thọ của dầu giảm. Các bạn cũng nên lưu ý khi dầu dừa có hiện tượng bị mốc, đốm đen, có mùi lạ thì hãy bỏ đi, không nên sử dụng tiếp lên cơ thể.
XEM THÊM THÔNG TIN LIÊN QUAN