Xi Mạ Là Gì ? Xi mạ là một trong những quy trình quan trọng trong sản xuất các sản phẩm. Nó có tác dụng tăng độ thẩm mỹ và độ bền của sản phẩm. Vậy xi mạ là quá trình gì ? Có bao nhiêu loại xi mạ và phương pháp xi mạ hiện đại nhất là gì. Để tìm hiểu kỹ hơn về công nghệ xi mạ tiên tiến hiện nay, xin mời các bạn theo dõi tiếp bài viết sau. Bài viết xoay quanh tất tần tật thông tin về xi mạ. Hy vọng bài viết sẽ mang thông tin hữu ích đến các bạn.
1. Xi Mạ Là Gì ?
Xi Mạ là một lớp mỏng của kim loại đã được mạ thêm vào bên ngoài của một vật liệu. Đây là quá trình điện kết tủa kim loại lên bề mặt nền một lớp phủ. Nó có những tính chất cơ lý hóa và được thực hiện trong bể mạ điện. Việc phủ một lớp kim loại bảo vệ lên vật liệu nhằm bảo vệ và kéo dài tuổi thọ của vật liệu lâu hơn.
Hiện nay có nhiều loại lớp xi mạ được sử dụng phổ biến nhất trong các nhà máy sản xuất và chế tạo công nghiệp. Điển hình như xi mạ crom, xi mạ niken, xi mạ đồng, kẽm, hợp kim, xi mạ Inox,…Tùy theo yêu cầu mà sử dụng. Các chất liệu này khi được mạ lên cũng đóng vai trò khác nhau. Lớp bảo vệ này thường được hình thành từ quá trình phun phủ nhiệt. Thực tế, trên thị trường Việt Nam đang có nhiều phương pháp xi mạ truyền thống như xi mạ điện hoặc xi mạ nước. Tuy nhiên, kỹ thuật xi hiện đại nhất là phương pháp xi mạ chân không có nguồn gốc từ Đài Loan.
2. Xi Mạ Dùng Để Làm Gì ?
Quá trình xi mạ có thể thực hiện trên nhiều chất liệu khác nhau như sắt, thép, inox, thau, đồng, kẽm, nhựa, gỗ,…Kết quả các bạn sẽ thấy bề mặt vật được xi có độ sáng bóng hay mờ đẹp mắt. Với tác dụng nhằm hạn chế bay màu, trầy xước. Và chịu được điều kiện thời tiết khắc nghiệt, sự ăn mòn không khí,…Xi mạ giúp tăng giá trị sử dụng cho sản phẩm. Như mạ đồng giả vàng, mạ phi niken đen, mạ phi crom trắng,…
Công nghệ xi mạ có tác dụng ngăn chặn hiện tượng ăn mòn kim loại. Giảm ma sát giúp bề mặt vật liệu không bị trầy xước và tăng độ bám dính cho lớp sơn phủ. Bên cạnh đó, nó cũng phục hồi kích thước của vật liệu. Xi mạ còn giúp trang trí đồ vật, cải thiện khả năng hàn / tính thời tiết. Cải thiện độ bám dính sơn, thay đổi độ dẫn, cải thiện độ phản xạ hồng ngoại, cung cấp bức xạ che chắn,…
2.1. Ứng dụng xi mạ hiện nay
Công nghệ xi mạ kim loại được áp dụng rất đa dạng. Điển hình như hầu hết các đồ gia dụng, đồ dùng gia đình, ô tô, máy bay, đồ trang sức và thiết bị máy móc công nghiệp,… Xi mạ nhằm mục đích chính chống mòn, tăng độ cứng và bền bỉ cho vật liệu,…
Các phụ kiện như khóa tủ, tay cầm,.. bằng kim loại. Khi để trong không khí lâu ngày sẽ bị oxi hóa, dẫn đến rỉ sét, bay màu. Đây chính là lý do các nhà sản xuất thường dùng xi mạ tạo lớp bảo vệ kim loại, giúp chúng bền bỉ hơn. Màu sắc được tạo ra từ xi mạ cũng đa dạng. Từ đó mang lại cho người sử dụng nhiều lựa chọn kết hợp cho phù hợp với phong cách nội thất và kiến trúc của ngôi nhà.
3. Các Phương Pháp Xi Mạ
Tùy vào nhu cầu và mục đích sử dụng, người ta có thể lựa chọn những phương pháp xi mạ khác nhau. Cụ thể như:
- Phương pháp điện tranh : Một kim loại ion được cung cấp với các điện tử để tạo thành một lớp phủ không ion trên bề mặt. Một hệ thống chung bao gồm một giải pháp hóa học có dạng ion của kim loại, một cực dương và cực âm, nơi các điện tử được cung cấp để sản xuất một màng kim loại không ion.
- Phương pháp mạ điện : Tham gia một số phản ứng đồng thời trong dung dịch nước, xảy ra mà không cần sử dụng điện năng bên ngoài. Phương pháp mạ điện thông dụng thường là mạ Niken.
- Mạ điện phân kim loại: 95% các mặt hàng được sử dụng phương pháp xi ma điện phân để hoàn thiện bề mặt.
- Xi mạ không điện: được tạo ra gắn kết nhờ các phản ứng hóa học kết tủa.
- Xi mạ chân không cao cấp: là phương pháp bay hơi lắng đọng vật lý. Làm nóng chất phủ nhôm dưới điều kiện chân không. Với áp suất 10^-2 đến 10^-4 cho đến khi nhôm bốc hơi.
- Mạ Vàng: Được dùng trong đồ trang sức, đồ điện tử và các sản phẩm chống ăn mòn khác
- Mạ Crom : Hoàn thiện xử lý bằng cách sử dụng điện phân lắng crom
- Mạ Thiếc : Để bảo vệ bề mặt sắt và không chứa sắt
- Mạ Rhodium : Thỉnh thoảng được sử dụng trên vàng, bạc hoặc đồng trắng, và các hợp kim của nó
- Mạ Niken : So với mạ cadmium thì mạ này cứng hơn, nhưng thấp hơn ăn mòn kháng, bôi trơn và khả tính dẻo.
XEM THÊM THÔNG TIN LIÊN QUAN