Toluen là gì là chủ đề được khá nhiều người quan tâm trong thời gian gần đây. Sở dĩ dung môi này được đông đảo người dùng quan tâm tìm kiếm là vì những ứng dụng mà nó sở hữu. Bên cạnh mang lại những ứng dụng quan trọng cho người dùng thì Toluen cũng là một hóa chất có độc tính cao mà người tiêu dùng nên biết để phòng tránh khi lỡ tiếp xúc với chúng. Bài viết dưới đây sẽ để cập chi tiết về dung môi này hãy cùng chúng tôi tìm hiểu.
1. Toluen Là Gì ?
Dung môi Toluen hay còn được biết đến bằng những tên gọi khác nhau như Metylbenzen hay Phenylmetan. Hóa chất này có đặc điểm nhận dạng là một chất lỏng trong suốt, đặc biệt có mùi thơm nhẹ, không tan trong cồn, trong ether, và acetone.
Toluen là một hydrocacbon thơm được sử dụng chủ yếu làm dung môi trong công nghiệp. Công thức hóa học của Toluen được viết dưới dạng là C7H8
2. Cấu Tạo Phân Tử Của Toluen
3. Tính Chất Vật Lý Và Hóa Học Của Toluen
3.1 Tính chất vật lý
Tính chất vật lý tiêu biểu đầu tiên của dung môi Toluen là ít hòa tan trong nước. Độ hòa tan trong nước của nó ở 16 độ C là 0.047g/100ml còn ở 150 độ C là 0.04g/100ml.
Tuy ít hòa tan trong nước nhưng dung môi Toluen lại có khả năng hòa tan rất tốt chất béo, dầu, nhựa thông, lưu huỳnh, iot.
Ngoài ra Toluen cũng có thể tan lẫn hoàn toàn với một số dung môi hữu cơ như là xeton, rượu, este…
Một tính chất vật lý đáng lưu ý khác của dung môi Toluen là rất dễ cháy.
- Khối lượng phân tử 92.14 g/mol.
- Tỷ trọng và pha 0,8669 g/cm³, lỏng
- Độ hoà tan trong nước là 0,053 g/100 mL (20-25 °C).
- Nhiệt độ nóng chảy là −93 độ C (180 K)/(-135,4°F)
- Nhiệt độ sôi là 110.6 độ C.
- Nhiệt độ tới hạn là 320 độ C.
- Độ nhớt là 0,590 cP ở 20 độ C.
3.2 Tính chất hóa học của Toluen là gì ?
Toluen mang đầy đủ tính chất hóa học của nhóm hidrocacbon như là dễ dàng tham gia phản ứng thế nhưng khó tham gia phản ứng cộng và bền vững với các chất oxi hóa.
Khi Toluen tham gia phản ứng với chất brom khan cho ra Brom Toluen và axit HBr. Ta có phương trình minh họa như sau
Br2 + C6H5CH3 → C6H5CH2Br + HBr
Khi Toluen tham gia phản ứng với khí clo sản phẩm tạo thành là diclometan và axit HCl trong điều kiện xảy ra phản ứng là có sự xúc tác của ánh sáng.
Cl2 + C6H5CH3 → HCl + C6H5CH2Cl
Toluen tham gia phản ứng với nitro hóa tạo ra nitrotoluen và nước .
Toluen tham gia phản ứng cộng với H2 tạo ra metylxiclohexan.
4. Điều Chế Toluen
Có nhiều phương pháp để có thể điều chế Toluen như là dùng CaCl2, CaH2, CaSO4, P2O5 hay natri để tách nước. Hay cũng có thể dùng cách cho benzen tinh khiết tác dụng với CH3Cl để tạo ra Toluen. Tuy nhiên người ta ít lựa chọn cách này vì benzen là một dung môi khá tốn kém…
Hiện nay, người ta thường dùng phương pháp chưng cất dầu mỏ hoặc than đá để tạo ra dung môi Toluen trong sản xuất công nghiệp. Sở dĩ cách này được ưa thích vì nó vừa tận dụng được nguồn tài nguyên thiên nhiên. Lại có thể áp dụng sản xuất với số lượng lớn giúp giảm thiểu chi phí sản xuất.
C6H6 + Cl2 → C6H5Cl + HCl
C6H5Cl + CH3Cl + 2Na → C7H8 + 2NaCl
C6H6 + CH3Cl-->C7H8 +HCl
5. Ứng Dụng Của Toluen Là Gì ?
Toluen được sử dụng phổ biến trong các lĩnh vực:
- Dung môi Toluen được ứng dụng chủ yếu trong công nghiệp sản xuất sơn, cao su, sơn mài, keo dán và chất kết dính.
- Nó là thành phần của sơn nhiều loại sơn bề mặt như sơn xe hơi, đồ gia dụng nội thất, sơn tàu và sơn quét.
- Toluen còn được ứng dụng trong sản xuất nhựa tổng hợp và là một thành phần phần trong các chất tẩy rửa.
- Ngoài ra Toluen còn được sử dụng trong sản xuất thuốc nhuộm, y khoa, nước hoa…
- Bên cạnh đó Toluen cũng ứng dụng trong lĩnh vực sản xuất keo dán và các sản phẩm cùng loại nhờ có khả năng hoà tan mạnh mẽ.
Nếu cần mua C7H8 bạn có thể tham khảo thêm tại TOLUEN
6. Hóa Chất Toluen Có Độc Không ?
Do Toluene có cấu tạo và tính chất hóa học tương đồng với Benzen. Vì vậy, Toluene khá độc nên chúng ta không nên tiếp xúc trực tiếp.
Khi tiếp xúc với Toluene, người tiếp xúc dễ mắc các triệu chứng như đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, mất ý thức… Nặng hơn có thể gây hôn mê, mất trí nhớ, viêm phổi, bỏng, viêm kết mạc, giác mạc, mù màu, viêm gan nhiễm độc, viêm cầu thận tổn thương tim mạch; ảnh hưởng đến hệ sinh sản,…
Trường hợp vô tình không may hít phải Toluen sẽ dẫn đến đau đầu, ngủ gật, vô thức, ảnh hưởng đến trung tâm thần kinh, hỏng não và có thể gây chết. Còn nếu nuốt phải thì cực kỳ nguy hiểm đến tính mạng nạn nhân.
7. Những Lưu Ý Khi Bảo Quản Và Sử Dụng Toluen
Bảo quản Toluen cực kì quan trọng, Toluen phải được để trong kho cao ráo, có mái che. Nhớ kỹ tránh những nơi có nhiệt độ cao trên 50 độ C. Những nơi gần nguồn nhiệt để tránh gây hoả hoạn. Khi tiếp xúc bị dính hoá chất phải rửa thật kĩ bằng xà phòng.
Khi tiếp xúc với Toluen cần trang bị đồ bảo hộ như mang khẩu trang, bao tay ủng hộ, đồ bảo hộ, mắt kính.
Khi xảy ra sự cố tiếp xúc với Toluen thì phải rửa bằng nhiều nước cho đến khi sự kích thích dịu đi, Còn nếu tình trạng không cải thiện thì nhanh chóng đưa nạn nhân đến trung tâm y tế gần nhất để được bác sĩ can thiệp kịp lúc.
XEM THÊM THÔNG TIN LIÊN QUAN