Sáp ong là một loại nguyên liệu có lẽ đã rất quen thuộc với chúng ta. Với hàm lượng chất dinh dưỡng cao, sáp ong được rất nhiều người ưa chuộng, được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau, từ thực phẩm, mỹ phẩm cho đến dược phẩm. Vậy sáp ong là gì, sáp ong có tác dụng gì? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu những vấn đề này trong bài viết dưới đây nhé!
1. Sáp Ong Là Gì?
Sáp ong là phần nằm dưới lớp màng bao quanh bên ngoài của tổ ong. Thực tế, sáp ong chính là tổ ong, môi trường sống của con ong. Sáp tổ ong có hình dạng như một khối lớn với nhiều lỗ trên bề mặt. Những con ong thợ sẽ thu thập nhựa cây, gỗ cây khác nhau. Sau đó chúng sẽ hòa trộn, tổng hợp và thay đổi các chất, biến chúng thành dạng keo dẻo quánh, từ đó hình thành nên sáp ong (hay tổ ong).
Đối với loài ong, sáp ong đóng vai trò như một chất kháng sinh tự nhiên giúp bảo vệ tổ của chúng khỏi những sinh vật gây hại. Theo ước tính, để làm ra khoảng 1kg sáp ong, loài ong phải tiêu tốn 3kg mật ong và phấn hoa. Chính vì thế, sáp ong cũng có giá trị dinh dưỡng không kém so với mật ong.
Sáp ong được chia thành 3 phần:
- Phần sáp chứa nhộng: Chiếm diện tích nhiều nhất trong tổ ong vì là nơi nuôi dưỡng ấu trùng và con non, không chứa mật ong.
- Phần sáp chứa phần hoa: Nơi dự trữ thức ăn cho cả đàn ong.
- Phần sáp chứa bọng mật: Là nơi mà ong chứa mật.
2. Thành Phần Của Sáp Ong
Theo nghiên cứu, trong sáp ong có chứa nhiều thành phần có lợi cho sức khỏe bao gồm:
- Các axit béo và este
- Có đến 20 – 30 loại flavonoid, nhiều nhất là pinocembrin, galangin và chrysin
- Nhiều acid amin
- Vitamin B1, B2, A, E, D
- Các khoáng chất như canxi, magie, đồng, kẽm, sắt, mangan
- Nicotinic acid, folic acid,…
- Cellulose, monosaccharide
3. Sáp Ong Có Tác Dụng Gì Với Sức Khỏe?
Sáp ong có một số tác dụng nổi bật đối với sức khỏe như:
- Giảm cholesterol trong máu: Bên trong sáp ong chứa nhiều axit béo chuỗi dài và nồng độ cồn có lợi cho sức khỏe tim mạch qua đó kiểm soát được nồng độ cholesterol trong máu.
- Giảm viêm và tăng khả năng miễn dịch: Sáp ong có chứa các chất như protein, vitamin, carbohydrate, khoáng chất và các chất chống oxy hóa. Vì thế góp phần tăng khả năng giảm viêm hiệu quả và bảo vệ cơ thể chống lại bệnh tật.
- Phòng ngừa bệnh: Nhóm polyphenol bên trong sáp ong có đặc tính chống oxy hóa mạnh mẽ. Do đó, sáp ong có thể giúp cơ thể phòng ngừa tiểu đường, bệnh tim và kể cả ung thư.
- Hỗ trợ làm mềm, giữ ẩm và bảo vệ da: Hàm lượng vitamin A của sáp ong sẽ cung cấp một lượng nước nhất định và làm mềm lớp da khô.
- Điều trị đau dạ dày: Trong mật ong còn có các hoạt chất kháng khuẩn, ức chế sự phát triển của vi khuẩn có hại cho dạ dày. Với kết cấu sánh đặc, mật ong giúp giảm thiểu tình trạng ợ chua, trào ngược acid bằng cách tạo ra một lớp phủ bảo vệ thành niêm mạc.
- Trị bỏng ngoài da: Với các vết bỏng nhỏ ngoài da, bạn có thể lấy một chút sáp ong thoa nhẹ lên vùng da bị bỏng giúp làm dịu đi vết bỏng, vết thương nhanh lành.
4. Sáp Ong Có Tác Dụng Dùng Để Làm Gì?
Bên cạnh những công dụng đối với sức khỏe, sáp ong còn được sử dụng làm nguyên liệu cho một số sản phẩm quen thuộc trong đời sống. Chẳng hạn:
- Sáp ong làm son dưỡng môi: Sáp ong là nguyên liệu chính được sử dụng để làm son dưỡng môi nhờ có tính kháng khuẩn, chống viêm. Bạn có thể kết hợp sáp ong cùng với tinh dầu bạc hà, dầu hạnh nhân và cánh hoa hồng…
- Trong các sản phẩm dưỡng ẩm, làm đẹp da: Sáp ong có công dụng giữ nước, giữ ẩm cho làn da, giúp làn da luôn mềm mại và sáng bóng. Vì vậy, bạn có thể sử dụng sáp giống như loại kem dưỡng ẩm vào ban đêm hoặc ban ngày.
- Sáp ong dùng để ngâm rượu: Rượu được ngâm từ sáp ong sẽ phụ thuộc vào các phần của sáp ong. Nhiều ý kiến cho rằng, rượu được làm từ phần sáp ong chứa nhộng sẽ có hương vị thơm ngon.
- Dùng làm nguyên liệu thực phẩm: Sáp ong có thể ăn trực tiếp, chế biến món ăn hoặc pha thành đồ uống. Một số món ăn từ sáp ong có thể kể đến như salad sáp ong với trái cây, bánh nướng mật ong, nước sốt…
⇒ Bạn muốn mua sáp ong chất lượng, uy tín, giá tốt? Hãy tham khảo ngay tại Sáp Ong
5. Những Lưu Ý Khi Sử Dụng Sáp Ong
Khi sử dụng sáp ong, bạn nên lưu ý những điều sau:
- Không nên dùng sáp ong cho trẻ dưới 1 tuổi. Người bệnh vừa mới phẫu thuật, bệnh nhân tiểu đường, huyết áp thấp cũng không nên sử dụng mật ong.
- Những người bị da dầu, da nhờn, dễ bị kích ứng không nên sử dụng mật ong trong làm đẹp.
- Tuyệt đối không bảo quản sáp ong trong đồ vật kim loại. Vì đường và axit hữu cơ trong sáp ong dễ bị lên men, biến thành axit ethylenic, làm tăng hàm lượng kim loại trong sáp ong. Điều này sẽ gây ra cảm giác buồn nôn khi sử dụng.
- Tránh để sáp ong ở nơi có nhiệt độ cao vì sáp ong dễ bị nóng chảy.
- Rượu sáp ong rất tốt, nhưng không nên uống quá 70ml/lần.
Hy vọng bài viết sẽ giúp bạn hiểu được sáp ong là gì, sáp ong có tác dụng gì, sáp ong làm gì, sáp ong làm từ gì… Nếu bạn vẫn còn thắc mắc về những tác dụng của sáp ong hay các chủ đề liên quan đến sáp ong, hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được giải đáp thắc mắc.
XEM THÊM THÔNG TIN LIÊN QUAN