Sodium bisulfite là gì ? Có phải đây là hóa chất chuyên tẩy trắng không ? Là những câu hỏi người dùng cần được giải đáp trước khi mua hóa chất này. Vậy rốt cuộc đây là hóa chất gì, công dụng ra sao hãy tìm hiểu bài viết dưới đây để rõ hơn…
1. Sodium Bisulfite Là Gì ? Cấu Tạo Phân Tử Của Sodium Bisulfite
1.1 Sodium Bisulfite là gì ?
Sodium bisulfite là hóa chất có công thức hóa học tổng quát là NaHSO3. Hóa chất này còn được biết đến với những tên gọi khác là Natri Bisulfite, Sodium Hydrogen Sulfite… Đây là hợp chất có dạng tinh thể rắn, màu trắng, ngoại quan khá giống đường cát trắng, tan trong nước và không cháy được.
1.2 Cấu tạo phân tử của NaHSO3
2. Tính Chất Vật Lý và Hóa Học Của Sodium Bisulfite
2.1 Tính chất vật lý
- Ngoại quan của Natri Bisulfite là một chất rắn màu trắng
- Khối lượng riêng của Natri Bisulfite là 1.48 g/cm3
- Khối lượng mol của nó là 104.061 g/mol
- Ngoài ra Natri Bisulfite không cháy, vị khó chịu và tan trong nước
- Độ nóng chảy của Sodium Bisulfite ở 150 ° C (302 ° F, 423 K)
- Điểm sôi tầm 15 ° C (599 ° F, 588 K)
2.2 Tính chất hóa học
- Natri Bisulfite có thể tác dụng với kim loại theo phương trình minh họa sau:
Zn + 2NaHSO3 ⟶ Zn(OH)2 + Na2S2O4 - Còn khi cho Natri Bisulfite tác dụng với axit Sunfuric kết quả sẽ sinh ra khí mùi hắc chính là Lưu huỳnh đioxit (SO2) làm sủi bọt khí
H2SO4 + NaHSO3 ⟶ H2O + SO2 + NaHSO4 - Bên cạnh đó nó cũng có thể tác dụng với một bazơ
Ba(OH)2 + 2NaHSO3 ⟶ 2H2O + Na2SO3 + BaSO3 - Ngoài ra khi cho Natri Bisulfite tác dụng với Phenol phương trình sẽ là
C6H5OH + NaHSO3 ⟶ C6H5ONa + H2O + SO2 - Khi cho Sodium bisulfite kết hợp với thuốc tẩy clo (NaClO loãng) sẽ giảm thiểu được hơi độc.
NaClO + NaHSO3 ⟶ NaCl + NaHSO4 - Sodium bisulfite khi bị phân hủy sẽ tạo thành nước, khí lưu huỳnh đioxit và muối của natri như sau:
2NaHSO3 ⟶ H2O + Na2SO3 + SO2
3. Cách Điều Chế Sodium Bisulfite
Có nhiều cách để điều chế Sodium bisulfite nhưng 2 phương pháp dưới đây là được áp dụng phổ biến nhất…
- Điều Chế Natri bisulfite bằng phương pháp sục khí lưu huỳnh đioxit dư vào dung dịch natri hydroxit
SO2 + NaOH → NaHSO3 - Ngoài ra cũng có thể sục lưu huỳnh đioxit vào dung dịch natri cacbonat để điều chế NaHSO3
2 SO2 + Na2CO3 + H2O → 2 NaHSO3 + CO2
4. Ứng Dụng Của Sodium Bisulfite
Hóa chất Natri bisulfite NaHSO3 được biết đến với vai trò như một chất khử, chất tẩy trắng được ứng dụng trong nhiều ngành công nghiệp như
- Trong các ngành sản xuất thuốc nhuộm, giấy, thuộc da, công nghiệp tổng hợp hóa học, hóa chất NaHSO3 đóng vai trò như một chất khử
- Với ngành công nghiệp dược phẩm, NaHSO3 dùng để sản xuất dipyrone và trung gian aminopyrine.
- Đối với ngành xử lý nước thải, Natri bisulfite được dùng để xử lý nước thải có chứa các thành phần như crôm, clo…
- Riêng với ngành công nghiệp xi mạ, Natri bisulfite được sử dụng như một phụ gia.
Nếu cần mua NaHSO3 bạn có thể tham khảo tại Natri Bisulfite
5. Những Lưu Ý Khi Sử Dụng Natri Bisulfite
- Natri bisulfite- NaHSO3 gây kích ứng mắt và da, có thể làm tổn thương cho giác mạc, dẫn đến mù lòa.
- Còn khi hít phải Natri bisulfite có thể gây hại cho hệ hô hấp với các triệu chứng điển hình như ho, thở khò khè, thở ngắn.
- Nếu vô tình nuốt phải NaHSO3 sẽ xảy ra các triệu chứng như buồn nôn, tiêu chảy, đau bụng, xuất huyết dạ dày.
- NaHSO3 khi tiếp xúc với thời gian dài có thể gây nên hen suyễn, gây ảnh hưởng hệ thần kinh trung ương, hệ tuần hoàn,…
6. Cách Bảo Quản Đối Với NaHSO3 – Sodium Bisulfite
Natri bisulfite cần được cất giữ nơi khô ráo, thoáng mát, tránh xa ánh nắng và các nguồn nhiệt trực tiếp từ môi trường bên ngoài.
Tuyệt đối không được để Sodium bisulfite gần các chất không tương thích như chất oxi hóa, kiềm.
Sau khi sử dụng NaHSO3 phải đậy nắp kỹ, tránh để hóa chất thoát ra ngoài, hay để không khí lọt vào trong nhằm không gây ảnh hưởng môi trường và đảm bảo chất lượng sản phẩm.
XEM THÊM THÔNG TIN LIÊN QUAN