Công Dụng Của Thuốc Tím Trong Thủy Sản Ít Người Biết

Thuốc Tím Thủy Sản là một chất oxy hóa mạnh. Nó được ứng dụng hiệu quả trong xử lý nước cũng như dùng phổ biến trong thủy sản. Vậy tác dụng cụ thể của thuốc tím trong xử lý nước là gì ? Cách sử dụng và liều lượng như thế nào là hiệu quả và an toàn nhất. Xin mời các bạn tiếp tục theo dõi bài viết sau để tìm hiểu tất tần tật thông tin thú vị xoay quanh thuốc tím. Hy vọng bài viết sẽ mang thông tin hữu ích đến các bạn.

1. Công Dụng Của Thuốc Tím Trong Nuôi Trồng Thủy Sản

Thuốc tím KMnO4 trong nuôi trồng thủy sản rất hiệu quả với khả năng tiêu diệt vi khuẩn, nấm, tảo,… Đặc biệt, nó có thể diệt các loại virus gây bệnh cho tôm cá. Tôm cá thường mắc bệnh do thông qua việc oxy hóa màng tế bào, phá hủy các enzyme đặc biệt điều khiển quá trình trao đổi chất của tế bào. Còn oxy hóa chất hữu cơ lắng tụ ở nền đáy. Oxy hóa các chất diệt cá như rotenone và antimycin và có thể ngăn chặn quá trình nitrite hóa.

Thuốc tím hoạt động dưới dạng MnO4– với nồng độ thích hợp có thể tiêu diệt được nhóm nguyên sinh động vật và nhóm vi khuẩn dạng sợi tạo mảng bám trên tôm. Sử dụng thuốc tím sẽ làm giảm lượng oxy hòa tan trong ao. Thực tế, thuốc tím có lợi thế hơn sulfate đồng (CuSO4) trong việc diệt tảo. Bởi vì thuốc tím được đánh giá an toàn hơn trong môi trường có độ kiềm thấp. Ngoài ra, loại thuốc này còn làm giảm lượng hữu trong nước, giảm mật độ tảo. Xử lý một số bệnh liên quan đến vi khuẩn, kí sinh trùng ở mang và nấm trên tôm cá.

Công Dụng Thuốc Tím Thủy Sản
Công Dụng Thuốc Tím Thủy Sản

2. Cách Sử Dụng Thuốc Tím Dùng Trong Thủy sản

2.1. Một số chú ý

Trước khi sử dụng, các bạn nên chú ý rằng thuốc tím KMnO4 chỉ được dùng xử lý nước ở đầu và cuối vụ nuôi. Tuyệt đối không sử dụng trong quá trình nuôi vì KMnO4 kết hợp với nước sẽ tạo ra MnOgây độc cho tôm. Sau khi thuốc phân hủy, bay hơi hết thì người nuôi cần tiến hành gây màu nước, cấy vi sinh và thả tôm giống trong thời gian sử dụng. Và sau khi sát trùng nước 48 giờ, người nuôi tiến hành cấy vi sinh để bổ sung lợi khuẩn bacillus vào trong nước. Để khống chế sự phát triển của các vi khuẩn gây bệnh.

Không dùng thuốc tím chung với một số loại thuốc sát trùng khác như formaline, iodine, H2O2,…Quá trình xử lý có thể ảnh hưởng đến tôm cá. Vì thế, khoảng cách giữa 2 lần xử lý ít nhất là 4 ngày. Lưu ý, người dùng cũng nên theo dõi quan sát sức khỏe tôm cá sau khi xử lý.

Bên cạnh đó, người dùng cần tăng cường chạy quạt nước. Bởi vì thuốc tím diệt tảo sẽ dẫn đến tình trạng thiếu oxy trong ao. Thực tế, thuốc tím thương mại ở dạng tinh thể hoặc bột. Đối với dạng bột, cần phải hòa tan trong nước rồi tạt đều khắp bề mặt ao để tăng hiệu quả sử dụng. Cần xử lý thuốc tím trước khi bón phân và không sử dụng thuốc tím cùng lúc với thuốc diệt cá.

Chú Ý Khi Dùng
Chú Ý Khi Dùng

2.2. Liều lượng khuyến cáo

Liều lượng sử dụng thuốc tím sử dụng phụ thuộc vào vào mức độ chất hữu cơ trong nước. Vì thế, việc ước lượng hàm lượng thuốc tím sử dụng rất quan trọng. Bởi vì lượng thuốc tím sẽ phản ứng với vật chất hữu cơ, trở nên trung tính và không đủ độc lực để tiêu diệt mầm bệnh. Một số liều lượng khuyến cáo cụ thể như sau:

  • Bắt đầu sử dụng thuốc tím thông thường với liều 2 mg/L
  • Liều lượng diệt khuẩn thích hợp từ 2 – 4 mg/L
  • Liều lượng diệt virus có thể dùng > 50 mg/L
  • Khử mùi và vị nước: liều lượng tối đa 20 mg/L
Liều Lượng Sử Dụng
Liều Lượng Sử Dụng

2.3. Cách sử dụng

Sau khi dùng, nước có quá trình chuyển màu từ tím sang hồng trong vòng 8-12 giờ. Điều này chứng tỏ lượng thuốc tím sử dụng đã đủ không cần tăng thêm. Tuy nhiên, trong vòng 12 giờ xử lý, màu nước chuyển sang màu nâu. Có nghĩa là chưa đủ liều, do đó có thể thêm 1-2 mg/L nữa. Thời gian xử lý thuốc tím thường được bắt đầu vào sáng sớm để phù hợp quan sát sự chuyển màu của thuốc tím trong 8-12 giờ. Và hãy sử dụng thuốc tím khi trời mát. Hòa tan thuốc tím đều vào nước, sau đó các bạn tạt đều xuống ao.

Thuốc Tím Thủy Sản Sử Dụng
Nước Sẽ Chuyển Từ Tím Sang Hồng

3. Một Số Lưu Ý Khi Sử Dụng Thuốc Tím

Khi sử dụng thuốc tím cần lưu ý những quy tắc sau đây:

  • Sử dụng đúng liều lượng khuyến cáo, tránh lãng phí.
  • Cần có những biện pháp cung cấp oxy phù hợp như bật quạt mạnh, thêm oxy viên,…
  • Không sử dụng thuốc tím cùng với các loại thuốc sát trùng khác.
  • Thuốc tím là chất oxy hóa mạnh, cần bảo quản nơi không có ánh sáng mặt trời hoặc nơi nhiệt độ cao.
  • Quá trình xử lý có thể ảnh hưởng đến sức khỏe động vật thủy sản, cần chú ý quan sát để đưa ra giải pháp phù hợp.

Qua những thông tin mà chúng tôi vừa chia sẻ, phần nào cũng đã giúp các bạn hiểu rõ hơn về thuốc tím thủy sản cũng như cách sử dụng thuốc tím trong nuôi tôm. Hy vọng bài viết này sẽ hữu ích đối với các bạn. Đừng quên chia sẻ cho những người bạn của mình để cùng nhau học hỏi thêm nhiều kiến thức bổ ích nhé !

XEM THÊM THÔNG TIN LIÊN QUAN

Đánh giá post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *