Ưu Điểm Của Than Hoạt Tính Xử Lý Nước Thải

Than Hoạt Tính Xử Lý Nước Thải được sử dụng rộng rãi trong công nghệ xử lý nước thải. Nó có tác dụng nổi trội dùng để khử màu, khử mùi, khử độc và các tạp chất hữu cơ ô nhiễm có trong nước thải. Đây là một phương pháp khá hữu hiệu để để góp phần bảo vệ môi trường. Xin mời các bạn hãy cùng nhau tìm hiểu than hoạt tính xử lý nước là gì và nó hoạt động ra sao. Để có thể sử dụng tối ưu khả năng của than hoạt tính và chung tay bảo vệ môi trường. Hy vọng bài viết mang thông tin hữu ích đến các bạn.

1. Than Hoạt Tính Xử Lý Nước Thải Là Gì ?

Nước thải sẽ phát sinh trong quá trình sản xuất công nghiệp. Loại nước ô nhiễm này không thể thải ra môi trường và cần được xử lý. Vì thế, người ta thường dùng than hoạt tính như là một giải pháp xử lý nước thải phù hợp cho việc xử lý tại nguồn giữa xử lý sinh học và xử lý đầu nguồn.

COD, BOD, TOC, hydrocacbon, AOX, thuốc trừ sâu, xyanua, mùi, màu và các thông số khác được xử lý tối ưu. Đối với nước thải công nghiệp, than hoạt tính có tác dụng loại bỏ tất cả các chất ô nhiễm hữu cơ hòa tan.

Than hoạt tính xử lý nước thải là loại than được điều chế từ nguyên liệu gáo dừa già, khô,…Nó có đặc điểm với độ cứng ổn định theo pháp hoạt hóa hơi nước ở nhiệt độ rất cao. Than hoạt tính có thành phần chính là Carbon (Activated Carbon) chiếm khoảng 90% và gáo dừa. Phần còn lại là kim loại kiềm và tro bụi. Nó chủ yếu ở dạng vô định hình, có màu đen, tồn tại ở dạng tinh thể dạng grafit dùng để lọc hút nhiều loại hóa chất.

Than Hoạt Tính Xử Lý Nước

1.1. Về lịch sử

Trong các tài liệu cổ của người Hindu có niên đại từ năm 450 trước Công nguyên, người ta đã đề cập đến bộ lọc than để xử lý nước thải. Vào thế kỷ 18 và 19, nhờ vào độ xốp cao và diện tích bề mặt lớn của than hoạt tính nên than hoạt tính được sử dụng rộng rãi trong công nghiệp để khử màu nước thải sản xuất. Vì thế, việc sử dụng carbon dưới dạng than hoạt tính đã được sử dụng từ xa xưa.

Than hoạt tính đóng vai trò như môi trường hấp thụ trong quá trình xử lý nước thải. Bên cạnh đó, nó còn dùng để loại bỏ chất hữu cơ và khí độc. Thực tế thì nhà máy xử lý nước thải ở Philadelphia Hoa Kỳ là nơi đầu tiên sử dụng bể hấp phụ than hoạt tính vào năm 1930. Vào những năm 1960-1970, các nước phương Tây bắt đầu sử dụng than hoạt tính để xử lý nước sinh hoạt. Đến nay, than hoạt tính đã được sử dụng rộng rãi ở hầu hết các quốc gia trên thế giới.

1.2. Thông số kỹ thuật của than hoạt tính

Các thông số cơ bản:

  • Hình dạng: Dạng viên hình trụ, mầu đen, độ dài 2 -4mm.
  • Tỷ trọng: 650 – 700kgm3.
  • Quy cách đóng bao: 25kg/bao.
  • Nơi sản xuất: Bến Tre, Việt Nam.
  • Nguyên liệu sản xuất: Than gáo dừa theo phương pháp hoạt hóa ở nhiệt độ 900 – 1000 độ C.

1.3 Các dạng thanh hoạt tính xử lý nước thải

Tùy nhu cầu sử dụng mà than hoạt tính được chia làm 3 loại chính:

  • Than hoạt tính dạng bột: là một dạng than mịn, loại than này thường được dùng để khử mùi, lọc màu, lọc các loại kim loại nặng hòa tan trong nước nhờ diện tích bề mặt tiếp xúc lớn. Tuy nhiên, do độ ổn định của loại than này không cao nên nó rất dễ bị rửa trôi khi xử lý nước thải ở nơi có dòng chảy mạnh. Vì vậy, than hoạt tính dạng bột chỉ phù hợp để xử lý nước thải ở những bể chứa có dòng chảy nhẹ.
  • Than hoạt tính dạng hạt: so với than dạng bột thì than dạng hạt có kích thước và độ ổn định hơn rất nhiều. Hiện nay, than hoạt tính dạng hạt được ứng dụng rộng rãi trong hệ thống lọc nước thải sinh hoạt, công nghiệp ở những nơi có dòng chảy không quá lớn.
  • Than hoạt tính dạng khối: là loại than hoạt tính xử lý nước thải được dùng nhiều nhất hiện nay bởi vì loại than này có cấu trúc bền vững nên nó có thể sử dụng được ở ngay cả những nơi có dòng chảy mạnh.

2. Ứng Dụng Than Hoạt Tính Trong Xử Lý Nước Thải

Trong các nhà máy xử lý nước thải, than hoạt tính được sử dụng để loại bỏ các chất ô nhiễm bằng cách hấp phụ trong nước. Bên cạnh đó, than hoạt tính còn được ứng dụng công nghiệp chính là xử lý kim loại cuối, xử lý nước thải xi mạ.

Ưu điểm dùng than hoạt tính hấp phụ vì chi phí vận hành và bảo trì tương đối thấp. Tuy nhiên, tuổi thọ của nó bị hạn chế sau quá trình sử dụng lâu dài. Bởi vì nhiều chất ô nhiễm hấp phụ sẽ tích tụ trên bề mặt của nó. Vì vậy, cần phải thay thế phương tiện lọc thường xuyên, và lượng nước thải đi qua bộ lọc và nồng độ chất ô nhiễm cần loại bỏ cũng phải được xem xét khi thay thế. Sự hấp phụ cacbon có nhiều ứng dụng trong loại bỏ chất gây ô nhiễm trong nước như:

  • Làm sạch dầu tràn
  • Lọc nước ngầm
  • Lọc nước uống
  • Làm sạch không khí
  • Giữ tạp chất hữu cơ không bay hơi từ màu vẽ, lọc khô, bay hơi xăng và những quá trình khác.
Nhà Máy Xử Lý Nước
Nhà Máy Xử Lý Nước

Quy trình lý hóa 

Về lọc vật lý, khi nguồn nước thải đi qua lõi lọc than hoạt tính, các hạt, tạp chất bẩn trong nước sẽ bị giữ lại nhờ các lỗ nhỏ li ti trong cấu trúc than. Nó còn có khả năng hút bám siêu hiệu quả. Còn lọc hấp phụ: Cấu trúc bề mặt phân tử than hút các chất hóa học, và các tạp chất hòa tan có trong nước và giữ lại bên trong lõi lọc. Diện tích bề mặt bên trong của carbon sẽ tạo ra một lực hút cực kì mạnh. Dùng để hấp phụ hoàn toàn những chất lơ lửng xung quanh. Sau đó các chất này bám dính trên bề mặt của carbon.

Thực tế, diện tích mặt bên trong của carbon càng lớn thì lực hút được tạo ràng càng mạnh. Nghĩa là phân tử than càng xơ rỗng bao nhiêu thì sẽ tạo lực hấp thụ càng mạnh bấy nhiêu. Với đặc tính không hút nước nhưng hấp thụ được dầu mỡ. Than hoạt tính có tác dụng mạnh với rất nhiều loại hóa chất chứa Clo, Benzen hay các hóa chất công nghiệp hòa tan trong nước. Đây là cách mà than loại bỏ clo dư thừa trong nước.

Quy Trình Xử Lý Nước
Quy Trình Xử Lý Nước

3. Ưu Điểm Khi Sử Dụng Than Hoạt Tính Xử Lý Nước Thải

  • Đơn giản, dễ thực hiện và tiết kiệm chi phí
  • Loại bỏ được các kim loại nặng trong nước thải
  • Lọc các chất bẩn hữu cơ hòa tan trong nước
  • Lọc màu, khử các mùi khó chịu có trong nước thải
  • Gây ức chế, ngăn ngừa và loại bỏ những vi khuẩn có khả năng gây hại đến con người

XEM THÊM THÔNG TIN LIÊN QUAN

Đánh giá post