SODIUM NITRATE LÀ GÌ ? NHỮNG ỨNG DỤNG CỦA SODIUM NITRATE

Sodium Nitrate là gì là câu hỏi được nhiều đọc giả quan tâm trong thời gian gần đây. Sơ dĩ nó được tìm kiếm nhiều nhờ những công dụng phổ biến mà nó mang lại cho người dùng. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu Sodium Nitrate là gì các bạn nhé.

1. Sodium Nitrate Là Gì?

Sodium Nitrate hay còn được biết đến với tên gọi là Natri Nitrat là một hợp chất hoá học có công thức được viết dưới dạng NaNO₃. Đây là một muối và muối này còn được biết đến với cái tên dân dã là diêm tiêu Chile hay diêm tiêu Peru. Đặc điểm nhận dạng là một chất rắn màu trắng tan trong nước. Dạng khoáng vật còn có tên là Nitratine, Nitratite hay Soda Niter.

Sodium Nitrate Là Gì
Sodium Nitrate

2. Tính chất Vật Lý Và Hóa Học Của Sodium Nitrate Là Gì ?

2.1 Tính chất vật lý

  • Là chất rắn màu trắng, vị hơi ngọt và tan tốt trong nước.
  • Công thức: NaNO3
  • Điểm nóng chảy: 308 °C
  • Khối lượng phân tử: 84,9947 g/mol
  • Điểm sôi: 380 °C
  • Mật độ: 2,26 g/cm³
  • CID PubChem: 24268
  • Độ hòa tan trong nước: 730 g/L (0°C)
  • Độ hòa tan: tan rất tốt trong amoniac; tan được trong cồn
  • Chiết suất (nD): 1.587 (dạng tam giác).

2.2 Tính chất hóa học 

  • NaNO3 có tính oxy hóa khử được minh họa bằng phản ứng cho kẽm tác dụng với NaNO3 trong dung dịch NaOH:
    NaNO3 + 7NaOH + 4Zn → 2H2O + NH3 + 4Na2ZnO2
  • Sodium Nitrate với phản ứng trao đổi khi được thực hiện bằng phương pháp đun hỗn hợp Sodium Nitrate với Axit Sunfuric đặc. Hơi HNO3 thu được dẫn vào bình làm lạnh và ngưng tụ.
    H2SO4 + NaNO3 → HNO3 + NaHSO4
  • Sodium Nitrate với phương trình hóa học hữu cơ khi Cu tác dụng với H2SO4/NaNO3.
    3Cu + 4H2SO4 + 2NaNO3 → 4H2O + Na2SO4 + 2NO + 3CuSO4
Tính Chất Hóa Học Của Sodium Nitrate

3. Điều Chế Sodium Nitrate

  • Sodium Nitrate được tổng hợp công nghiệp bằng phương pháp trung hòa axit nitric với soda ash được minh họa bằng phương trình phản ứng sau:
    2HNO 3 + Na2CO 3 → 2NaNO 3 + H2O + CO2
  • Ngoài ra người ta cũng có thể điều chế Sodium Nitrate bằng phương pháp trộn một lượng cân bằng hóa học amoni nitrat và sodium hydroxide hoặc sodium bicarbonate:
    NH4NO 3 + NaOH → NaNO3 + NH4OH
    NH4NO3 + NaHCO3 → NaNO3 + NH4HCO3
Điều Chế Sodium Nitrate

4. Ứng Dụng Của Sodium Nitrate Là Gì ?

  • Sodium Nitrate được sử dụng phổ biến trong công nghệ sản xuất phân bón. Đồng thời nó cũng nguyên liệu thô trong sản xuất thuốc súng. Ngoài ra nó có thể kết hợp cùng sắt hydroxide tạo thành một loại nhựa.
  • Ứng dụng có thể nói phổ biến nhất của Sodium Nitrate là dùng để bảo quản các loại thịt chế biến như xúc xích, các loại thịt nguội.
  • Đôi khi người ta cũng cho Sodium Nitrate phản ứng với Axit Sunfuric để sản xuất Axit Nitric
  • Một ứng dụng khác ít phổ biến là dùng Natri Nitrate làm chất oxi hóa thay thế Kali Nitrate trong sản xuất pháo hoa.
  • Trong các tấm thu nhiệt mặt trời người ta cũng hay dùng Natri Nitrate kết hợp với Kali Nitrate
  • Do có giá thành dễ chấp nhận nên nó cũng là thành phần cung cấp nguyên liệu cho tên lửa
  • Ngoài ra, Natri Nitrate cũng được ứng dụng trong xử lý nước thải nhờ cung cấp nitrate cho các vi sinh vật hiếu khí tùy tiện. Cải thiện quá trình xử lý nước thải nhờ vi sinh vật tiến triển nhanh hơn.

Nếu cần mua NaNO3 bạn có thể tham khảo thêm tại Sodium Nitrate

Sodium Nitrate Là Gì
Ứng Dụng Trong Sản Xuất Phân Bón Của Sodium Nitrate

5. Ảnh Hưởng Của Sodium Nitrate Với Sức Khỏe Con Người

  • Tương tự Natri Nitric thì Natri Nitrate cũng tạo nitrosamin, một chất gây ung thư ở người, gây nên sự phá hủy ADN làm gia tăng thoái hóa tế bào.
  • Khi dùng thực phẩm chứ Natri Nitrate thường xuyên có thể gây nguy cơ bệnh tim mạch. Chúng làm các mạch máu xung quanh tim bị cứng và ngày càng hẹp…
Ảnh Hưởng Của Sodium Nitrate Với Sức Khỏe Con Người

6. Những Lưu Ý Khi Sử Dụng Và Cách Thức Bảo Quản

6.1 Lưu ý khi sử dụng

  • Cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng đi kèm sản phẩm của nhà sản xuất trước khi thao tác trực tiếp với nó
  • Để xa tầm với của trẻ em và phụ nữ mang thai, người chưa có kinh nghiệm nên hạn chế tiếp xúc sản phẩm

6.2 Cách thức bảo quản

Sodium Nitrate cần được bảo quản nơi khô ráo thoáng mát, tránh ánh nắng chiếu trực tiếp trong thời gian dài. Nên để sản phẩm ở những kệ cao và tránh xa các loại hóa chất khác. Đậy kỹ lưỡng thiết bị chứa đựng sau mỗi lần sử dụng tránh để chúng thoát ra môi trường bên ngoài.

XEM THÊM THÔNG TIN LIÊN QUAN

Đánh giá post