Tài nguyên thiên nhiên là gì ? Tốc độ phát triển kinh tế nhanh chóng cũng có nhiều hệ luỵ. Một trong số đó là sự ảnh hưởng đến nguồn tài nguyên thiên nhiên của Việt Nam. Cũng bởi vì nguyên nhân đó mà đòi hỏi phải có những chính sách quản lý và bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên đi đôi với việc phát triển kinh tế – xã hội. Vậy, tài nguyên thiên nhiên là gì ? Nó có vai trò cụ thể ra sao ? Đây là một vấn đề được nhiều người trên thế giới quan tâm. Bài viết dưới đây sẽ trả lời cho bạn các câu hỏi này.
1. Tài Nguyên Thiên Nhiên Là Gì ?
Tài nguyên thiên nhiên là những thành phần tồn tại trên trái đất mà không phải do con người tạo ra. Những tài nguyên thiên nhiên này rất đa dạng. Từ tài nguyên tái tạo đến tài nguyên không tái tạo. Từ tài nguyên phi sinh vật, tài nguyên hữu hình đến tài nguyên vô hình.
Tài nguyên thiên nhiên rất cần thiết cho sự sống còn của con người và tất cả các sinh vật sống khác. Tất cả các sản phẩm trên thế giới đều sử dụng tài nguyên thiên nhiên làm thành phần cơ bản của chúng, có thể là nước, không khí, hóa chất tự nhiên hoặc năng lượng. Nhu cầu cao về tài nguyên thiên nhiên trên khắp thế giới đã dẫn đến sự cạn kiệt nhanh chóng. Do đó, hầu hết các quốc gia đang thúc đẩy quản lý hợp lý và sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên.
2. Phân Loại Tài Nguyên Thiên Nhiên Là Gì ?
2.1. Phân loại theo nguồn
Các nguồn tài nguyên thiên nhiên có thể được phân làm 6 loại chính:
- Tài nguyên đất: đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp, đất để sản xuất công nghiệp (như làm gạch, làm gốm…)
- Tài nguyên rừng: gồm động vật, thực vật, lâm sản, địa điểm du lịch…
- Tài nguyên nước ngọt: nước uống, nước sản xuất, thủy sản nước ngọt, các loài thực vật thủy sinh, năng lượng thủy điện…
- Tài nguyên gió: sức gió, vận tải…
- Tài nguyên biển: hải sản, muối, thực vật thủy sinh, địa điểm du lịch…
- Tài nguyên khoáng sản: than đá, quặng, đá vôi, dầu khí…
2.2. Phân loại theo khả năng tái tạo
Nếu dựa theo khả năng tái tạo, tài nguyên thiên nhiên được chia thành 3 loại chính:
- Tài nguyên tái tạo được (như nước ngọt, đất, sinh vật,…) là tài nguyên có thể tự duy trì hoặc tự bổ sung một cách liên tục khi được quản lý và bảo vệ một cách hợp lý. Tuy nhiên, nếu sử dụng những tài nguyên thiên nhiên này không hợp lý, lãng phí sẽ có thể bị suy thoái không thể tự tái tạo được.
- Tài nguyên không tái tạo được là loại tài nguyên tồn tại hữu hạn, sẽ mất đi hoặc biến đổi sau quá trình sử dụng. Ví dụ như tài nguyên khoáng sản của một quặng mỏ sẽ có thể cạn kiệt sau quá trình khai thác.
- Tài nguyên năng lượng vĩnh cửu: Loại tài nguyên này có thể kể đến như năng lượng mặt trời, năng lượng gió, thủy triều,… được nghiên cứu sử dụng ngày một nhiều để thay thế các năng lượng đang bị cạn kiệt và hạn chế được tình trạng ô nhiễm môi trường.
3. Vai Trò Của Tài Nguyên Thiên Nhiên Là Gì ?
3.1. Đối với nền kinh tế
Tài nguyên thiên nhiên có vai trò quan trọng với kinh tế khi mà con người biết khai thác cũng như sử dụng chúng một cách hiệu quả. Từ đó, chúng ta có thể nói, tài nguyên thiên nhiên là yếu tố giúp thúc đẩy quan trọng giúp phát triển sản xuất. Các nước đang phát triển trên thế giới cũng thường quan tâm tới việc xuất khẩu các sản phẩm thô. Các sản phẩm này được khai thác trực tiếp từ nguồn tài nguyên thiên nhiên và vẫn chưa qua chế biến và ở dạng sơ chế.
3.2. Đối với sự phát triển đất nước
Tài nguyên thiên nhiên là cơ sở tích lũy vốn giúp phát triển ổn định với hầu hết tất cả các nước. Nó còn giúp chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nước. Sự giàu có về tài nguyên thiên nhiên sẽ giúp các quốc gia ít lệ thuộc vào quốc gia khác. Đất nước đó có thể tăng trưởng ổn định, độc lập hơn khi thị trường tài nguyên thiên nhiên thế giới đang trong giai đoạn bất ổn.
4. Những Mối Đe Doạ Với Tài Nguyên Thiên Nhiên
- Ô nhiễm môi trường
- Tình trạng bùng nổ dân số
- Phát triển nền kinh tế
- Do khí hậu thay đổi
- Lối sống hiện đại
5. Sử Dụng Hợp Lý Nguồn Tài Nguyên Thiên Nhiên Là Gì ?
Sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên chính là đảm bảo việc sử dụng hợp lý và duy trì lâu dài các nguồn tài nguyên cho các thê hệ sau này:
- Sử dụng hợp lí tài nguyên đất: làm cho đất không bị thoái hoá.
- Sử dụng hợp lí tài nguyên nước: không làm ô nhiễm, cũng như gây cạn kiệt nguồn nước.
- Sử dụng hợp lý tài nguyên rừng: kết hợp giữa khai thác có mức độ với bảo vệ, khuyến khích trồng rừng, trồng cây xanh…
Như vậy, bài viết trên đây đã đề cập đến chủ đề tài nguyên thiên nhiên là gì. Việc bảo vệ tài nguyên thiên nhiên không là hành động của riêng ai. Mỗi chúng ta cần có ý thức sử dụng hợp lý, bảo vệ cũng như góp phần để bảo vệ chúng từ những việc làm nhỏ nhất. Vì sự sống của toàn nhân loại hãy bảo vệ tài nguyên, bảo vệ môi trường ngay hôm nay.