Xanthan Gum là một hợp chất dạng đường, là một polysaccharide sản xuất bằng công nghệ sinh học từ một chuỗi các mắc xích gồm nhiều monosaccharite, với phân tử khối là 933 đvC. Nó tồn tại dạng bột mịn, màu trắng kem, không mùi, không vị.
Về sản xuất, Xanthan Gum được điều chế từ quá trình lên men đường bắp với vi khuẩn (xanthomonas campestris). Sau đó đem đi sấy khô và xay thành bột trắng mịn hoặc được tạo ra bằng cách trộn các loại sữa đã lên men với một loại vi khuẩn nhất định. Hóa chất này đóng vai trò là phụ gia thực phẩm, chất làm đặc và ổn định, được đưa vào sản xuất mỹ phẩm.
1. Xanthan Gum Là Gì ?
Xanthan Gum là một loại chất tạo gel và chất làm đặc. Nó thường được sử dụng rộng rãi trong ngành thực phẩm, mỹ phẩm và dược phẩm. Đây là một loại polysaccharide (chất đường) được sản xuất thông qua quá trình lên men của đường glucose, sucrose, hoặc lactose bởi vi khuẩn Xanthomonas campestris. Với công thức hóa học là C35H49O29.
Một số tính chất của Xanthan Gum như chất làm đặc, tạo gel, cải thiện kết cấu trong công nghiệp thực phẩm. Nó còn có khả năng rất ổn định trong các điều kiện nhiệt độ và độ pH khác nhau. Bên cạnh đó, vì xanthan gum được chiết xuất từ vi khuẩn, nó là lựa chọn tốt cho người ăn kiêng không gluten. Đặc biệt, nó dễ dàng hoà tan trong nước. Nhanh chóng trong nước lạnh hoặc ấm, giúp tiết kiệm thời gian khi chế biến. Ngoài thực phẩm, Xanthan Gum còn được sử dụng trong các sản phẩm như kem dưỡng da, dầu gội, hoặc thuốc mỡ, để tạo kết cấu và duy trì độ ẩm.
Xanthan Gum rất phổ biến trong các công thức thực phẩm hiện đại. Đặc biệt là trong các sản phẩm chế biến sẵn, thực phẩm dành cho người ăn kiêng, và các sản phẩm có yêu cầu về kết cấu đặc biệt.
2. Ứng Dụng
2.1. Trong thực phẩm
Xanthan Gum đóng vai trò như chất làm đặc, làm dày và ổn định. Nó tạo độ nhớt với kí hiệu E415 trong nền công nghiệp thực phẩm. Hóa chất này thường có mặt trong các sản phẩm nước sốt salad, nước sốt thịt và rau quả, sản phẩm sữa,… và các thức ăn làm từ bôt không có chất gluten, giúp cho bột dính chặt, tính đàn hồi cao. Đây là một phụ gia ổn định vị, chất liên kết giúp phân tán gia vị và các thành phần đồng đều rất tốt. Giúp các thành phần trộn, gắn kết vào nhau một cách hiệu quả. Trong dầu trộn salad, vì nó có độ nhớt, giúp ngăn tách dầu bằng cách ổn định nhũ tương, lượng dầu trong sản phẩm phụ thuộc lẫn nhau, như có thể điều tiết chất này bằng cách dùng lượng chất khác.
Bên cạnh đó, Xanthan Gum còn được sử dụng rộng rãi trong lĩnh vực làm bánh, dùng như chất làm đặc, dẻo (giống gelatine) và là chất ổn định thành phần. Nó có tính giữ nước nên giúp ngăn chặn sự vón cục trong lúc nhào bánh. Nó ngăn chặn sự hình thành của những tinh thể băng (đá nhỏ trong kem), tạo sự ổn định tốt và giữ cho kem được mướt, mịn màng.
2.2. Trong mỹ phẩm
Xanthan Gum trộn với bùn hay còn gọi là khoáng sét để tạo nên trạng thái gel cho sản phẩm và đóng vai trò quan trọng trong việc giữ ẩm các sản phẩm mỹ phẩm. Hóa chất này còn tạo sự đồng nhất thành phần trong kem đánh răng, là một tác nhân tạo pha, giữ lượng dầu trong sản phẩm. Ngoài ra, nó cũng được thấy trong thành phần kem dưỡng, dầu gội và ngành dược, dầu khí,…
Xanthan Gum còn là một hợp chất dạng đường được tạo ra bằng cách trộn các loại sữa đã lên men với một loại vi khuẩn nhất định. Nhờ vậy, chất này được sử dụng để điều trị giảm lượng đường trong máu và cholesterol toàn phần ở người bị tiểu đường, thuốc nhuận tràng và là chất thay thế nước bọt ở người bị khô miệng.
2.3. Trong nông nghiệp
Đặc biệt trong ngành nông nghiệp sản xuất phân bón. Xanthan Gum giữ vai trò như chất nhũ hóa hay chất chống lắng quan trọng. Giúp cho sản phẩm phân bón sản xuất ra tốt hơn, hoàn thiện hơn về chất lượng.
3. Tỷ Lệ Sử Dụng và Bảo Quản
3.1. Tỷ lệ sử dụng
Xanthan Gum được sử dụng phổ biến trong nền công nghiệp thực phẩm. Điển hình như là chất làm đặc, làm dày, ổn định và tạo độ nhớt, còn được sử dụng trong sản xuất mỹ phẩm. Tuy nhiên, khi đưa Xanthan Gum vào sản xuất thực phẩm cần chú ý nghiên cứu liều lượng phù hợp. Một lượng rất nhỏ Xanthan Gum là đã có kết quả tốt, tối đa là 0,05% -0.1% trọng lượng của thành phẩm. Công thức dùng là từ 2gr-5gr cho 1kg hỗn hợp. Đối với sử dụng trong mỹ phẩm, theo The Cosmetics Database khuyến cáo với tỷ lệ sử dụng khoảng 0,1-2%.
Khi sử dụng trong nấu ăn, bạn có thể pha trộn Xanthan Gum với các nguyên liệu khô trước khi thêm vào hỗn hợp ướt để tránh tạo cục.
3.2. Cách bảo quản
Bảo quản nơi ở nhiệt độ mát, tránh xa ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp. Bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát, tránh xa ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp. Tránh để sản phẩm nơi có nước và ẩm ướt, và tránh sản phẩm và mắt và miệng.
4. Hình Ảnh Thực Tế Của Sản Phẩm Tại Hóa Chất Trần Tiến
5. Mua Xanthan Gum Tại Hóa Chất Trần Tiến
Hãy liên hệ ngay với Hóa Chất Trần Tiến để được nhân viên tư vấn sản phẩm phù hợp và nhiều chương trình khuyến mãi hấp dẫn.
- Địa chỉ văn phòng: Phòng 10, Tầng Lửng, 911-913-915-917 Nguyễn Trãi, Phường 14, Quận 5, Hồ Chí Minh
- Địa chỉ kho bãi: Quốc lộ 1A, Quận Bình Tân, Hồ Chí Minh
- Hotline: 0983 838 250 (Ms Thủy)
- Fanpage: Hóa Chất Trần Tiến
- Website: https://hoachattrantien.com
⇒ XEM THÊM CÁC SẢN PHẨM KHÁC CÙNG CHUYÊN MỤC HÓA CHẤT THỰC PHẨM – DƯỢC PHẨM
ĐĂNG KÝ TƯ VẤN MUA HÀNG TẠI HOÁ CHẤT TRẦN TIẾN