Sodium Sulfite Là Gì Và Những Kiến Thức Cần Biết

Sodium Sulfite là gì ? Sodium Sulfite là một loại hoá chất công nghiệp được sử dụng rộng rãi trong ngành công nghiệp sản xuất giấy và bột giấy để tẩy trắng. Hợp chất được biết đến bởi nhiều ứng dụng trong đời sống cũng như các ngành công nghiệp, sản xuất. Nó được ứng dụng trong công nghiệp xử lý nước, nhiếp ảnh, tinh chế TNT trong quân sự, công nghiệp dệt nhuộm, sản xuất hóa chất,…Vậy, Sodium Sulfite là gì ? Ứng dụng của nó như thế nào ? Cần lưu ý và bảo quản Sodium Sulfite ra sao để an toàn ? Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để biết thêm nhiều điều bổ ích.

1. Sodium Sulfite Là Gì ?

Natri Sunfit là chất gì ? Natri Sunfit hay còn được gọi là Sodium Sulfite – một chất hoá học có thể không được quá nhiều người biết đến. Tuy nhiên, nó được sử dụng khá phổ biến trong các ngành công nghiệp và một số lĩnh vực khác. Công thức hóa học là Na2SO3, nó có nhiều tên gọi khác nhau như Natri Sulfit, Sodium Sulfite, Sodium Sulphite… Hợp chất là sản phẩm của quá trình lọc lưu huỳnh Dioxit, là một phần của quá trình tách lưu huỳnh ra khỏi khí thải. Sodium Sulfite là muối Natri tan của Axit Sunfuro. Nó có chức năng tương tự với Natri Thiosunfat trong việc chuyển đổi các halua thành các axit tương ứng. Chỉ với một axit yếu, Sodium Sulfite cũng có thể bị phân huỷ và giải phóng khí lưu huỳnh Dioxit.

Cũng giống như Potassium Sulfite, Ammonium Sulfite, Sodium Bisulfite, Amoni Bisulfite, Sodium Metabisulfite và Potassium Metabisulfite, Sodium Sulfite là những muối sulfite vô cơ. Những thành phần này được sử dụng trong công thức của các sản phẩm tóc như thuốc uốn, thuốc tẩy tóc, thuốc nhuộm… Chúng đóng vai trò như một chất khử làm thay đổi cấu trúc tóc. Chúng cũng có thể được sử dụng như một chất bảo quản trong các công thức mỹ phẩm khác.

Sodium Sulfite Là Gì Giới Thiệu
Sodium Sulfite

2. Những Tính Chất Của Sodium Sulfite Là Gì ?

Tính chất hóa học của Sodium Sulfite được mô tả như sau:

  • Là dung dịch nước bão hòa, có độ pH xấp xỉ 9. Ngoài ra, các dung dịch tiếp xúc với không khí cuối cùng bị oxy hóa thành Natri Sunfat.
  • Mặt khác, nếu Sodium Sulfite của dung dịch nước được phép kết tinh ở nhiệt độ phòng hoặc thấp hơn, thì đó là một Heptahydrate. Các tinh thể Heptahydrate nở trong không khí nóng, khô, chúng cũng bị oxy hóa trong không khí tạo thành Sunfat.
  • Theo nghĩa này, dạng khan ổn định hơn nhiều so với quá trình oxy hóa bằng không khí. Sulfite không tương thích với axit, chất oxy hóa mạnh và nhiệt độ cao. Nó cũng không hòa tan trong Amoniac và Clo.

Tính chất vật lý của Sodium Sulfite:

  • Sodium Sulfite thường tồn tại dưới dạng chất rắn, có màu trắng, không mùi và dễ bị phân huỷ bởi một axit yếu giải phóng khí lưu huỳnh Dioxit.
  • Khối lượng riêng: 2.633 g/cm³ (khan).
  • Điểm nóng chảy: 33.4°C (tách nước).
  • Khối lượng mol: 126.043 g/mol.
  • Điểm sôi: phân huỷ.
  • Độ hoà tan trong nước: 678 g/L.
Sodium Sulfite Là Gì Tính Chất
Sodium Sulfite Có Dạng Chất Rắn Màu Trắng

3. Điều Chế Sodium Sulfite

Hiện nay, có nhiều cách để giúp điều chế Sodium Sulfite Na2SO3:

  • Trong phòng thí nghiệm, Sodium Sulfite được điều chế bằng cách khử Natri Cacbonat với Axit Sunfuro:

Na2CO3 + H2SO3 → Na2SO3 + CO2 + H2O

  • Hoặc cũng có thể điều chế bằng cách sục khí lưu huỳnh Dioxit vào dung dịch NaOH:

2 NaOH + SO2 → Na2SO3 + H2O

  • Để kiểm tra Sodium Sulfite có tồn tại hay không, chỉ cần thêm vài giọt Axit Clohidric đậm dặc vào. Sau đó, nếu dung dịch NaOH xuất hiện các bọt khí lưu huỳnh Dioxit với HCl thì chứng tỏ rằng dung dịch NaOH đã được chuyển thành Sodium Sulfite:

Na2SO3 + 2 HCl → 2 NaCl + SO2 + H2O

4. Những Ứng Dụng Của Sodium Sulfite Trong Công Nghiệp Và Đời Sống Là Gì ?

Dưới đây là những lý do khiến Sodium Sulfite Na2SO3 được sử dụng phổ biến hiện nay:

  • Trong công nghiệp: Sử dụng trong sản xuất giấy và bột giấy. Sodium Sulfite Na2SO3 là tác nhân loại Sulfur và Clo trong ngành công nghiệp dệt may và da thuộc.
  • Trong công nghiệp xử lý nước: Sử dụng Sodium Sulfite để giúp loại bỏ oxi dư.
  • Trong công nghệ nhiếp ảnh: Làm tác nhân chống oxi hóa thuốc tráng phim ảnh, rửa sạch thuốc thử khỏi các cuộn phim, giấy ảnh.
  • Trong sản xuất hóa chất: Được sử dụng như một loại thuốc thử trong tác nhân Sulfo hóa cùng Sulfomethly hóa và sản xuất Natri Thiosulfate.
  • Ngành công nghiệp thực phẩm: Na2SO3 dùng làm chất bảo quản để ngăn các sản phẩm sấy khô không bị mất màu. Ngoài ra, nó còn là một chất tẩy trắng trong thực phẩm được sử dụng nhiều.
  • Lĩnh vực quân sự: Làm nguyên liệu để tinh chế TNT.
  • Những ứng dụng khác: Được sử dụng để giúp tách quặng, thu hồi dầu, làm phẩm nhuộm, phân tách Aldehyde với Ketone…
Sodium Sulfite Là Gì Bột Giấy
Sử Dụng Sodium Sulfite Trong Sản Xuất Bột Giấy

5. Những Thực Phẩm Phổ Biến Có Chứa Sodium Sulfite Là Gì ?

Dưới đây là các loại thực phẩm phổ biến nhất thường chứa Sodium Sulfite:

  • Rượu:

Trong rượu vang trắng có chứa Sunfit với một mức độ nhất định. Thông thường, chúng thường được thêm vào rượu để ngăn chặn quá trình lên men tại một thời điểm mong muốn. Hoặc chúng đóng vai trò là chất bảo quản để ngăn ngừa hư hỏng và oxy hóa ở một số giai đoạn của quá trình sản xuất rượu vang. Mức độ trong rượu vang là khoảng 100 – 400 ppm. Trong bia chứa 2 – 8 ppm.

Sulfur Dioxide có vai trò giúp bảo vệ rượu không chỉ bị oxy hóa mà còn khỏi vi khuẩn. Nếu không có Sunfit, nước nho sẽ nhanh chóng chuyển sang giấm.

  • Trái cây sấy có chứa Sunfit:

Trong các loại trái cây khô, Sunfit thường được sử dụng để làm chất bảo quản. Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ đã cấm bổ sung chất này vào tất cả các loại trái cây cũng như rau quả tươi ăn sống. Nồng độ Sunfit có trong thực phẩm thường được biểu thị dưới dạng Sulfur Dioxide. Mức độ dao động từ 0 – 3.000 ppm trên cơ sở trọng lượng khô. Ví dụ như các loại trái cây khô có màu sáng như táo, mơ, nho, lê, đào có chứa lượng Sulfite lớn nhất.

Lượng Sunfit hàng ngày được chấp nhận (ADI) cho người trưởng thành là 0,70 mg/kg trọng lượng cơ thể. Tương đương với 50 mg Sulfite/ngày cho một người 70 kg (155 lb).

Sodium Sulfite Là Gì Rượu Vang
Sodium Sulfite Trong Rượu Vang Làm Chặn Quá Trình Lên Men

6. Những Lưu Ý Khi Sử Dụng Và Bảo Quản Sodium Sulfite

Những điều cần lưu ý khi sử dụng và bảo quản Sodium Sulfite là gì ?

  • Lưu ý khi bảo quản

Sodium Sulfite phải được bảo quản và lưu trữ ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp hoặc các chất dễ cháy. Ngoài ra, cũng cần để Sodium Sulfite tránh những nơi có nước hoặc độ ẩm cao.

Đặc biệt, cần để Sodium Sulfite tránh xa tầm tay trẻ em, vật nuôi và các thực phẩm.

Sau khi sử dụng xong cần đậy kín vật đựng Sodium Sulfite để tránh chúng bị đổ ra ngoài. Việc đậy kín vật đựng hóa chất cũng là giúp bảo quản tốt chất lượng sản phẩm hóa chất.

  • Lưu ý khi sử dụng

Sodium Sulfite có khả năng gây hại cho sức khoẻ con người nếu tiếp xúc trực tiếp với chúng. Vì vậy, để đảm bảo an toàn, khi sử dụng cần dùng các dụng cụ bảo hộ như mắt kính, khẩu trang, bao tay, ủng bảo hộ.

Sodium Sulfite Là Gì Lưu Ý
Lưu Ý Khi Bảo Quản Sodium Sulfite

7. Nơi Cung Cấp Sodium Sulfite Chất Lượng, Chính Hãng, Giá Tốt Nhất TPHCM – Hóa Chất Trần Tiến

Hóa Chất Trần Tiến là nơi chuyên cung cấp Sodium Sulfite chất lượng, chính hãng, đảm bảo uy tín. Hóa Chất Trần Tiến với kinh nghiệm nhiều năm trong lĩnh vực hoá chất, tinh mùi, bột màu đảm bảo sẽ cung cấp cho bạn sản phẩm với chất lượng tốt nhất, giá thành phải chăng nhất. Hãy liên hệ với chúng tôi để chúng tôi được phục vụ bạn một cách tốt nhất. Vui lòng liên hệ theo thông tin dưới đây để được hỗ trợ nhanh nhất.

Thông tin liên hệ mua hàng Hóa Chất Trần Tiến:

  • Địa chỉ: Phòng 10, Tầng Lửng, 911-913-915-917 Nguyễn Trãi, Phường 14, Quận 5, Hồ Chí Minh
  • Hotline: 0983 838 250 (Ms Thuỷ)
  • Email: nhuthuy250@gmail.com
  • Website: hoachattrantien.com

Với những chia sẽ trên về Sodium Sulfite là gì, chúng tôi tin chắc rằng các bạn cũng đã biết nhiều hơn về loại hoá chất này. Hi vọng bài viết sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về tính chất, cách sản xuất cũng như những ứng dụng của Sodium Sulfite trong các lĩnh vực. Đừng quên theo dõi những bài viết khác của chúng tôi để được biết thêm nhiều điều mới mẻ bổ ích nhé !

XEM THÊM THÔNG TIN LIÊN QUAN

Đánh giá post