Vitamin B6 Là Gì ? Đây là một trong những vitamin có trong họ vitamin B phức tạp. Nó đóng vai trò thiết yếu trong đời sống sức khỏe hằng ngày. Chúng ta có thể bổ sung vitamin b6 thông qua thức ăn hoặc thực phẩm chức năng. Tuy nhiên, liều dùng như thế nào là hợp lý và có cần bổ sung hằng ngày không ? Khi dùng quá nhiều có gây tác hại nào không ? Bài viết sau đây sẽ trình bày cụ thể tính chất vitamin b6 và những thông tin cần lưu ý khi sử dụng nó. Hy vọng bài viết mang đến thông tin hữu ích cho các bạn.
1. Vitamin B6 Là Gì ?
Vitamin B6 hay còn được gọi là pyridoxine. Nó thuộc một trong những vitamin có trong họ vitamin B phức tạp (Vitamin B-complex). Loại vitamin này tan được trong nước và đóng vai trò quan trọng đối với chức năng của tế bào. Tính chất hóa học vitamin b6 gồm một số dẫn xuất, bao gồm pyridoxal, pyridoxal 5-phosphate và pyridoxamine.
Thực tế, cơ thể con người không thể dự trữ vitamin B6. Nếu dư thừa sẽ bị đào thải qua nước tiểu. Hơn nữa, cơ thể không thể tự sản xuất ra được nên chúng ta cần được bổ sung vitamin B6. Bổ sung thông qua nguồn thực phẩm hoặc thuốc bổ sung để phòng ngừa một số bệnh mãn tính xảy ra. Bên cạnh đó, các bạn cần bổ sung đầy đủ các loại vitamin mỗi ngày. Giá tham khảo vitamin B6 250mg Mekophar: 55.000 VNĐ/hộp – 600 VNĐ/viên. 1 hộp 10 vỉ x 10 viên.
1.1. Vitamin B6 có ở đâu trong tự nhiên
- 1 cốc đậu gà cung cấp khoảng 65% giá trị vitamin cần bổ sung hàng ngày
- Gan bò
- Cá ngừ
- Ức gà quay
- Khoai tây
- Chuối
- Đậu phụ
- Quả hạch
2. Vitamin B6 Có Tác Dụng Gì ?
2.1. Vai trò của Vitamin B6
Vai trò vitamin B6 là gì ? Vitamin B6 rất cần thiết đối với sức khỏe con người. Nó hỗ trợ đến nhiều chức năng sinh học của thần kinh, tuần hoàn, thể chất. Giúp duy trì chức năng thần kinh, chức năng gan, trao đổi chất, tăng cường năng lượng cũng như tốt cho da, tóc, móng của bạn. Cụ thể, vitamin b6 có các vai trò như:
- Hoạt động như một coenzym của các enzyme xúc tác trong quá trình trao đổi amin của các axit amin. Giúp tổng hợp các chất dẫn truyền thần kinh như serotonin, dopamin, taurin, norepinephrin, histamin, gamma-aminobutyric acid.. và các acid amin cần thiết cho cơ thể
- Xúc tác trong quá trình phản ứng carboxyl và trong quá trình vận chuyển nhóm sulfua từ methionin đến serin nhằm tạo ra hợp chất cystein.
- Hỗ trợ trong quá trình chuyển hóa tryptophan.
- Tham gia quá trình chuyển hóa chất đạm, chất béo, carbohydrate,
- Hỗ trợ chuyển glycogen thành glucose, giúp duy trì nồng độ đường trong máu ổn định
- Tham gia vào quá trình tổng hợp hemoglobin
- Tăng cường bài tiết oxalat qua nước tiểu và chống sỏi thận
- Giúp bảo vệ tim mạch, giảm cholesterol, tăng cường hệ miễn dịch và tăng cường hoạt động của não bộ.
2.2. Vitamin B6 có tác dụng gì ?
- Vitamin B6 hỗ trợ điều trị chứng rối loạn trầm cảm đối với người lớn tuổi. Nó giúp điều chỉnh tâm trạng nhờ tạo ra dopamine, serotonin và axit gamma-aminobutyric (GABA) – các chất dẫn truyền thần kinh liên quan đến việc điều chỉnh cảm xúc.
- Nó còn làm giảm nồng độ axit amin homocysteine cao trong máu. Từ đó, ngăn ngừa nguy cơ bệnh trầm cảm, vấn đề thần kinh, nguy cơ mắc bệnh Alzheimer. Nó tham gia trong quá trình sản xuất hemoglobin, cung cấp oxy trong máu và làm giảm tình trạng thiếu máu.
- Bổ sung vitamin B6 liều cao sẽ cải thiện tình trạng lo lắng, khó chịu trước trước kỳ kinh nguyệt và những dấu hiệu khác liên quan đến PMS. Đối với phụ nữ mang thai, có thể bổ sung vitamin b6 30 – 75mg mỗi ngày để điều trị ốm nghén, giảm buồn nôn.
- Việc cung cấp các loại vitamin cũng như vitamin b6 giúp ngăn ngừa bệnh ung thư như ung thư đại trực tràng và ung thư vú và các bệnh mãn tính khác. Hơn nữa, vitamin b6 còn giúp giảm bệnh thoái hóa điểm vàng do tuổi tác (còn gọi tắt là AMD) và tăng cường sức khỏe cho mắt.
- 100mg vitamin B6 với 5mg vitamin B9 mỗi ngày giúp hỗ trợ điều trị viêm khớp dạng thấp, kháng các phân tử gây viêm hiệu quả. Còn làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim nhờ vitamin b6 làm giảm homocysteine tăng cao và góp phần thu hẹp động mạch.
Nếu bạn muốn mua Vitamin B6, hãy tham khảo tại Vitamin B6
3. Liều Lượng Bổ Sung Vitamin B6 Khuyến Cáo Hằng Ngày
- Trẻ sơ sinh – 6 tháng: 0,1 mg
- 7 tháng – 1 năm: 0,3 mg
- 1 – 3 năm: 0,5 mg
- 4 – 8 năm: 0,6 mg
- 9 – 13 năm: 1 mg
- 14 – 18 tuổi (nam): 1,3 mg; (nữ): 1,2 mg
- 19 – 50 tuổi (cả nam lẫn nữ): 1,3 mg
- 51 tuổi trở lên (nam): 1,7 mg; (nữ): 1,5 mg
- Phụ nữ mang thai/cho con bú: 1,9 mg
- Nam giới dưới 50 tuổi dùng 1,3 mg/ngày
- Nam giới trên 50 tuổi dùng 1,7 mg/ngày
- Nữ giới dưới 50 tuổi dùng 1,3 mg/ngày
- Nữ giới trên 50 tuổi dùng 1,5 mg/ngày
- Phụ nữ có thai nên dùng 1,9 mg/ngày
- Liều khởi đầu: bạn dùng 2,5-25mg uống mỗi ngày trong 3 tuần;
- Liều duy trì: bạn dùng 1,5-2,5mg uống mỗi ngày
3.1. Lưu ý khi kết hợp Vitamin B6 với thuốc khác
- Vitamin B6 kết hợp với aspirin, wafarin hoặc heparin (thuốc chống đông máu) hoặc clopidogrel (thuốc ức chế kết tập tiểu cầu) hoặc và các thuốc chống viêm không steroid (NSAID) (như ibuprofen hoặc naproxen) có thể làm tăng nguy cơ chảy máu
- Chú ý đường huyết khi sử dụng Vitamin B6. Vì có thể ảnh hưởng đến đường huyết
- Những người đang dùng thuốc hạ huyết nên chú ý vì Vitamin B6 có thể gây hạ huyết áp
- Vitamin B6 kèm với amiodarone có thể làm tăng nguy cơ cháy nắng, da bong tróc hoặc phát ban trên vùng da tiếp xúc với ánh sáng mặt trời
- Vitamin B6 cản trở hấp thu và tác động của kháng sinh nhóm tetracycline
4. Tình Trạng Thừa Và Thiếu Vitamin B6 Là Gì ?
4.1. Thiếu Vitamin B6
Khi cơ thể thiếu vitamin B6 sẽ có biểu hiện một số triệu chứng dễ nhận biết. Như làm ngứa ran, tê và đau ở bàn tay và bàn chân. Ảnh hưởng đến bệnh thần kinh ngoại biên. Nó còn dẫn đến tình trạng thiếu máu, co giật, phiền muộn, lú lẫn và suy giảm hệ miễn dịch. Mắt sẽ cảm thấy đau rát dữ dội, mỏi, xót mắt hoặc rối loạn thị giác. Điều này cũng có nghĩa cơ thể thiếu cả nhóm vitamin B như vitamin b1, b6, b12.
Đối với trẻ em, việc thiếu hụt vitamin B sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến các chức năng của não bộ. Làm kém quá trình học tập. Các triệu chứng đó bao gồm hay quên, buồn rầu, lo lắng, chóng mặt và mất tỉnh táo. Khi mặt của bé có các vết nứt hay ở khóe miệng có các vết loét hoặc da bị khô, viêm hoặc xuất hiện viêm da dị ứng. Đây cũng có thể là dấu hiệu thiếu hụt vitamin nhóm B.
4.2. Tác hại khi dùng quá nhiều vitamin
Sử dụng quá nhiều vitamin B6 có trong thực phẩm hoặc bổ sung qua thuốc cũng có thể gây một số tác dụng phụ. Bổ sung lượng lớn vitamin gây ảnh hưởng không tốt đến thận. Bởi vì thận sẽ đào thải lượng vitamin không được sử dụng đến, kể cả lượng lớn. Do đó, thận phải hoạt động nhiều và chịu áp lực lớn cho việc đào thải không cần thiết này.
Bên cạnh đó, lượng lớn vitamin b6 gây tổn thương da đau đớn và xuất hiện triệu chứng tiêu hóa, như ợ nóng và buồn nôn. Gây thiếu kiểm soát cơ, nhạy cảm với ánh sáng mặt trời, ánh sáng. Gây cảm giác tê cơ thể, giảm khả năng cảm nhận đau hoặc nhiệt độ khắc nghiệt. Tuy vitamin có lợi cho cơ thể, nhưng thừa hoặc thiếu vẫn gây ảnh hưởng xấu đến cơ thể. Vì thế, các bạn hãy bảo đảm sử dụng mọi thứ cho cơ thể với liều lượng hợp lý theo khuyến cáo.
XEM THÊM THÔNG TIN LIÊN QUAN