Thuốc Đen Than Hoạt Tính được sử dụng rộng rãi trong lĩnh vực y tế. Đây là loại viên không độc, khi uống vào, than hoạt không hấp thu vào máu mà thải ra ngoài cơ thể theo phân (tạo màu đen). Và cũng có thể dùng cho phụ nữ khi đang mang thai và cho con bú.
Với những công dụng hữu ích và đặc biệt của thuốc đen than hoạt tính, chúng ta hãy cùng theo dõi tiếp bài viết để tìm hiểu cách sử dụng an toàn nhất. Cũng như loại than hoạt tính nào được dùng trong y tế. Hy vọng bài viết sẽ mang thông tin hữu ích đến các bạn.
1. Thuốc Đen Than Hoạt Tính Là Gì ?
Thuốc than hoạt tính bao gồm thành phần chính là than hoạt tính, hay còn được gọi là charcoal. Nó được điều chế bằng hoạt hóa hơi nước ở nhiệt độ rất cao, áp suất lớn trong môi trường yếm khí. Thực tế, nguyên liệu chính để sản xuất than hoạt tính thường là gỗ. Hoặc các phế chất hữu cơ khác như: gáo dừa, cây tre, vỏ trấu.. Vì đây đều là những nguyên liệu sẵn có trong tự nhiên, nên than hoạt tính cực kì an toàn với sức khỏe con người.
Loại viên thuốc này có màu đen đặc trưng của carbon. Vì thế nó còn được gọi là thuốc đen than hoạt tính, thuốc đen trị tiêu chảy. Hay là thuốc đen giải độc mà các phương tiện truyền thông, báo đài thường xuyên nhắc đến. Tuy than hoạt tính là thuốc rẻ tiền nhưng luôn được xem là thuốc hàng đầu trong cấp cứu ngộ độc thực phẩm. Hoặc trong điều trị và xử lý ngộ độc nấm độc. Các bác sĩ Trung tâm Chống độc – Bệnh viện Bạch Mai chứng nhận nó dùng được trong cấp cứu, điều trị có hiệu quả một số trường hợp ngộ độc nấm độc.
2. Tác Dụng Của Thuốc Đen Than Hoạt Tính
Nhờ vào khả năng hấp phụ nên than hoạt tính, nên được dùng để giải độc trong các trường hợp ngộ độc thuốc và hóa chất, một số chất độc của nấm. Bên cạnh đó, nó còn xử lý các chất độc đang còn ở trong đường tiêu hóa, chưa vào máu. Và có tác dụng trị tiêu chảy, ngăn ngừa chướng bụng đầy hơi.
Thuốc than hoạt tính trong việc điều trị các triệu chứng của hội chứng ruột kích thích. Hoặc điều trị đau thượng vị, trào ngược dạ dày, và một loạt các vấn đề liên quan đến dạ dày khác đã đem lại kết quả khả quan. Trong đó, thuốc hiệu quả nhất ở rất nhiều trường hợp thực tế như cho những bệnh nhân bị tiêu chảy, đầy bụng,ợ hơi,…
3. Cách Sử Dụng Thuốc Hiệu Quả
Để xử lý việc ngộ độc, cần đưa sớm người bị ngộ độc đến cơ sở y tế để được cứu chữa kịp thời. Tốt nhất là 12 giờ đầu tiên sau ngộ độc. Đối với các chất acid hay kiềm mạnh, các loại cồn metylic, etylic, chất lithi, muối sắt, cyanid… thì than hoạt tính bất lực. Vì khả năng của nó đối với những chất trên rất yếu.
- Đối với ngộ độc thực phẩm cấp tính do vi sinh vật và độc tố: Nên dùng ở dạng viên nén nhai, viên nang, viên bao đường. Với liều thường khuyến cáo dùng từ 62,5 – 125 mg/1 lần x 2 – 3 lần/ngày. Dùng sau bữa ăn, trong 4 – 5 ngày. Trường hợp ăn khó tiêu, người lớn có thể dùng 125mg/1 lần x 2 – 3 lần/ngày.
- Đối với ngộ độc thực phẩm cấp tính do hóa chất: Thường dùng ở dạng bột mịn hoặc dạng nhũ dịch.
- Liều lượng dùng dạng bột mịn, người lớn dùng 50g. Cách dùng: khuấy trong 250ml, lắc kỹ trước khi uống, có thể dùng ống thông dạ dày. Nếu nhiễm độc nặng nhắc lại nhiều lần từ 25 – 50g, cách nhau 4 – 5 giờ. Có thể phải kéo dài đến 48 giờ. Trẻ em dùng 1g/kg thể trọng, Trường hợp nặng có thể lặp lại 4 – 6g.
- Liều lượng dùng dạng nhũ dịch: Liều dùng mỗi ngày đối với người lớn là 200ml, trẻ em 100 ml. Tổng lượng phải dùng có thể từ 1 – 6 lọ hoặc nhiều hơn, tùy vào mức độ ngộ độc. Nếu là ngộ độc nhẹ, chỉ cần dùng 1 lọ, nhưng nếu là ngộ độc nặng (kim loại…), có thể phải dùng 6 lọ trở lên.
4. Cơ Chế Hoạt Động Than Hoạt Tính
Dạ dày là nơi hấp thụ và tiêu hóa thức ăn, các hóa chất trong thực phẩm,…Các vấn đề đau bụng, viêm loét dạ dày,.. có thể do nguyên nhân thuốc trừ sâu trên hoa quả hay các vi khuẩn, axit gây khó tiêu. Vì thế, dùng thuốc than hoạt tính sẽ liên kết với dạ dày và đường ruột của bạn để loại bỏ các độc tố đó nhằm làm giảm triệu chứng mà chúng gây ra bệnh dạ dày.
Cách hiểu đơn giản thuốc than hoạt tính giống như một chiếc nam châm hút hết các độc tố . Sau đó, nó sẽ tự đào thải ra bên ngoài theo đường tiêu hóa một cách tự nhiên tránh ảnh hưởng đến cơ thể. Những trường hợp được sử dụng than hoạt tính như:
- Chữa ngộ độc, say bia rượu: uống kèm hoặc uống trước khi nhậu từ 10 – 15 phút.
- Chữa trứng đầy hơi, chướng khí, tiêu chảy: Giúp loại bỏ những vi khuẩn gây hại cho hệ tiêu hóa, giúp cho hệ tiêu hóa khỏe mạnh hơn.
- Tăng cường sức khỏe thận
5. Khuyến Cáo Liều Dùng Thuốc Than Hoạt Tính
Hiện nay, thuốc than hoạt tính có thể sử dụng với các dạng như: dạng lỏng, hỗn dịch, viên nén, viên nhai, thuốc bột pha hỗn dịch… Liều dùng khuyến cáo điển hình như:
- Liều dùng thông thường cho người lớn để khử trùng đường tiêu hóa: uống 25 – 100g hoặc dùng ống thông dạ dày một lần, pha loãng trong nước. Không khuyến cáo nên áp dụng sử dụng liều đơn than hoạt tính.
- Liều dùng nhiều lần: Liều khởi đầu: uống 50 – 100g. Hoặc bằng dùng ống thông dạ dày, pha loãng trong nước.
- Liều duy trì: 12,5g mỗi giờ, 25g mỗi 2 giờ. Hoặc 50g mỗi 4 giờ cho đến khi các triệu chứng chấm dứt.
- Đối với tình trạng người lớn bị đầy hơi. Thuốc viên nang và viên nén: 500 – 1040mg đến 4 lần mỗi ngày khi cần thiết. Không hiệu quả trong điều trị ngộ độc.
Đối với trẻ em
- Liều dùng thông thường cho trẻ em để khử trùng đường tiêu hóa, có thể dùng dạng pha loãng thành hỗn dịch. Hoặc huyền phù trong nước. Đối với liều đơn thì dưới 1 tuổi: uống 0,5 – 1 g/kg hoặc 10 – 25g. Hoặc bằng dùng ống thông dạ dày một lần. Từ 1 đến 12 tuổi: uống 0,5 – 1 g/kg hoặc 25 – 50g. Hoặc bằng dùng ống thông dạ dày một lần. Còn từ 13 đến 18 tuổi: uống 25 đến 100g hoặc dùng ống thông dạ dày một lần. Việc dùng liều đơn than hoạt tính hàng ngày không được khuyến cáo.
- Liều dùng nhiều lần dưới 13 tuổi với khởi đầu: uống 10 – 25g hoặc dùng ống thông dạ dày, pha loãng trong nước. Và liều duy trì: 1 – 2 g/kg mỗi 2 – 4 giờ. Còn từ 13 đến 18 tuổi, liều khởi đầu: uống 50 – 100g hoặc dùng ống thông dạ dày, pha loãng trong nước. Liều duy trì: 12,5g mỗi giờ, 25 g mỗi 2 giờ, hoặc 50g mỗi 4 giờ cho đến khi các triệu chứng ngộ độc chấm dứt. Từ 3 đến 18 tuổi:
- Liều dùng thông thường cho trẻ em bị đầy hơi: Thuốc viên nang và viên nén: 500 – 1040mg đến 4 lần mỗi ngày khi cần thiết. Không hiệu quả trong điều trị ngộ độc.
XEM THÊM THÔNG TIN LIÊN QUAN