Tinh Dầu Tràm Nguyên Chất Và Cách Phân Biệt

Như chúng ta đã biết, tinh dầu tràm là một dược liệu khá phổ biến trong nhân gian, được rất nhiều người ưa chuộng. Cũng chính vì điều đó mà chúng rất dễ bị làm nhái hoặc pha trộn với nhiều tạp chất khác. Vậy làm sao để phân biệt tinh dầu tràm nguyên chất? Đây là điều hết sức quan trọng, vì có thể bạn không chỉ sử dụng tinh dầu tràm cho bản thân mà còn có thể dành cho con của bạn. Trong bài viết hôm nay, Hóa Chất Trần Tiến mách cho bạn những mẹo hay để phân biệt tinh dầu tràm nguyên chất.

1. Đôi Nét Về Tinh Dầu Tràm

1.1. Tinh dầu tràm là gì?

Tinh dầu tràm được chiết xuất từ cành, lá hoặc thân của cây tràm bằng phương pháp chưng cất hơi nước. Tinh dầu tràm nguyên chất là loại tinh dầu không được pha lẫn với nước hay bất kỳ tạp chất nào và phải được chiết xuất từ cây tràm theo đúng phương pháp. Tinh dầu tràm được chia làm hai loại là tinh dầu tràm gió và tinh dầu tràm trà. Hiện nay, tinh dầu tràm gió được sử dụng phổ biến hơn với công dụng điều trị các bệnh hô hấp và đuổi muỗi, trị vết muỗi cắn…

Tinh Dầu Tràm Nguyên Chất Giới Thiệu
Tinh Dầu Tràm Được Chiết Xuất Từ Cành, Lá Hoặc Thân Cây Tràm

1.2. Tác dụng của tinh dầu tràm

Một số công dụng phổ biến của tinh dầu tràm như:

  • Trị ho
  • Chống cảm lạnh, giữ ấm cơ thể
  • Hỗ trợ giảm đau
  • Chăm sóc da, trị mụn
  • Chăm sóc tóc
  • Làm sạch răng miệng
  • Kháng khuẩn, làm sạch không khí
  • Xua đuổi côn trùng
Tinh Dầu Tràm Nguyên Chất Ho
Tinh Dầu Tràm Giúp Giảm Ho

2. Thực Trạng Tinh Dầu Giả Hiện Nay

Trong những năm gần đây, nhu cầu sử dụng tinh dầu tràm của người dân tăng khá cao. Đặc biệt đối với người cao tuổi, trẻ nhỏ và mẹ bầu là những đối tượng thường chịu ảnh hưởng nhiều từ môi trường xung quanh, dẫn đến những căn bệnh liên quan đến đường hô hấp. Và tinh dầu tràm chính là bài thuốc hữu hiệu để điều trị những căn bệnh này.

Nắm bắt được điều này, nhiều cơ sở sản xuất, kinh doanh tinh dầu tràm mọc lên như nấm. Cũng từ đây, nhiều vấn đề được đặt ra, tinh dầu tràm có thật sự chất lượng hay không, đã qua kiểm định hay có giấy chứng nhận không? Bài quảng cáo nào cũng nói rằng “Tinh dầu tràm nguyên chất 100%, không pha trộn”. Vậy nó có thật sự đúng như lời quảng cáo.

Thực Trạng Tinh Dầu Tràm Hiện Nay
Thực Trạng Tinh Dầu Tràm Hiện Nay

Nhiều cơ sở vì lợi nhuận mà làm giả tinh dầu, pha trộn các tạp chất,… Điều này sẽ gây ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe của người sử dụng. Mà đặc biệt các đối tượng thường sử dụng lại là trẻ nhỏ, người cao tuổi và phụ nữ mang thai.

“Vậy làm sao để mua được tinh dầu nguyên chất?” Một câu hỏi khá hay được người tiêu dùng đặt ra.

3. Sự Khác Nhau Về Nguyên Liệu Giữa Tinh Dầu Tràm Nguyên Chất Và Tinh Dầu Pha

Nếu như tinh dầu tràm nguyên chất được chiết xuất 100% từ thân, cành và lá của cây tràm thì sản phẩm tinh dầu tràm pha lại có thành phần chính là tinh dầu chổi. Đây là loại tinh dầu có giá thành rẻ, không có công năng chữa bệnh, thậm chí có thể gây hại đối với trẻ sơ sinh. Ngoài dầu chổi, các cơ sở sản xuất còn sử dụng hóa chất để pha chế dầu tràm.

Sự Khác Nhau Về Nguyên Liệu Giữa Tinh Dầu Nguyên Chất Và Tinh Dầu Pha
Sự Khác Nhau Về Nguyên Liệu Giữa Tinh Dầu Nguyên Chất Và Tinh Dầu Pha

Hiện nay có hai loại dầu chổi gắn mác dầu tràm nguyên chất là dầu chổi nguyên chất và dầu chổi pha. Dầu chổi nguyên chất sẽ có màu vàng đậm hơn so với dầu chổi pha.

4. Cách Nhận Biết Tinh Dầu Trầm Nguyên Chất Đơn Giản Hiêu Quả

4.1. Nhận biết tinh dầu tràm bằng thị giác

Đây được xem là cách phổ biến mà nhiều người thường áp dụng để phân biệt tinh dầu tràm. Có nhiều cách để bạn nhận biết bằng mắt như:

  • Đầu tiên, bạn có thể lắc thật mạnh chai tinh dầu để có bọt khí sủi lên. Đối với tinh dầu nguyên chất, sau khi lắc thì chỉ từ 3 – 4 giây, bọt khí sẽ tan mất. Ngược lại, tinh dầu tràm pha sẽ cần rất nhiều thời gian để bọt khí có thể tan biến hết.
  • Về màu sắc, tinh dầu tràm nguyên chất thường có vàng nhạt hoặc màu vàng xanh và không bị vẩn đục. Còn tinh dầu tràm giả có màu vàng đậm hơn nhiều so với tinh dầu thật và có vẩn đục. Việc màu sắc khác nhau của tinh dầu nguyên chất đó là do nguyên liệu tạo thành, lá non sẽ cho màu nhạt hơn so với lá già.
  • Khi mua tinh mùi dầu tràm bạn cũng nên chú ý kỹ phần nước bên trong. Nếu như thấy hiện tượng lọ tinh dầu chia thành hai phần thì đó có nghĩa lọ tinh dầu này đã pha với nước. Vì theo nguyên tắc dầu nhẹ hơn nước nên sẽ nổi lên trên, còn nước ở dưới.
Nhận Biết Tinh Dầu Tràm Bằng Thị Giác
Nhận Biết Tinh Dầu Tràm Bằng Thị Giác

4.2. Phân biệt tinh dầu tràm nguyên chất bằng khứu giác

Đây cũng là cách khá dễ để bạn phân biệt tinh dầu tràm thật và tinh dầu tràm giả. Tinh dầu tràm thật thường có mùi hương dịu nhẹ, không cay nồng. Ngoài ra, tinh dầu tràm có mùi thơm đặc trưng của chất Cineol, thành phần chính trong dầu tràm.

Ngược lại với dầu tràm nguyên chất thì dầu tràm pha từ dầu chổi sẽ có mùi rất hăng, khiến chúng ta cảm thấy khó chịu.

Phần Biệt Dầu Tràm Bằng Khứu Giác
Phần Biệt Tinh Dầu Tràm Nguyên Chất Bằng Khứu Giác

4.3. Phân biệt tinh dầu tràm nguyên chất bằng xúc giác

Ngoài cách phân biệt tinh dầu bằng thị giác và khứu giác thị bạn cũng có thể phân biệt tinh dầu bằng xúc giác. Bạn có thể nhỏ vài giọt tinh dầu lên da. Tinh dầu thật sẽ thẩm thấu rất nhanh, không để lại cảm giác dính, khó chịu hay nóng cho da. Đó cũng chính là lý tinh dầu tràm có thể sử dụng đối với những người có làn da mỏng hay da nhạy cảm.

Ngược lại, khi bạn cảm thấy tinh dầu vừa bôi lên da cho cảm giác dính, gây khó chịu thì đây chính là tinh dầu giả.

Phân Biệt Dầu Tràm Bằng Xúc Giác
Phân Biệt Tinh Dầu Tràm Nguyên Chất Bằng Xúc Giác

4.4. Những cách phân biệt tinh dầu tràm khác

Ngoài những cách mà mình vừa nêu ở trên thì còn một số cách khác để bạn có thể phân biệt tinh dầu tràm thật và tinh dầu tràm giả. Tuy nhiên, những cách này yêu cầu bạn sẽ phải trải qua một thời gian sử dụng hay không thể thử nghiệm trực tiếp tại cửa hàng do cần một vài dụng cụ nhỏ. Cụ thể như:

  • Thử tinh dầu bằng giấy: Đây là một cách rất dễ phân biệt. Bạn chỉ cần nhỏ tinh dầu ra giấy trắng, tinh dầu thật sẽ bay hơi rất nhanh, chỉ từ 5-7 phút là có thể trả hiện trạng tờ giấy về ban đầu. Ngược lại tinh dầu giả rất khó bay hơi và sẽ để lại vết loang trên tờ giấy.
  • Nhỏ tinh dầu vào cốc nước lọc: Tinh dầu thật sẽ nổi trên mặt nước và không hòa tan. Trong khi đó tinh dầu giả sẽ chìm xuống và hòa tan rất nhanh.
  • Nhận biết qua quá trình sử dụng: Tinh dầu tràm được biết với khả năng đuổi muỗi rất hiệu quả. Ngược lại thì dầu tràm giả không thể làm được điều này. Thậm chí có thể gây phỏng da khi bạn bôi lên vết cắn của côn trùng.

⇒ Bạn muốn mua tinh mùi dầu tràm chất lượng, uy tín, giá tốt? Hãy tham khảo ngay tại Tinh Mùi Dầu Tràm

5. Cách Sử Dụng Tinh Dầu Tràm Đúng Cách

Những cách sử dụng tinh dầu tràm để phát huy tối đa công dụng:

  • Thoa hai bên thái dương, xương ức, xương sống, gan bàn chân, bàn tay… giúp giữ ấm, tránh gió, giảm đau, giải cảm, giảm ho…
  • Xông trong phòng làm việc, phòng ăn, phòng ngủ,…
  • Thoa lên vết muỗi đốt, côn trùng cắn,…
  • Xông, hít, ngửi dầu tràm vào vùng mũi họng giúp thông mũi, thoáng họng giảm ngạt mũi…
  • Tắm nước ấm có pha thêm vài giọt tinh dầu.
  • Nhỏ nhiều giọt tinh dầu vào bồn nước. Ngâm mình trong khoảng 10-20 phút để giúp cơ thể thư giãn sau khi làm việc hoặc chơi thể thao.
  • Nhỏ 2 giọt tinh dầu vào cốc nước ấm rồi dùng dung dịch này súc miệng 2 lần/ ngày sẽ chống hôi miệng, viêm lợi.
Tinh Dầu Tràm Nguyên Chất Cách Dùng
Xông Tinh Dầu Trong Phòng

 

6. Những Lưu Ý Khi Sử Dụng Tinh Dầu Tràm

Một vài điều cần lưu ý khi sử dụng dầu tràm:

  • Không để rơi vào mắt, không thoa tinh dầu vào các vết thương hở.
  • Không tiếp tục sử dụng nếu phát hiện có mùi, màu sắc lạ.
  • Trước khi bôi diện rộng, nên bôi thử lên mu bàn tay để thử khả năng kích ứng của da.
  • Không nên quá lạm dụng, chỉ dùng một lượng vừa đủ.
Tinh Dầu Tràm Nguyên Chất Lưu Ý
Chỉ Nên Dùng Lượng Vừa Đủ

Vậy là bạn đã có tích góp được cho bạn thân những mẹo hay để phân biệt tinh dầu tràm nguyên chất. Hy vọng với những kiến thức mà chúng tôi chia sẻ sẽ giúp cho bạn mua được chai tinh dầu tràm ưng ý.

XEM THÊM THÔNG TIN LIÊN QUAN

Đánh giá post