Rỉ Đường Là Gì ? Thành Phần Và Cách Làm Rỉ Đường

Rỉ Đường Là Gì ? Mật rỉ đường được dùng trong thức ăn chăn nuôi gia súc, gia cầm để tăng độ ngon miệng cho vật nuôi từ đời xưa. Đây là một loại phụ phẩm với đa dạng tính năng và ứng dụng vào nhiều lĩnh vực. Tuy là phổ biến hữu ích như vậy nhưng các bạn đã biết thành phần rỉ đường và cách làm rỉ đường chưa. Một số thông tin hữu ích xoay quanh mật rỉ đường sẽ được trình bày cụ thể trong bài viết này. Mong rằng bài viết sẽ mang đến thông tin hữu ích đến các bạn.

1. Rỉ Đường Là Gì ?

Rỉ đường hay còn được gọi là mật rỉ đường, mật rỉ, rỉ mật. Nó tồn tại dạng chất lỏng đặc sánh, màu nâu đậm. Mật rỉ này cô động còn lại sau khi đã rút đường bằng phương pháp cô và kết tinh. Vậy thành phần rỉ đường gồm những gì ? Thành phần chính của rỉ mật đường chủ yếu là sucroza với một ít fructoza và glucoza. Trong phụ phẩm, thành phần tiêu chuẩn bao gồm có đường, chất hữu cơ không đường và các nguồn chất khoáng dồi dào.

Theo thực tế, khoảng 100 tấn mía cây ép ra thì sẽ cho ra từ 3 – 4 tấn mật rỉ đường nguyên chất. Tuy nhiên, các yếu tố và tác động bên ngoài như mía, thổ nhưỡng, thời tiết, thời điểm thu hoạch, quy trình sản xuất từng nhà máy sẽ ảnh hưởng đến công thức hóa học, màu sắc, mùi vị và độ nhớt của rỉ đường.

Rỉ Đường Là Gì
Rỉ Đường Là Gì

2. Ứng Dụng Quan Trọng Của Rỉ Đường 

2.1. Kiểm soát Amonia và pH trong ao nuôi tôm

Mật rỉ đường kiểm soát hàm lượng Amonia trong ao nuôi nhờ việc nó cung cấp một lượng lớn cacbon. Theo cách tính tỉ lệ thuận 100g rỉ đường chứa 40g carbon. Như vậy để cần 12,5g carbon phải cần 32g rỉ đường. Hơn nữa, nó được ưa chuộng sử dụng vì giá thành rẻ và dễ dàng sử dụng. Có thể hòa trộn thẳng với nước ao rồi tạt. Để định lượng được lượng rỉ đường chính xác để dùng trong ao tôm, người nuôi tôm cần đo lượng ammonia tổng số và Nitrite.

Đây còn là nguồn dinh dưỡng có lợi cho vi sinh trong ao phát triển. Rỉ đường giúp xử lý nguồn nước trong ao nuôi tôm và kiểm soát lượng tảo phát triển. Từ đó, giúp cân bằng được pH trong ao, ổn định nguồn nước, hạn chết dịch bệnh cho tôm. Tôm được phát triển khỏe mạnh nhất, mang lại giá trị lợi nhuận cho người nuôi.

Rỉ Đường Dùng Để Xử Lý Nước
Rỉ Đường Dùng Để Xử Lý Nước Ao Tôm

2.2. Ủ phân vi sinh

Rỉ đường có thể rút ngắn thời gian ủ phân. Nhờ hàm lượng dinh dưỡng cao. Đây là nguồn thức ăn phù hợp cho vi sinh vật phát triển. Đây là nguồn phân bón an toàn, dinh dưỡng cho cây trồng. Giúp cây phát triển và cho năng suất cao và tiết kiệm được chi phí sản xuất. Bên cạnh đó, mật mía trong rỉ đường còn tăng hoạt tính sinh học của đất hoặc sử dụng trong thủy canh để cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng.

Ủ Phân Vi Sinh
Ủ Phân Vi Sinh

2.3. Xử lý nước thải

Nhờ khả năng ổn định chất lượng nước và hạn chế dịch bệnh trong nuôi tôm, mật rỉ đường là nguyên liệu rẻ tiền nhưng lại có tác dụng hiệu quả trong việc kiểm soát các yếu tố chất lượng nước. Hỗ trợ các vi sinh phát riển trong quá trình xử lý hiếu khí tại các hệ thống xử lý nước thải công nghiệp. Nhờ vào cung cấp lượng lớn các nguyên tố vitamin và chất khoáng.

Nếu bạn muốn mua Gỉ Đường, hãy tham khảo tại Gỉ Đường

Đối với các phương pháp sinh học, mật rỉ đường là nguồn cung cấp cacbon hữu cơ chủ yếu cho vi sinh vật trong các hệ thống xử lý nước thải sinh học.

Xử Lý Nước Thải
Xử Lý Nước Thải

2.4. Trong thực phẩm

Mật rỉ đường còn được dùng trong lĩnh vực thực phẩm. Nó đóng vai trò là nguyên liệu sản xuất bột ngọt, nguyên liệu lên men để sản xuất rượu rum. Rỉ đường còn được dùng trong sản xuất một số loại bia đặc biệt có màu tối, tạo hương cho thuốc lá. Trong chăn nuôi thì đây là phụ gia trong chế biến thức ăn chăn nuôi để cung cấp năng lượng cho gia súc, gia cầm và làm mồi câu cá.

Rỉ mật đường có vị ngọt nên trâu, bò rất thích ăn và là nguyên tố khoáng đa lượng và vi lượng rất cần thiết. Vậy đối với thuốc, công dụng của rỉ đường là gì ? Nó được dùng để bổ sung sắt cho các đối tượng không dung nạp khoáng chất này trong viên sắt bổ sung.

Rỉ Đường Tăng Hương Vị Trong Thức Ăn Chăn Nuôi
Rỉ Đường Tăng Hương Vị Trong Thức Ăn Chăn Nuôi

3. Cách Làm Mật Rỉ Đường

Đa số mật rỉ đường sẽ được chiết xuất nguyên liệu từ cây mía, củ cải đường. Hoặc từ cây nho, lựu, chà là. Để sản xuất tại Việt Nam thì cây mía là sự lựa chọn tốt nhất. Vì phù hợp với khí hậu và thổ nhưỡng nơi đây. Thực tế,  khoảng 75% tổng lượng mật rỉ đường có nguồn gốc cây mía và gần 25% thuộc về củ cải đường. Theo tính toán thì cứ 100 tấn mía sẽ cho ra chừng 3-4 tấn rỉ mật.

Quá trình cô đọng mật rỉ đường từ mía như sau. Thu hoạch vườn mía khi tới mùa. Sau đó, cắt bỏ lá mía, chỉ phần thân mía giữ lại được làm sạch rồi sau đó đem nghiền hoặc cắt nhỏ rồi ép lấy nước. Sau khi ép thành nước mía, đem đi đun sôi đến khi cô đặc, để tạo nên các tinh thể đường.

Các tinh thể đường được tách ra làm thành phẩm: đường mía và phần mật mía còn lại tiếp tục được đem đi để cô đặc. Sau khoảng ba lần cô đặc đến khi hầu hết không thể tạo thêm các tinh thể đường bằng các biện pháp thông thường. Chất lỏng còn lại chính là mật rỉ đường.

Ép Mía Để Sản Xuất Rỉ Đường
Ép Mía Để Sản Xuất Rỉ Đường

XEM THÊM THÔNG TIN LIÊN QUAN

1/5 - (1 bình chọn)