Glycerine, còn được gọi là Glycerin và Glycerol, là một hợp chất hóa học quan trọng với nhiều ứng dụng trong các ngành công nghiệp khác nhau.
Glycerin công thức hóa học C₃H₈O₃, được sản xuất từ các nguyên liệu tự nhiên như mỡ động vật và dầu thực vật, hoặc từ các quy trình hóa học như quá trình tổng hợp từ propylene thông qua epichlorohydrin.
1. Tính Chất Của Glycerine
- Ngoại quan: Dạng lỏng, không màu, không mùi, tan vô hạn trong nước.
- Công thức: C3H8O3
- Khối lượng phân tử: 92.09 g/mol
- Tỉ trọng: 1.261 g/cm khối
- Nhiệt độ đông đặc:17.8 độ C
- Nhiệt độ sôi: 290 độ C
- Áp suất hơi: < 1 mmHg
- Độ nhớt: 1.412 Pa.s
2. Điều Chế Glycerine
2.1. Điều chế Glycerine từ chất béo động thực vật
Phương pháp này sử dụng các chất béo hoặc dầu từ nguồn động thực vật, như mỡ bò, dầu dừa hoặc dầu cọ, và dung dịch kiềm (NaOH hoặc KOH) để tiến hành phản ứng xà phòng hóa.
Các bước chính:
- Chất béo được thu thập và đun nóng.
- Chất béo được trộn với dung dịch kiềm thường là NaOH hoặc KOH.
- Sau phản ứng, hỗn hợp sẽ tách thành Glycerine và muối xà phòng. Glycerine hòa tan trong nước, có thể được tách ra bằng cách rửa và tinh chế.
- Glycerine thô được xử lý bằng cách lọc hoặc chưng cất để loại bỏ các tạp chất.
2.2. Điều chế Glycerine từ Propylene
Đây là phương pháp sản xuất Glycerine từ nguồn dầu mỏ thông qua phản ứng tổng hợp hóa học, sử dụng propylene làm nguyên liệu ban đầu.
Các bước chính:
- Quá trình chlor hóa: Propylene (C3H6) được chlor hóa để tạo ra allyl chloride.
- Oxy hóa allyl chloride: Allyl chloride được oxy hóa để tạo ra epichlorohydrin.
- Thủy phân epichlorohydrin: Epichlorohydrin sau đó được thủy phân trong môi trường kiềm để tạo ra glycerine.
Phương pháp này thường áp dụng khi có nhu cầu sản xuất Glycerine với quy mô lớn từ nguồn dầu mỏ, nhất là khi nguồn dầu thực vật hoặc mỡ động vật khan hiếm.

2.3. Điều chế Glycerine bằng thủy phân chất béo
Chất béo được thủy phân với nước trong điều kiện nhiệt độ và áp suất cao để tạo ra axit béo và glycerine. Glycerine được thu hồi và tinh chế qua các bước chưng cất.
Các bước chính:
- Thủy phân: Triglyceride phản ứng với nước tạo ra glycerine và axit béo.
- Tách glycerine: Glycerine sau đó được tách ra khỏi axit béo và các tạp chất khác.
- Tinh chế: Quá trình tinh chế tương tự như các phương pháp khác.
3. Ứng Dụng Của Glycerine
Glycerine là một hóa chất có nhiều ứng dụng trong các ngành nghể khác nhau, nhưng chủ yếu nó được dùng khá nhiều trong ngành thực phẩm và mỹ phẩm. Nó được xem là thành phần cơ bản có trong các loại mỹ phẩm như kem dưỡng ẩm, kem dưỡng da.
- Trong ngành hóa mỹ phẩm hỗn hợp này giúp làm mềm da, đôi khi cũng được dùng trong sản xuất xà phòng và nước hoa. Có thể nói Glycerin là nguyên liệu khá phổ biến được sử dụng rất nhiều trong các sản phẩm dưỡng da.
- Trong ngành thực phẩm nó có vai trò như chất tạo ngọt, tạo ẩm hay chất bảo quản. Ngoài ra nó cũng được dùng làm chất đột trong các sản phẩm bánh ngọt.
- Còn với ngành dược phẩm đây được xem là chất được sử dụng trong các sản phẩm thuốc nhuận tràng để kích thích niêm mạc hậu môn.
- Glycerine cũng là hóa chất trung gian để sản xuất ra các loại hóa chất khác như Nitroglycerine hoặc Glycerol Trinitrate.
- Ngoài ra trong ngành sản xuất mực, Glycerine chính là dung môi dùng để pha chế mực in.

3. Hướng Dẫn Sử Dụng Và Bảo Quản
3.1 Hướng dẫn sử dụng
Có thể kết hợp Glycerine với nước hoa hồng để làm toner giữ ẩm cho da. Đây có thể là một loại kem dưỡng ẩm cho da một cách tốt nhất. Vì cả 2 sản phẩm này đều có tác dụng dưỡng ẩm hết sức tuyệt vời.
Glycerin cũng có thể làm sạch các lớp bụi bẩn sâu bên trong lỗ chân lông, tẩy tế bào chết và các loại vi khuẩn ẩn náu. Từ đó giúp điều trị mụn trứng cá vô cùng hiệu quả.
Cũng có thể kết hợp giữa Glycerine và mật ong hay lòng trắng trứng để làm mặt nạ dưỡng da mặt giúp trẻ hóa làn da, xóa bỏ nếp nhăn tuyệt vời.

3.2 Cách bảo quản
Hóa chất này cần được bảo quản một cách cẩn thận ở một nhiệt độ không quá nóng hay quá lạnh. Mà cần được lưu trữ nơi có nhiệt độ phòng. Tránh nơi có ánh sáng trực tiếp hay nơi ẩm ướt làm ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm.
Do đây là hóa chất tuy không độc hại nhưng cũng cần phải để xa tầm tay trẻ em và phụ nữa đang mang thai hay đang cho con bú.

4. Hình Ảnh Thực Tế Của Sản Phẩm Tại Hóa Chất Trần Tiến
4.1. Glycerine Indo
4.2. Glycerol Malay
5. Mua Glycerine Tại Hóa Chất Trần Tiến
Glycerin giá bao nhiêu là quan tâm của nhiều khách hàng. Hãy liên hệ ngay với Hóa Chất Trần Tiến để được nhân viên tư vấn báo giá sản phẩm phù hợp và nhiều chương trình khuyến mãi hấp dẫn. Hiện công ty có các sản phẩm Wilmar Glycerine xuất xứ Indonesia và các sản phẩm của nhiều thương hiệu nổi tiếng khác.
- Địa chỉ văn phòng: Phòng 10, Tầng Lửng, 911-913-915-917 Nguyễn Trãi, Phường 14, Quận 5, Hồ Chí Minh
- Địa chỉ kho bãi: Quốc lộ 1A, Quận Bình Tân, Hồ Chí Minh
- Hotline: 0983 838 250 (Ms Thủy)
- Fanpage: Hóa Chất Trần Tiến
- Website: https://hoachattrantien.com
Trần Tiến tự hào là một trong những công ty chuyên phân phối hóa chất hàng đầu tại Việt Nam. Chúng tôi luôn lắng nghe ý kiến khách hàng để phục vụ ngày càng tốt hơn nhu cầu tất cả mọi người về sản phẩm bên mình cung cấp.
⇒ XEM THÊM CÁC SẢN PHẨM KHÁC CÙNG CHUYỂN MỤC HÓA CHẤT – CÔNG NGHIỆP – NÔNG NGHIỆP – XI MẠ
ĐĂNG KÝ TƯ VẤN VÀ MUA HOÁ CHẤT GIÁ RẺ TẠI HOÁ CHẤT TRẦN TIẾN