Đất trồng được xem là một trong những yếu tố quan trọng trong trồng trọt, quyết định đến sự phát triển của cây trồng. Một trong những gây ảnh hưởng đến đất trồng chính là độ pH. Nếu pH mất cân bằng sẽ làm đất chua và gây hại cho cây. Trong trường hợp này, bạn có thể sử dụng vôi bột nông nghiệp để khử chua cho đất. Vậy vôi bột nông nghiệp là gì, tác dụng của vôi bột đối với đất và cây trồng ra sao? Nếu bạn đang quan tâm đến những vấn đề này thì hãy dành vài phút đọc ngay bài viết dưới đây nhé!
1. Vôi Bột Nông Nghiệp là Gì?
Vôi bột nông nghiệp có thể là canxi oxit (CaO) hoặc canxi hydroxit (Ca(OH)2. Về mặt lý hóa, đây là hai loại vôi khác nhau. Tuy nhiên, chúng là có tính chất và nhiều tác dụng giống nhau, đặc biệt là đối với cây trồng.
Vôi bột là sản phẩm cải thiện độ chua của đất bằng cách làm tăng độ pH trong đất. Vôi bột dùng trong nông nghiệp tồn tại ở dạng bột mịn, có màu trắng đục hoặc trắng ngà. Vôi bột được điều chế bằng cách cho canxi oxit tác dụng với nước hoặc trộn dung dịch canxi clorua với dung dịch natri hydroxit. Mặc dù vôi bột có giá thành khá rẻ nhưng có nhiều tác dụng và mang lại hiệu quả cao.
Vôi bột có mấy loại? Các loại vôi bột nông nghiệp:
- Vôi tôi (Ca(OH)2) và vôi sống (CaO) có phản ứng rất mạnh khi cho vào nước, tỏa nhiều nhiệt và có tính sát khuẩn.
- Bột đá vôi (CaCO3) có tác dụng cung cấp canxi cho đất và cây trồng.
- Vôi dolomite (CaMg(CO3)2) giúp tăng độ pH và bổ sung dinh dưỡng cho cây.
2. Vôi Bột Có Tác Dụng Gì Đối Với Cây Trồng?
“Vôi bột có làm chết cây không?” Đây có lẽ là thắc mắc của nhiều người. Vôi bột không những không làm chết cây mà còn có rất nhiều tác dụng với cây. Vôi bột có 3 tác dụng chính đối với cây trồng, đó là hạ phèn và khử chua, vôi bột trị nấm và sâu bệnh, bổ sung dinh dưỡng cho cây. Ngoài ra, vôi bột còn có một số tác dụng khác đối với cây trồng như diệt ốc sên, giảm mangan và sắt…
2.1. Vôi bột nông nghiệp dùng để khử chua, khử phèn cho đất
Đất chua là đất bị lẫn nhiều gốc axit, nồng độ ion H+ cao và có chỉ số pH nhỏ hơn 7. Đất trồng bị chua có thể là do rửa trôi của nước mưa, nước tưới dư thừa. Từ đó, nước sẽ mang đi các chất dinh dưỡng trong đất (bao gồm các chất kiềm như Ca, Mg…) xuống tầng đất sâu hơn, sông suối, ao hồ và làm cho đất mất kiềm và trở nên chua. Đất chua sẽ làm chậm sự phát triển của cây, làm giảm sự phát triển của vi sinh vật trong đất. Nhiều loại cây trồng không chịu được độ chua của đất có thể bị chết.
Trong trường hợp này, bạn cần bón vôi bột khử chua đất trồng. Cụ thể, khi bón vôi bột vào đất và tưới nước sẽ tạo ra ion OH-. Lúc này, ion H+ trong đất chua sẽ được trung hòa bằng ion OH- (H+ + OH- -> H2O), từ đó làm giảm nồng độ axit và tăng trị số pH.
Bên cạnh tác dụng khử chua, vôi bột khử phèn trong đất trồng. Vôi bột giúp khử độc lưu huỳnh, CO2 và sắt, những nguyên nhân khiến đất bị phèn.
2.2. Vôi bột khử trùng đất và phòng trừ nấm bệnh cho cây
Sâu bệnh, nấm bệnh là nỗi ám ảnh của người nông dân, đặc biệt là vào mùa mưa. Lúc này, bạn có thể rắc vôi bột vào gốc cây hoặc quét vôi vào phần thân gốc cây. Vôi bột có tính khử trùng, sát khuẩn mạnh, từ đó diệt nấm bệnh và sâu bệnh cho cây trồng. Đặc biệt là trong trồng lan và hoa hồng, bạn cần rắc vôi bột vào gốc lan hoặc rắc vôi bột cho hoa hồng để trị nấm bệnh cho cây.
Ngoài ra, trước khi trồng cây, bạn nên bón lót vào đất để khử trùng, diệt nấm và sâu bệnh có trong đất. Tuy nhiên, có một điều bạn cần phải lưu ý, tuyệt đối không được bón vôi bột cùng lúc với phân bón. Vì vôi bột nông nghiệp sẽ làm giảm tác dụng của phân bón. Thời điểm tốt nhất để bón vôi bột khử trùng là từ 3-5 ngày trước khi bón phân.
2.3. Vôi bột nông nghiệp cung cấp dinh dưỡng cho đất và cây trồng
Bạn cần bón lót vôi bột trước khi trồng cây hoặc bón định kỳ hằng năm để bổ sung Ca và Mg cho cây. Đây là những chất dinh dưỡng cần thiết cho cây, giúp cây trồng tăng khả năng chống chọi với bệnh tật và các điều kiện bất lợi khác.
Ngoài ra, vôi bột nông nghiệp còn làm tăng khả năng phát triển của bộ rễ, giải độc đất, tạo môi trường lý tưởng cho vi sinh trong đất, tiêu diệt ốc sên…
3. Cách Bón Vôi Bột Cho Cây
Khi bón hoặc rắc vôi bột cho cây, bạn cần lưu ý 4 nguyên tắc sau đây:
3.1. Chọn đúng loại vôi bột nông nghiệp
Vôi bột nông nghiệp có 4 loại gồm CaO, Ca(OH)2, CaCO3 và CaMg(CO3)2 (bột dolomite). CaO và Ca(OH)2 có khả năng khử chua, khử phèn và diệt nấm bệnh tốt hơn. Trong khi đó, hai loại vôi còn lại chỉ có tác dụng khử chua, khử phèn nhưng không thể diệt nấm bệnh. Tuy nhiên, vôi bột dolomite lại có tác dụng bổ sung khoáng chất cho cây, giúp cây phát triển tốt. Chính vì thế, tùy vào nhu cầu mà bạn nên sử dụng đúng loại vôi.
3.4. Cách thức bón vôi
Vôi bột nông nghiệp phải đảm bảo độ mịn, tơi xốp. Bạn có thể trộn vôi bột với đất bằng cách rải vôi lên đất và dùng cuốc xới trộn thật đều. Sau đó bạn tưới lượng nước vừa đủ để vôi bột hòa tan vào đất.
Trên đây là toàn bộ những thông tin hữu ích về vôi bột nông nghiệp. Vôi bột có rất nhiều công dụng đối với đất và cây trồng như vôi bột xử lý đất trồng, diệt nấm và sâu bệnh, cung cấp dinh dưỡng cho cây… Khi bón vôi bột cho cây, bạn cần phải lựa chọn đúng loại vôi cần sử dụng, liều lượng, thời điểm và cách bón.
3.2. Liều lượng vôi
Liều lượng vôi sẽ phụ thuộc vào độ pH và độ chua của đất. Bạn có thể xác định liều lượng dựa vào công thức S x h x D x 103 x 10 x H x 20 (mg). Trong đó, S là diện tích, h là độ dày đất, D là dung trọng đất, H là độ chua thủy ngân.
Ngoài ra, với đất có nhiều chất hữu cơ thì nên bón vôi như sau:
- pH từ 3,5 – 4,5 cần bón khoảng 2 tấn vôi/ha.
- pH từ 4,5 – 5,5 thì cần bón khoảng 1 tấn vôi/ha.
- pH từ 5,5 – 6,5 bón khoảng 0,5 tấn vôi/ha.
3.3. Thời điểm bón vôi bột nông nghiệp
Thời điểm để bón vôi sẽ phụ thuộc vào mục đích bón. Cụ thể như sau:
- Nếu dùng để khử chua, khử phèn, diệt khuẩn thì cần bón trước khi trồng cây.
- Nếu dùng để diệt nấm và sâu bệnh hoặc bổ sung dinh dưỡng cho cây thì có thể bón khi cây đang sinh trưởng.
- Ngoài ra, nếu vườn mới trồng thì có thể bón mọi thời điểm trong năm, đặc biệt là mùa mưa. Đối với vườn đang thu hoạch thì nên bón sau khi thu hoạch, dọn vườn.
4. Tại Sao Nên Bón Vôi Nông Nghiệp Cho Cây Trồng ?
Vôi nông nghiệp giúp làm giảm mức độ axit của đất bằng cách làm cho nó có độ pH trung tính hơn. Đây là lý do tại sao việc kiểm tra độ pH trong đất là rất quan trọng. Kiểm tra đất có thể giúp bạn xác định nơi cần vôi, thời điểm và liều lượng cần thiết.
Để khắc phục vấn đề đất chua, vôi có thể được áp dụng cho cây trồng để tăng độ pH. Đó là bằng cách thêm canxi và magiê. Vôi hoạt động như một chất trung hòa axit tự nhiên cho đất. Nó giúp giảm độ chua và hỗ trợ đưa đất trở lại trạng thái trung tính pH.
Bài viết trên vừa chia sẻ cho các bạn những thông tin cần thiết về vôi bột nông nghiệp. Hy vọng với những thông tin này, các bạn sẽ có thêm những kiến thức bổ ích về loại vôi này. Hãy chia sẻ bài viết đến bạn bè của mình để cùng nhau học hỏi nhiều điều mới mẻ hữu ích.
XEM THÊM CÁC THÔNG TIN LIÊN QUAN
- HÓA CHẤT CÔNG NGHIỆP – NÔNG NGHIỆP – XI MẠ
- GÀ ĂN VÔI BỘT CÓ SAO KHÔNG? TÁC DỤNG CỦA VÔI BỘT TRONG CHĂN NUÔI