Sodium Lauryl Sulfate Là Gì ? Có An Toàn Không ?

Sodium Lauryl Sulfate Là Gì ? Đây là chất được viết tắt là SLS, hoặc cách gọi thông thường là chất tạo bọt. Hóa chất này hoạt động bề mặt anion có nguồn gốc tự nhiên từ dừa hoặc dầu hạt cọ. Với công dụng chủ yếu là hiệu quả cao trong việc làm sạch, loại bỏ các chất dư thừa trên da, và với giá thành khá rẻ nên nó ngày càng được ưa chuộng. Tuy nhiên, trong các thành phần mỹ phẩm thường xuất hiện chất SLS này. Chị em tự hỏi rằng sử dụng có tác hại gì không ? Bài viết sau đây sẽ giải đáp cụ thể câu hỏi này.

1. Sodium Lauryl Sulfate Là Gì ?

Sodium Lauryl Sulfate hay còn gọi là Sodium dodecyl sulfate đóng vai trò như chất tẩy rửa, chất làm đặc và chất nhũ hóa. Nó được điều chế bằng phương pháp tổng hợp, hoạt động bề mặt. Mang tính chất tẩy rửa cao, với công dụng chính là làm sạch. SLS là một loại ether sulfate hoạt tính mạnh được sản xuất từ một loại rượu béo đặc biệt. Nó có chứa trung bình 2 mol ethylene oxide theo quy trình liên tục.

Hóa chất này thường được thấy trong bảng thành phần các sản phẩm chăm sóc cơ thể, mỹ phẩm,  tẩy rửa gia đình, các sản phẩm vệ sinh cá nhân nhưng với nồng độ thấp. Về lĩnh vực công nghiệp, nó xuất hiện trong chất tẩy rửa công nghiệp với nồng độ rất cao. Như chất tẩy rửa ô tô, động cơ, lau sàn và dung dịch phun xịt khử khuẩn để bảo vệ an toàn lao động.

Sodium Lauryl Sulfate Là Chất Tẩy Rửa, Tạo Bọt, Nhũ Hóa
Sodium Lauryl Sulfate Là Chất Tẩy Rửa, Tạo Bọt, Nhũ Hóa

1.1. Cơ chế hoạt động

Chất tạo bọt SLS là chất lưỡng tính, hoạt động chính là ở bề mặt bên ngoài. Do đó, nó di chuyển đến bề mặt của chất lỏng, và làm giảm sức căng bề mặt. Lý do nhờ sự liên kết và kết hợp với các phân tử SLS khác. Điều này cho phép dễ dàng lan rộng và trộn chất lỏng. SLS có hoạt tính làm biến tính protein mạnh và ức chế sự lây nhiễm của virus. Hoạt động bằng cách hòa tan vỏ bọc virus và bằng cách làm biến tính vỏ protein hoặc protein capsid. Nó được sử dụng để pha trộn và ổn định hỗn hợp mỹ phẩm. Chất SLS hoạt động hiệu quả và được sử dụng trong thời gian dài.

2. Công Dụng Của Sodium Lauryl Sulfate Là Gì ?

Nhờ tính năng làm sạch, vệ sinh, kháng khuẩn, hóa chất SLS thường kết hợp với các anionic giúp làm sạch tuyệt đối bụi bẩn và bã nhờn thừa trên da. Đặc biệt, nó được biết đến nhiều nhất với tên gọi là chất tạo bọt SLS. Khả năng tạo bọt khi tiếp xúc với nước và tính chất làm sạch nên SLS được dùng sản xuất sữa rửa mặt, sữa tắm,…Không chỉ với tác dụng làm sạch, nó còn giúp tạo độ ẩm, loại bỏ các bã nhờn trong sản phẩm chăm sóc cá nhân.

Nếu bạn muốn mua Sodium Lauryl Sulfate, hãy tham khảo tại Sodium Lauryl Sulfate

Ngoài ra, Sodium Lauryl Sulfate còn xuất hiện trong hàng loạt sản phẩm tẩy rửa gia đình như kem đánh răng. Hoặc trong sản phẩm chăm sóc tóc và chăm sóc da.  Chất này được sử dụng trong dầu gội từ những năm 1930. Đây là lựa chọn thay thế xà bông nhờ tạo được nhiều bọt. Mang những vết bẩn bám trên tóc do dầu và dễ dàng được rửa sạch bằng nước.

  • Sản phẩm cho tóc: Dầu gội đầu, gel tạo kiểu tóc, thuốc nhuộm, dược liệu trị da đầu…
  • Sản phẩm cho da: Các loại kem dưỡng, thoa tay, mặt nạ, kem chống ngứa, kích ứng và kem chống nắng…
  • Chăm sóc vệ sinh cá nhân: Kem đánh răng, thuốc tẩy trắng răng, nước súc miệng, kem cạo râu, dưỡng môi, nước rửa tay, nước tẩy trang, sữa rửa mặt, chất tẩy tế bào chết, xà phòng, sữa tắm, dầu gội đầu, dầu xả, dầu tắm và muối tắm…
  • Gia dụng: Xà bông rửa chén, bột giặt, chất tẩy vết bẩn, keo vải
Sodium Lauryl Sulfate là gì Dùng Trong Sản Phẩm Vệ Sinh Cá Nhân
Sodium Lauryl Sulfate Dùng Trong Sản Phẩm Vệ Sinh Cá Nhân

3. Sodium Lauryl Sulfate SLS Có An Toàn Không ?

Thành phần Sodium Lauryl Sulfate đảm bảo an toàn cho các đối tượng sử dụng với hoạt tính làm sạch bề mặt. Hợp chất này đã được thông qua sự thẩm định của nhiều chuyên gia. Quý khách nên đọc kĩ thành phần trước khi sử dụng. Hoặc hỏi thăm ý kiến bác sĩ về tình trạng cá nhân trước. Hiện nay vẫn chưa có bất kỳ bằng chứng trực tiếp hoặc gián tiếp nào cho thấy hợp chất này gây ung thư và hại sức khỏe. Nếu được sử dụng ở mức độ thích hợp, các nhà nghiên cứu và thí nghiệm SLS cho thấy chất này hoàn toàn lành tính và an toàn.
Một số tin đồn cho rằng SLS gây kích ứng cho da. Tuy nhiên, mức độ kích ứng tuỳ thuộc vào nồng độ của SLS trong các sản phẩm, thời gian tiếp xúc, và độ tinh khiết. Thực tế, đối với da nhạy cảm nên cẩn thận sử dụng hợp chất này. Vì vậy một điều quan trọng khi sử dụng sản phẩm là phải đọc kỹ và làm theo đúng hướng dẫn sử dụng.
Độ An Toàn Sodium Lauryl Sulfate
Độ An Toàn Sodium Lauryl Sulfate

3.1. Tính an toàn của SLS

Để chứng minh độ an toàn, cơ quan bảo vệ môi trường Hoa Kỳ (EPA) miễn các yêu cầu về việc giảm nồng độ SLS trong các thành phần của các chất rửa thực phẩm. Quy định về hàm lượng tối đa của Sodium lauryl sulfate được dùng là nồng độ tối đa là 350ppm (phần triệu).

Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) cho phép bổ sung trực tiếp chất SLS vào trong các thành phần phụ gia có trong thực phẩm. Hơn nữa, chất này được cấp phép làm phụ gia gián tiếp. Đóng vai trò là một chất phủ trên bề mặt thực phẩm.

Thẩm định Liên Minh Châu Âu EU cho phép sử dụng SLS trong thành phần mỹ phẩm. Hoặc trong các sản phẩm vệ sinh cá nhân và có bán hợp pháp bên nước họ. Hội đồng chuyên gia về các thành phần mỹ phẩm (CIR) đã nghiên cứu vào năm 1983. Kết quả là SLS an toàn khi sử dụng như một thành phần làm sạch có trong mỹ phẩm. Nó an toàn trong thời gian sử dụng ngắn, không liên tục. Vào năm 2002 một lần nữa Hiệp hội CIR khẳng định nồng độ sử dụng SLS không vượt quá 2%, vì sẽ gây kích ứng.

4. Có Nên Sử Dụng Dầu Gội Chứa Sodium Lauryl Sulfate ?

Thực tế, hóa chất SLS cũng được chứng nhận an toàn trong mỹ phẩm nếu sử dụng một lượng phù hợp. Việc có nên sử dụng hóa chất này trong dầu gội hay không sẽ tùy thuộc vào vấn đề da đầu mà bạn đang gặp phải. Nếu da đầu có tiền sử nhạy cảm, tóc khô, tóc quá mỏng, tóc dễ bị tổn thương thì có thể tránh các loại dầu gội chứa SLS. Vì chúng sẽ làm mất đi nhiều lượng dầu tự nhiên cần thiết để nuôi dưỡng tóc khỏe đẹp nếu dùng nhiều.

Bên cạnh đó, khi dùng nhiều sulfate còn khiến tóc dễ trở nên xoăn rối. Khi sulfate tiếp xúc với tóc, chúng sẽ tạo ra điện tích âm, khiến tóc xoăn ngay sau khi gội. Dầu gội chứa sodium lauryl sulfate hoặc sodium laureth sulfate (hay sodium lauryl ether sulfate) chứa thành phần trung hòa giúp giảm thiểu tình trạng này. Tuy nhiên, nếu tóc bạn đặc biệt dễ bị xoăn rối, bạn nên cân nhắc việc sử dụng dầu gội chứa sulfate.

Có Nên Sử Dụng Dầu Gội Chứa SLS
Có Nên Sử Dụng Dầu Gội Chứa SLS

XEM THÊM THÔNG TIN LIÊN QUAN

Đánh giá post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *