Benzen Là Gì ? Tính chất và ứng dụng của nó ra sao ? Benzen có an toàn khi sử dụng không ? Là những thắc mắc mà người dùng quan tâm thời gian gần đây. Tất cả sẽ được tóm gọn sơ bộ trong bài viết dưới đây…
1. Benzen Là Gì ? Cấu Tạo Phân Tử
1.1 Benzen là gì ?
Benzen hay còn được gọi là Benzol là một hợp chất hữu cơ có công thức hóa học là C6H6. Benzen là hợp chất hữu cơ thơm, ở điền kiện bình thường là một chất lỏng không màu, mùi dịu ngọt dễ chịu. Là một chất ít tan trong nước và rượu nhưng lại dễ hòa tan trong dầu khoáng cũng như trong dầu động vật.
1.2 Cấu tạo phân tử của Benzen
Nếu cần mua benzen bạn có thể tham khảo thêm Benzene Tinh Khiết
2. Tính Chất Vật Lý Và Hóa Học Của Benzen Là Gì ?
2.1 Tính chất vật lý
Benzen hay Benzol là chất lỏng không màu, công thức hóa học là C6H6, nhẹ hơn nước và không tan trong nước và rượu. Benzen hòa tan được nhiều chất như iot, dầu ăn và cao su…
- Khối lượng riêng 0,8786 kg/m3
- Nóng chảy ở 5.5 độ C
- Sôi ở 80.1 độ C
2.2 Tính chất hóa học
Benzen có những phản ứng hóa học đặc trưng như phản ứng thế, phản ứng cháy và phản ứng cộng…
- Phản ứng thế
Cho Benzen phản ứng thế với Halogen điều kiện phản ứng là sự hiện diện của bột sắt đun nóng
C6H6 + Br2 (nhiệt độ, Bột Fe) → C6H5Br (không màu) + HBr - Phản Ứng cháy
Benzen cháy trong oxi tạo ra CO2 và hơi nước
2C6H6 + 15O2 (nhiệt độ) → 12CO2 + 6H2O - Phản ứng cộng
Benzen không có phẩn ứng cộng với Br2 như C2H4 và C2H2
C6H6 + 3H2 (nhiệt độ, Ni) → C6H12
3. Ứng Dụng Của Benzen Là Gì ?
- Benzen được ứng dụng trong sản xuất Polime làm chất dẻo, tơ sợi và cao su…
- Từ Benzen người ta có thể điều chế ra nitrobenzen, anilin, phenol dùng để tổng hợp phẩm nhuộm, dược phẩm, thuốc trừ sâu,…
- Benzen làm dung môi hòa tan nhiều chất hữu cơ trong phòng thí nghiệm và trong công nghiệp.
- Ngoài ra nó cũng được dùng sản xuất cumen cho việc sản xuất cùng lúc axeton và phenol.
- Bên cạnh đó Benzen được ứng dụng làm dung môi, sản xuất dược liệu trong y học, dược học
4. Biện Pháp An Toàn Khi Thao Tác Với BenZen
- Môi trường làm việc với Benzen phải đảm bảo thoáng khí, thông gió tốt.
- Các thùng chứa phải được đậy kín sau khi sử dụng, trước khi mở nắp chứa phải trong tư thế sẵn sàng…
- Trang bị đầy đủ dụng cụ an toàn khi thao tác như: quần áo bảo hộ, khẩu trang, kính, găng tay…
- Chất liệu sàn phải đảm bảo, cần bố trí các đầu ống hút gần mặt sàn.
5. Những Ảnh Hưởng Của Benzen Đến Sức Khỏe
Khi tiếp xúc Benzen ở nồng độ thấp hay với các đồng đẳng của nó như Toluen, Xylen trong thời gian dài khó thể sẽ dẫn đến nhiễm độc và ảnh hưởng đến hệ tạo máu.
Còn khi nhiễm độc cấp tính Benzen sẽ gây tổn thương nghiêm trọng đến da, mắt và hệ hô hấp. Khi gặp các tổn thương dạng này sẽ xuất hiện các triệu chứng sau chóng mặt, đau đầu và buồn nôn đôi khi sẽ dẫn đến tử vong. Thậm chí các biểu hiện ngày càng nặng như mất trí nhớ, hôn mê, nghe kém, mất ý thức. Tổn thương các cơ quan nội tạng khác như: thị giác, tiêu hóa (gan, mật,…), hệ tiết niệu (thận), hệ tuần hoàn, hệ hô hấp…
Khi nhiễm độc mãn tính khi tiếp xúc Benzen trong môi trường lao động vượt quá ngưỡng cho phép sẽ dẫn đến các biến chứng sau: rối loạn chức căng cơ quan tạo máu, vô sinh, bệnh tăng sinh ác tính dòng bạch cầu, bệnh u lympho…
6. Sơ Cấp Cứu Cho Người Nhiễm Độc Benzen
– Trước tiên phải đưa nạn nhân đến nơi thoáng mát, liên hệ hay bác sĩ đến cấp cứu.
– Nếu lỡ để Benzen xâm nhập cơ thể nên cho nạm nhân uống thuốc gây nôn để đào thải. Có thể cho uống cà phê hoặc trà nóng để kích thích hệ tuần hoàn.
XEM THÊM THÔNG TIN LIÊN QUAN