QCVN Về Hương Liệu Thực Phẩm Bạn Cần Phải Biết

QCVN về hương liệu thực phẩm hay còn gọi là Quy chuẩn kỹ thuật Quốc Gia về hương liệu thực phẩm – các chất tạo hương vani. Quy chuẩn này được Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành. Vậy những quy chuẩn này là gì? Được ban hành như thế nào? Trong bài viết hôm nay, Hóa Chất Trần Tiến sẽ giúp cho bạn hiểu rõ hơn về QCVN hương liệu thực phẩm.

1. Quy Định Chung

1.1. Phạm vi điều chỉnh

Quy chuẩn này quy định các yêu cầu kỹ thuật, yêu cầu quản lý đối với các chất tạo hương vani được sử dụng với mục đích làm hương liệu thực phẩm/

1.2. Đối tượng áp dụng

Quy chuẩn này được áp dụng đối với:

  • Các tổ chức, cá nhân nhập khẩu, sản xuất, kinh doanh các chất tạo hương vani tại Việt Nam.
  • Các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan.

3. Giải thích chữ viết tắt

Trong quy chuẩn này, các chữ viết tắt dưới đây được hiểu như sau:

  • JECFA (Joint FAO/WHO Expert Committee on Food Additives): Ủy ban chuyên gia về Phụ gia thực phẩm của FAO và WHO.
  • Mã số CAS (Chemical Abstracts Service): Mã số đăng ký hóa chất của Hiệp hội Hóa chất Hoa Kỳ.
  • Mã số FEMA (Flavor and Extracts Manufacturers Association): Mã số Hiệp hội các nhà sản xuất hương liệu và các chất chiết xuất.
  • Mã số COE (Council of Europe): Mã số của Ủy ban Châu Âu.
  • Mã số FLAVIS (EU Flavour Information System): Mã số của Hệ thống thông tin hương liệu Châu Âu.
QCVN Về Hương Liệu Thực Phẩm Viết Tắt
Ủy Ban Chuyên Gia Về Phụ Gia Thực Phẩm Của FAO Và WHO

2. Yêu Cầu Kỹ Thuật, Phương Pháp Thử, Lấy Mẫu Và Ghi Nhãn

2.1. Các yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử

Yêu cầu kỹ thuật đối với chất tạo hương vani phải đảm bảo tiêu chuẩn hương liệu thực phẩm sau:

  • Độ tan: Ít tan trong nước, tan trong dầu và các chất tạo hương vani hữu cơ. Đồng thời tan tốt trong cồn.
  • Điểm sôi: 285 độ C
  • Điểm chảy: 80 độ C – 81 độ C
  • Hàm lượng C8H8O3: Không được thấp hơn 97% theo khối lượng
  • Thử định tính chất: Ghi phổ hồng ngoại (IR) và so sánh với phổ chuẩn.

Phương pháp thử QCVN Hương Liệu Thực Phẩm này không bắt buộc phải áp dụng. Bạn có thể sử dụng các phương pháp thử khác có độ chính xác cao hơn.

Yêu Cầu Kỹ Thuật, Phương Pháp Thử, Lấy Mẫu Và Ghi Nhận
Yêu Cầu Kỹ Thuật, Phương Pháp Thử, Lấy Mẫu Và Ghi Nhận

2.2. Quy định về lấy mẫu

Quá trình lấy mẫu phải thực hiện theo hướng dẫn của Thông tư số 26/2012/TT-BKHCN ngày 12 tháng 12 năm 2012 do Bộ Khoa học và Công Nghệ quy định cùng với các quy định khác của pháp luật. Trong thông tư có chỉ ra rằng “Quy định việc kiểm tra Nhà nước về chất lượng hàng hóa lưu thông trên thị trường.”

2.3. Yêu cầu về ghi nhãn

Theo quy định tại Nghị định số 89/2006/NĐ-CP ngày 30 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ về nhãn hàng hóa. Thông tư liên tịch số 34/2014/TTLT-BYT-BNNPTNT-BCT ngày 27 tháng 10 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Y tế, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ trưởng Bộ Công thương. Việc ghi nhãn được hướng dẫn cụ thể nhãn hàng hóa đối với thực phẩm, phụ gia thực phẩm và chất hỗ trợ chế biến thực phẩm bao gói sẵn và các quy định của pháp luật có liên quan.

3. Yêu Cầu Quản Lý Trong QCVN Về Hương Liệu Thực Phẩm

3.1. Công bố hợp quy

Phương thức, trình tự, thủ tục công bố hợp quy sẽ được thực hiện theo Điều 6, Điều 7 Nghị định số 38/2012/NĐ-CP ngày 25 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật an toàn thực phẩm và Điều 4, Điều 5, Điều 7, Điều 9 Thông tư số 19/2012/TT-BYT ngày 09 tháng 11 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Y tế. Trong văn bản có ghi rõ, việc công bố hợp quy và công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

Yêu Cầu Quản Lý Trong QCVN Về Hương Liệu Thực Phẩm
Yêu Cầu Quản Lý Trong QCVN Về Hương Liệu Thực Phẩm

3.2. Thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm trong QCVN về hương liệu thực phẩm

Cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ thực hiện việc thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm pháp luật đối với các tổ nhân, cá nhân vi phạm. Các trường hợp được nêu khá rõ khi các tổ chức, cá nhân nhập khẩu, sản xuất, kinh doanh chất tạo hương vi phạm các quy định về hương liệu thực phẩm về kỹ thuật và quản lý quy định tại quy chuẩn này và các quy định pháp luật có liên quan.

 

 

4. Trách Nhiệm Của Tổ Chức, Cá Nhân Trong QCVN Về Hương Liệu Thực Phẩm

Những cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp nhập khẩu, sản xuất, kinh doanh hương liệu thực phẩm phải công bố hợp quy theo yêu cầu tại Quy chuẩn này.

Các tổ chức, cá nhân chỉ được nhập khẩu, sản xuất, kinh doanh hương liệu khi đã được Cục An toàn thực phẩm cấp giấy phép. Đó là giấy tiếp nhận công bố hợp quy và các quy định có liên quan.

Trách Nhiệm Của Tổ Chức Cá Nhân Trong QCVN Về Hương Liệu Thực Phẩm
Trách Nhiệm Của Tổ Chức Cá Nhân Trong QCVN Về Hương Liệu Thực Phẩm

⇒ Bạn muốn mua hương liệu thực phẩm (tinh mùi thực phẩm) chất lượng, uy tín, giá tốt? Hãy tham khảo ngay tại Tinh Mùi Thực Phẩm

5. Tổ Chức Thực Hiện

Cục An toàn thực phẩm sẽ đứng ra chủ trì. Đồng thời phối hợp với cơ quan chức năng có liên quan. Cả hai sẽ hướng dẫn triển khai và thực hiện Quy chuẩn này.

Bên cạnh đó, dựa trên tình hình thực tế và yêu cầu quản lý, Cục An toàn vệ sinh thực phẩm có trách nhiệm kiến nghị Bộ trưởng Bộ Y tế sửa đổi, bổ sung theo quy chuẩn này.

Đối với những trường hợp hướng dẫn của quốc tế về phương pháp thử và các quy định của pháp luật viện dẫn trong Quy chuẩn này nếu được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế thì áp dụng theo văn bản mới.

 

Trên đây là toàn bộ những thông tin về QCVN về hương liệu thực phẩm mà bạn cần nắm rõ. Để có thể kinh doanh hương liệu hay bất kỳ các chất phụ gia nào thì nhưng thông tin này là điều mà bạn không thể nào bỏ lỡ.

XEM THÊM CÁC THÔNG TIN LIÊN QUAN

5/5 - (1 bình chọn)