Từ lâu, tinh dầu tràm được biết đến như một dược liệu truyền thống của nhân gian. Với những công dụng đặc biệt trong y học và có thể sử dụng ở nhiều độ tuổi nên dầu tràm được rất nhiều người ưa chuộng, đặc biệt là dành cho trẻ nhỏ. Tuy nhiên, trẻ nhỏ là một độ tuổi khá đặc biệt, không phải bà mẹ nào cũng có thể hiểu rõ được công dụng và sử dụng sao cho đúng cách với trẻ. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về loại tinh dầu này và những lưu ý khi sử dụng dầu tràm đối với trẻ nhỏ.
1. Tinh Dầu Tràm Là Gì?
Dầu tràm là gì ? Một tinh dầu từ thiên nhiên, được chiết xuất từ lá tràm bằng phương pháp chưng cất hơi nước. Hiện nay, trên thị trường chúng ta có thể tìm thấy hai loại dầu tràm khá phổ biến là dầu tràm trà và dầu tràm gió. Tuy cùng chung một họ, nhưng hai loại này sẽ có một vài thành phần khác nhau nên công dụng của chúng cũng sẽ khác nhau.
- Tinh dầu tràm gió: Là loại tinh dầu được chiết xuất từ cây tràm gió. Một loại cây thuộc họ đào kim nương, thường mọc nhiều ở khu vực Đông Nam Á. Thành phần chính của tràm gió là Cineol (Eucalyptol), α-Terpineol và Limonene. Đặc biệt, Cineol có đặc tính kháng khuẩn, chống viêm nên thường được sử dụng để chăm sóc sức khỏe.
- Tinh dầu tràm trà: Là loại tinh dầu được chiết xuất từ cây tràm trà. Đây cũng là loại cây cùng họ với cây tràm gió, nhưng được phân bố chủ yếu ở Úc. Tinh dầu từ tràm trà thường được sử dụng để chăm sóc da, trị mụn do có chưa các hoạt chất Gamma-terpinene và Terpinen-4-ol.
2. Công Dụng Của Dầu Tràm
Dầu tràm là một loại dược liệu không thể thiếu ở nhiều gia đình. Vậy dầu tràm có tác dụng gì ?
- Khả năng kháng khuẩn, chống viêm nhiễm: Như bạn đã biết, thành phần chủ yếu của dầu tràm đó là Cineol – một hoạt chất có đặc tính kháng khuẩn, chống viêm. Chính vì thế mà bạn có thể sử dụng dầu tràm có tác dụng để điều trị các bệnh như nhiễm trùng, nấm da,….
- Chữa các bệnh đường hô hấp: Cineol trong dầu tràm còn có công dụng điều trị các bệnh liên quan đến được hô hấp như viêm xoang, viêm được hô hấp hay bệnh cảm cúm. Đồng thời, dầu tràm còn có thể ngăn ngừa các bệnh viêm phế quản, viêm thanh quản,…
- Hỗ trợ giảm đau: Với những cơn đau đầu, đau khớp, nhức mỏi… bạn đều có thể sử dụng dầu tràm để giảm đau hiệu quả. Không những thế, tinh dầu có thể hỗ trợ giảm đau răng và viêm nướu.
- Làm đẹp da, trị mụn: Đặc biệt với khả năng kháng khuẩn nên dầu tràm còn được biết đến với công dụng điều trị mụn. Ngoài ra, tinh dầu còn có thể giảm bã nhờn, se khít lỗ chân lông và giúp làn da trở nên khỏe mạnh.
- Đuổi côn trùng: Ngoài những công dụng chăm sóc sức khỏe thì dầu tràm còn có khả năng xua đuổi côn trùng. Hầu hết các loại côn trùng rất sợ tinh mùi dầu tràm, đặc biệt là ruồi, muỗi. Bên cạnh đó, bôi tinh dầu lên những vết cắn của côn trùng có thể giảm sưng tấy và ngứa.
⇒ Bạn muốn mua tinh mùi dầu tràm chất lượng, uy tín, giá tốt? Hãy tham khảo ngay tại Tinh Mùi Dầu Tràm
3. Tinh Dầu Tràm Phù Hợp Với Những Ai?
Chiết xuất hoàn toàn từ tự nhiên nên dầu tràm rất an toàn khi sử dụng ở người lớn và trẻ nhỏ. Điểm đặc biệt ở dầu tràm là không nóng như các loại dầu khác nên thường được sử dụng cho mẹ bầu và trẻ sơ sinh. Một số công dụng của tinh chất dầu tràm đối với trẻ nhỏ.
- Ngăn ngừa vi khuẩn, vi rút gây bệnh cho bé.
- Điều trị các căn bệnh thường gặp ở trẻ như rôm sảy, phát ban, thủy đậu,…
- Điều trị các căn bệnh liên quan đến đường hô hấp như ho, viêm phế quản, sổ mũi,…
- Mùi hương của tinh dầu giúp kháng khuẩn không khí, giúp bé tăng sức đề kháng, tăng cường sức khỏe,…
- Với đặc điểm không gây nóng rát, phù hợp với làn da mỏng nên dầu tràm còn được sử dụng để bôi lên những vết muỗi hay kiến cắn cho bé.
4. Cách Dùng
Một số cách sử dụng tinh dầu tràm bạn có thể tham khảo:
- Đối với phụ nữ sau sinh hoặc mang thai: Bôi lên những vùng như thái dương, cổ, lưng, bụng…
- Xông phòng, làm sạch không khí: Nhỏ từ 3-5 giọt vào máy xông tinh dầu để khuếch tán mùi hương. Mùi hương của tinh dầu giúp thanh lọc không khí, tạo cảm giác dễ chịu.
- Xông hơi giải cảm: Nhỏ từ 2-3 giọt vào máy xông mũi họng hoặc cho vào cốc nước sôi. Hơi nước cùng dầu tràm sẽ giúp sát trùng mũi họng.
5. Những Lưu Ý Khi Sử Dụng Tinh Dầu Tràm Cho Trẻ Sơ Sinh
Hầu hết các mẹ thường sử dụng dầu tràm để tắm hoặc thoa trực tiếp cho bé. Nhưng không phải ai cũng có thể sử dụng đúng cách để đảm bảo an toàn cho trẻ cũng như phát huy tối đa công dụng của tinh dầu. Có những điều bạn cần lưu ý khi sử dụng dầu tràm dành cho trẻ.
5.1. Tránh sử dụng tinh dầu ở những vùng da nhạy cảm
Như chúng ta đã biết, dầu tràm có tính ấm nhưng không nóng như những loại dầu khác nên rất an toàn cho trẻ. Tuy nhiên, trong dầu tràm vẫn chứa một số hoạt tinh nóng. Những hoạt tính này ít nhiều vẫn sẽ gây kích ứng cho những vùng da nhạy cảm của trẻ như mặt, đầu, cổ,…Chính vì thế các mẹ nên biết cách dùng tinh dầu tràm là không nên bôi trực tiếp tinh dầu lên những vùng da này.
Bên cạnh đó, mẹ tuyệt đối không bôi dầu tràm lên mũi của bé. Vì mũi rất dễ bị kích ứng và gây tổn thương cho niêm mạc bên trong mũi của bé. Những vị trí thoa dầu tràm thích hợp cho trẻ là vùng lưng, ngực, lòng bàn tay và lòng bàn chân.
5.2. Lượng tinh dầu được tính bằng giọt
Phần trên mình có giới thiệu tinh dầu tràm huế được chiết xuất 100% tự nhiên nên khá đậm đặc. Đồng thời, tinh dầu cũng có tính ấm, vì thế khi sử dụng mẹ cần phải đong đếm thật kỹ lưỡng để tránh gây kích ứng đến da của bé. Một số liều lượng khuyên dùng cho da của bé.
- Pha nước tắm: 3 đến 5 giọt
- Xông hơi tinh dầu: 3 đến 4 giọt
- Thoa những vết sưng do muỗi hoặc kiến cắn: 1 giọt
- Thoa tinh dầu để massage cho bé: 1 giọt
- Thoa vào lòng bàn tay hoặc lòng bàn chân: 1 giọt.
5.3. Một số lưu ý khác khi bôi tinh dầu tràm cho bé
Ngoài hai lưu ý trên, có một số điều mà bạn cần quan tâm khi dùng tinh dầu cho bé.
- Đặc biệt không được bôi tinh dầu lên vết thương hở. Không những không làm lành vết thương mà sẽ còn khiến tình trạng vết thương trở nên xấu hơn.
- Bố mẹ không nên bôi tinh dầu trực tiếp lên da của bé. Thay vào đó, nên nhỏ tinh dầu ra lòng bàn tay, xoa đều trước khi bôi lên người bé. Điều này sẽ giúp bố mẹ kiểm soát được lượng dầu phù hợp sử dụng cho bé.
- Một trường hợp thường gặp là trẻ có thể uống phải tinh dầu tràm. Lúc này, bố mẹ phải hết sức bình tĩnh, cho bé uống thật nhiều sữa. Vì sữa có khả năng trung hòa, làm giảm nồng độ lượng tinh dầu trong dạ dày của bé. Sau đó, đưa bé đến bác sĩ để được hỗ trợ kịp thời.
- Mẹ không nên lạm dụng tinh dầu một cách quá mức, chỉ sử dụng ở những trường hợp cần thiết.
Tinh dầu tràm được biết đến là một dược liệu phổ biến với nhiều người, đặc biệt là trẻ nhỏ. Tuy nhiên, khi sử dụng tinh dầu cho trẻ cần phải lưu ý một số điều để tránh các trường hợp không mong muốn. Thông qua bài viết trên, Hóa Chất Trần Tiến cũng mong muốn sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về dầu tràm và công dụng tinh dầu tràm.
XEM THÊM THÔNG TIN LIÊN QUAN