11 Tác Dụng Của Cúc La Mã Có Thể Bạn Chưa Biết

Vào thời trung cổ, đối với người La Mã hay các quốc gia như Hy Lạp, Ai Cập thì hoa cúc La Mã được xem là một dược liệu quý. Vào giai đoạn này, con người đã khám phá ra những tác dụng của cúc La Mã, đặc biệt đối với sức khỏe. Con người sử dụng cúc La Mã như một thức uống. Hoa cúc như một loại thuốc an thần hỗ trợ điều trị mất ngủ, giảm đau, tăng cường hệ miễn dịch,… Trong bài viết hôm nay, Hóa Chất Trần Tiến sẽ mang đến cho bạn những kiến thức bổ ích về hoa cúc La Mã, một dược liệu quý thiên nhiên trao tặng.

1. Tìm Hiểu Chung Về Hoa Cúc La Mã

Hoa cúc La Mã, tên khoa học là Matricaria Chamomila. Vậy Chamomila là gì ? Đây là tên một loại thực vật trong họ nhà cúc. Trước đây, hoa cúc La Mã được tìm thấy ở nhiều ở các quốc gia châu Âu như Bulgaria, Hungary, Hy Lạp hay ở Ai Cập,… Và hiện nay, hoa cúc La Mã đã được trồng nhiều trên thế giới.

 

Tìm Hiểu Chung Về Hoa Cúc La Mã
Tìm Hiểu Chung Về Hoa Cúc La Mã

Cúc La Mã là những bông hoa có cánh trắng, nhụy vàng. Ở Việt Nam, chúng ta dễ dàng tìm thấy loại cây này mọc ở ven đường hay ở các cánh đồng theo dạng cỏ dại. Trên bề mặt hoa có chứa các vảy tuyến, nơi chứa rất nhiều tinh dầu. Khi được sấy khô để làm trà, cúc La Mã mang đến hương vị hơi cay và đắng.

2. Cơ Chế Hoạt Động Của Cúc La Mã Là Gì ?

Hiện nay vẫn chưa có đủ nghiên cứu về tác dụng của bài thuốc cúc La Mã này. Tuy nhiên, đã có vài nghiên cứu cho thấy một trong những thành phần flavonoid trong hoa cúc, gọi là apigenin, có chức năng an thần. Kết quả nghiên cứu cũng chứng minh rằng hai chất flavonoid có trong hoa cúc là glucoside và chamaemeloside có thể hạ đường huyết.

Tác Dụng Của Cúc La Mã Cơ Chế
Trong Hoa Có Thành Phần Giúp An Thần

3. Những Hoạt Chất Giúp Tăng Cường Tác Dụng Của Cúc La Mã

Một trong hai dạng của hoa cúc thường được sử dụng nhiều nhất đó chính là tinh dầu và trà. Nếu bạn là một tín đồ của làm đẹp, thì tinh dầu hoa cúc La Mã là một sản phẩm mà bạn không thể nào bỏ qua. Trong tinh dầu có chứa bisabolol và matricin, những hoạt chất quan trọng trong các sản phẩm chăm sóc và làm đẹp da.

Bên cạnh đó, trong những bông hoa cúc La Mã còn chứa flavonoid. Hoạt chất này đóng vai trò như chất chống oxy hóa. Chất chống oxy hóa bảo vệ các tế bào khỏi bị hư hại do gốc tự do gây ra. Đồng thời, flavonoid hỗ trợ ngăn ngừa bệnh ung thư, bệnh Alzheimer thường xuất hiện ở người cao tuổi và bệnh tim.

4. Tác Dụng Của Cúc La Mã Đối Với Sức Khỏe

“Cúc La Mã có tác dụng gì?” đây có lẽ là câu hỏi mà nhiều bạn đang thắc mắc. Cúc la mã giúp ổn định tinh thần, điều trị mất ngủ, hỗ trợ hệ tiêu hóa, chống ung thư…

4.1. Tinh dầu hoa cúc La Mã Chamomile giúp ổn định tinh thần

Trong tinh dầu hoa cúc có chứa những hoạt chất thơm giúp ổn định tinh thần, làm dịu căng thẳng. Nếu bạn đang gặp tình trạng căng thẳng thần kinh có thể sử dụng tinh dầu để cảm thấy thư giãn, thoải mái.

Tinh Dầu Giúp Ổn Định Tinh Thần
Tinh Dầu Giúp Ổn Định Tinh Thần

Cách sử dụng rất đơn giản, chỉ cần nhỏ từ 3-5 giọt tinh dầu vào máy xông tinh dầu. Trường hợp bạn không có nhiều thời gian hay không có máy xông, thì nhỏ vài giọt tinh dầu ra tay và hít đều trong vòng 30 giây.

⇒ Bạn muốn mua tinh mùi hoa cúc La Mã chất lượng, uy tín, giá tốt? Hãy tham khảo ngay tại Tinh Mùi Hoa Cúc La Mã

4.2. Hỗ trợ điều trị mất ngủ

Một trong những tác dụng của cúc La Mã là hỗ trợ điều trị mất ngủ. Bởi trong hoa cúc có những hợp chất giúp cơ thể cảm thấy dễ chịu, thư giãn. Tiêu biểu là flavonoid apigenin, hợp chất này hỗ trợ điều trị căng thẳng, an thần, điều trị mất ngủ.

Bạn có thể xông tinh dầu cúc La Mã hay một tách trà hoa cúc 30 phút trước khi ngủ. Những việc này tuy nhỏ nhưng sẽ mang đến cho bạn một giấc ngủ sâu và ngon hơn.

Tác Dụng Của Cúc La Mã Ngủ Ngon
An Thần, Ngủ Ngon

4.3. Hoa cúc La Mã hỗ trợ hệ tiêu hóa

Nếu bạn thường gặp các triệu chứng đầy bụng, khó tiêu thì trà hoa cúc sẽ là bài thuốc hữu ích cho quá trình điều trị. Hoa cúc La Mã có công dụng thúc đẩy tuần hoàn, quá trình này giúp niêm mạc dạ dày tiết ra nhiều dịch dạ dày hơn. Điều này đảm bảo thức ăn được tiêu hóa tốt hơn, các chất dinh dưỡng được đưa vào máu nhanh hơn.

Bên cạnh đó, tinh dầu hay trà hoa cúc La Mã có tác dụng chống viêm, kháng khuẩn. Quá trình này giúp loại bỏ các vi khuẩn xấu, làm tiền đề cho các vi khuẩn tốt phát triển. Đặc biệt, trà hoa cúc rất hiệu quả trong việc điều trị viêm dạ dày.

4.4. Chăm sóc da

Cúc La Mã có công dụng gì ? Như ở phần hai mình có giới thiệu, trong tinh dầu cúc La Mã có chứa hoạt chất bisabolol và matricin. Bisabolol có công dụng chống viêm và làm dịu da, không gây dị ứng nên rất phù hợp cho những làn da nhạy cảm.

Tác Dụng Của Cúc La Mã Chăm Sóc Da
Tác Dụng Của Cúc La Mã Chăm Sóc Da

Đồng thời, trong quá trình chưng cất hơi nước để sản xuất tinh dầu, matricin sẽ chuyển thành chamazulene. Chất này cũng đóng vai trò chống viêm bên cạnh bisabolol. Đồng thời, các chất chống oxy hóa có trong tinh dầu sẽ giúp ngăn ngừa lão hóa da, giúp làn da luôn săn chắc, khỏe mạnh.

4.5. Tác dụng của cúc La Mã trong việc chữa lành vết thương

Như chúng ta đã biết, hoa cúc La Mã Chamomile chứa hoạt chất chống viêm, kháng khuẩn. Thuốc mỡ Chamomile có khả năng chữa lành vết thương cao hơn cả thuốc mỡ tetracyclin và các loại thuốc khác.

4.6. Trà hoa cúc có tác dụng làm sạch răng miệng

Một lần nữa công dụng chống viêm, kháng khuẩn của hoa cúc La Mã lại được phát huy tác dụng. Hai đặc tính này giúp làm sạch răng miệng. Đặc biệt, dầu hoa cúc thường được sử dụng điều trị viêm nướu và viêm khoang miệng.

Tác Dụng Của Cúc La Mã Sạch Răng
Công Dụng Làm Sạch Răng Miệng

4.7. Đặc tính chống ung thư

Nếu bạn chưa biết, trong hoa cúc La Mã có chứa hợp chất flavonoid. Một hợp chất rất quan trọng trong việc hỗ trợ tiêu diệt các tế bào ung thư. Trong một thí nghiệm với các tế bào ung thư được nuôi cấy, chiết xuất từ hoa cúc có khả năng tiêu diệt các tế bào ung thư. Đồng thời, chiết xuất cúc La Mã có thể làm giảm khả năng phát triển của tế bào ung thư mạch máu, quan trọng để điều trị cho khối u sống.

Hoa Cúc La Mã Có Đặc Tính Chống Ung Thư
Hoa Cúc La Mã Có Đặc Tính Chống Ung Thư

4.8. Tác dụng của cúc La Mã giúp thải độc gan

Trong Đông y, trà hoa cúc có công dụng làm mát gan, thanh lọc cơ thể, thanh nhiệt và cân bằng nội tiết tố cơ thể.

4.9. Công dụng của cúc La Mã có tác dụng giảm đau

Đặc tính kháng viêm có trong dầu hoa cúc có công dụng làm giảm các cơn đau viêm khớp. Nhiều nghiên cứu cho thấy, việc sử dụng tinh dầu hoa cúc làm giảm đáng kể nhu cầu sử dụng thuốc giảm đau ở nhiều người.

Tác Dụng Của Cúc La Mã Giảm Đau
Tinh Dầu Hoa Cúc Giảm Đau

4.10. Giảm đau thắc dạ dày

Nhờ đặc tính kháng viêm, trà hoa cúc la mã có tác dụng cải thiện tình trạng khó chịu của dạ dày. Bạn có thể nhâm nhi từ 1-2 tách trà cúc La Mã để làm giảm tình trạng đau thắc dạ dày.

4.11. Giảm hội chứng ruột kích thích

Bên cạnh công dụng giảm đau thắc dạ dày, trà hoa cúc còn làm giảm các tình trạng buồn nôn, quặn ruột, đau bụng do virus gây ra.

5. Hoa Cúc La Mã Có Tác Dụng Phụ Gì ?

Chúng ta không thể phủ nhận những tác dụng của cúc La Mã đối với sức khỏe. Tuy nhiên, việc sử dụng hoa cúc La Mã cũng sẽ có những tác dụng phụ không mong muốn như gây cảm giác nóng trên da mặt và mắt, gây mẫn cảm, buồn ngủ và nôn mửa nếu sử dụng quá nhiều. Có thể các triệu chứng này thường ít xuất hiện, nên nhiều người sẽ không để ý.

Tác Dụng Phụ Của Hoa Cúc
Tác Dụng Phụ Của Hoa Cúc

6. Cúc La Mã Có Thể Tương Tác Với Những Chất Nào?

Cúc La Mã có thể phản ứng với những chất bạn đang dùng hoặc ảnh hưởng đến sức khỏe nếu bạn lạm dụng quá liều. Một số tương tác có thể kể đến như:

  • Làm giảm hiệu quả của thuốc tránh thai và thuốc estrogen (hormone nội tiết tố nữ).
  • Thay đổi chức năng của thuốc trị bệnh gan và thuốc an thần.
  • Làm chậm quá trình đông máu, dẫn đến hiện tượng bầm tím, chảy máu.
  • Làm tăng tác dụng của rượu.

7. Những Điều Cần Biết Khi Sử Dụng Hoa Cúc La Mã

Để tránh những tình trạng không mong muốn, bạn cần lưu ý những điều dưới đây khi sử dụng hoa cúc:

  • Hoa cúc La Mã có chứa một lượng nhỏ coumarin. Chất này có thể làm loãng máu nếu chúng ta sử dụng hoa cúc trong thời gian dài.
  • Trước khi phẫu thuật, bạn nên dừng sử dụng hoa cúc Chamomile 2 tuần. Vì hoa cúc có thể tương tác với thuốc gây mê.
  • Ngoài ra, phụ nữ đang mang thai không nên sử dụng hoa cúc vì có thể gây sẩy thai.
Tác Dụng Của Cúc La Mã Lưu Ý
Phụ Nữ Mang Thai Không Nên Sử Dụng Hoa Cúc

Bài viết trên đây đã phần nào giới thiệu về hoa cúc Chamomile và những Tác Dụng Của Cúc La Mã. Hy vọng với những thông tin hữu ích mà Hóa Chất Trần Tiến mang đến sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về loài hoa này và sử dụng nó đúng cách. Bạn muốn mua tinh mùi hoa cúc La Mã Chamomile thì liên hệ Hoá Chất Trần Tiến ngay nhé !

XEM THÊM THÔNG TIN LIÊN QUAN

Đánh giá post