CAO LANH – KAOLIN LÀ GÌ ? ỨNG DỤNG CỦA NÓ TRONG ĐỜI SỐNG

Cao lanh là gì là chủ đề được tìm kiếm khá nhiều trên mạng trong thời gian gần đây. Sở dĩ nó được người dùng quan tâm trong thời gian gần đây là do những ứng dụng nổi bật mà nó mang lại cho người dùng. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu cao lanh là gì trong nội dung bài viết dưới đây các bạn nhé…

1. Cao Lanh – Kaolin Là Gì ?

Cao Lanh, hay còn gọi là Kaolin, là một loại khoáng sản tự nhiên thuộc nhóm đất sét, chủ yếu được hình thành từ sự phong hóa của các đá có chứa feldspar. Bề mặt của cao lanh thường mịn và có màu trắng ngà, nhờ vào thành phần chủ yếu là kaolinite, một khoáng chất silicat nhôm. Với những đặc tính đặc biệt, cao lanh đã được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực trong đời sống.

Cao Lanh Là Gì
Cao Lanh Là Gì ?

2. Tính Chất Hóa Lý Của Cao Lanh

Cao Lanh có nhiều đặc tính nổi bật như độ mịn, độ trắng, khả năng chịu nhiệt và tính kháng nước tốt. Các thành phần chính của cao lanh bao gồm silica (SiO2), alumina (Al2O3) và nước (H2O).

Nhờ vào cấu trúc phân tử độc đáo, cao lanh mang lại khả năng bền vững cũng như an toàn cho sức khỏe người tiêu dùng, điều này khiến cho nó trở thành nguyên liệu lý tưởng trong nhiều ứng dụng.

3. Phân Loại Đất Cao Lanh

Người ta phân loại cao lanh bằng nhiều cách khác nhau. Chẳng hạn như dựa vào nguồn gốc, mục đích, độ dẻo, độ chịu lửa, độ xâm tán, hàm lượng các ôxít nhuộm màu…

  • Khi dựa nguồn gốc phát sinh để phân loại cao lanh sẽ có thể chia cao lanh thành hai dạng là phát sinh từ các nguồn sơ cấp và phát sinh từ các nguồn thứ cấp. Trong đó cao lanh sơ cấp được sinh ra chủ yếu từ quá trình phong hóa hóa học hay thủy nhiệt của các loại đá có chứa fenspat. Còn đối với cao lanh thứ cấp lại được tạo ra từ sự dịch chuyển của cao lanh sơ cấp. Từ nơi nó sinh ra do xói mòn và được vận chuyển cùng các vật liệu khác tới vị trí tái trầm lắng.
  • Còn trường hợp phân loại theo nhiệt độ chịu lửa. Thì cao lanh được phân thành loại chịu lửa rất cao (trên 1.750°C). Độ chịu lửa cao (trên 1.730°C), độ chịu lửa vừa (trên 1.650°C) và cuối cùng là độ chịu lửa thấp (trên 1.580°C).
  • Đối với trường hợp phân loại cao lanh theo thành phần Al2O3+ SiO2 ở trạng thái đã nung nóng. Cao lanh được phân thành loại siêu bazơ, bazơ cao, bazơ hoặc axít.

4. Ứng Dụng Của Kaolin – Cao Lanh Là Gì ? 

Dựa vào đặc điểm cấu tạo, cũng như thành phần hóa học, thành phần khoáng chất mà kaolin sẽ được ứng dụng theo từng mục đích khác nhau.

4.1 Ứng dụng sản xuất vật liệu chịu lửa

Trong ngành sản xuất nguyên vật liệu chịu lửa. Kaolin thường được người ta dùng để sản xuất gạch nửa axit, gạch chịu lửa và một các vật dụng chịu lửa khác.

Gạch chịu lửa được dùng để lót lò cao, lò gió nóng, lò luyện gang trong công nghiệp luyện kim đen.

Đối với các ngành công nghiệp khác như để lót lò đốt, nồi hơi luyện kim màu, nhà máy lọc dầu, công nghiệp thủy tinh và sứ,… thì dùng gạch chịu lửa ít hơn.

4.2 Ứng dụng sản xuất đồ gốm

Một trong những ứng dụng nổi bật nhất của cao lanh là trong ngành gốm sứ. Cao lanh được sử dụng để sản xuất hàng hóa gốm cao cấp như bát đĩa, ly, chén, và nhiều sản phẩm khác. Nhờ tính chất chịu nhiệt và độ bền, sản phẩm từ cao lanh thường có khả năng chịu va đập tốt và ít bị nứt vỡ. Trong quá trình sản xuất, cao lanh giúp cải thiện độ mịn của sản phẩm. Mang lại bề mặt bóng đẹp và nâng cao chất lượng trang trí.

Ứng Dụng Kaolin Trong Sản Xuất Đồ Gốm

4.3 Trong ngành sản xuất cao su

Riêng đối với ngành sản xuất cao su. Người ta thường dùng bột cao lanh với tác dụng làm tăng tính đàn hồi, độ rắn, độ bền, cách điện cho cao su…

4.4 Trong ngành công nghiệp sản xuất giấy

Trong công nghiệp sản xuất giấy, kaolin có vai trò như chất độn giúp giấy tăng độ kín. Đồng thời tăng độ ngấm mực in, tăng bề mặt nhẵn và giảm độ thấu ngang.

Thường người ta áp dụng công thức cứ khoảng 250 – 300kg kaolin sẽ dùng cho 1 tấn giấy. Và chất lượng kaolin được sử dụng phải có độ phân tán, độ trắng, mức độ đồng đều của các hạt TE nhất định.

Cao Lanh Là Gì
Ứng Dụng Kaolin Trong Công Nghiệp Sản Xuất Giấy

4.5 Ứng dụng trong thẩm mỹ, làm đẹp

Bột Kaolin là loại bột chứa khá nhiều những khoáng chất rất có lợi cho sức khỏe da mặt. Chính vì lý do đó mà nó rất được yêu thích trong công nghệ làm đẹp, thẩm mỹ nhờ những ưu điểm nổi bật như:

  • Giúp ngăn ngừa sẹo thâm trên da mặt hiệu quả
  • Kaolin giúp điều tiết, thải độc dầu nhờn dư thừa và bụi bẩn trên da mặt
  • Kích thích tái sinh tế bào mới tái tạo da hiệu quả
  • Làm dịu các nốt bị sưng, tấy đỏ
Cao Lanh Là Gì
Ứng Dụng Cao Lanh Trong Thẩm Mỹ

Ngoài các ứng dụng được kể ở trên, cao lanh còn được ứng dụng trong sản xuất da nhân tạo. Ứng dụng trong ngành sơn, ngành xà phòng, ngành thuốc trừ sâu, đĩa mài… Công nghiệp sản xuất xi măng trắng, chất trám trong xây dựng, nhôm kim loại, phèn nhôm,…

 

Với nhiều lợi ích và ứng dụng đa dạng. Cao lanh không chỉ góp phần vào sự phát triển của nhiều ngành nghề. Mà còn mang lại những sản phẩm chất lượng cao cho người tiêu dùng. Việc khai thác và sử dụng cao lanh một cách hiệu quả. Và bền vững sẽ giúp nâng cao giá trị kinh tế cũng như bảo vệ môi trường cho các thế hệ mai sau.

XEM THÊM THÔNG TIN LIÊN QUAN

 

Đánh giá post