Potassium là gì ? Potassium đóng vai trò khá quan trọng trong tự nhiên. Chúng có nhiều trong đất và là thành phần giúp cây tăng trưởng và phát triển. Trong môn hóa học, chắc hẳn bạn đã từng nghe nhiều về cái tên potassium này. Vậy potassium là gì ? Chúng quan trọng như thế nào đối với sức khỏe và đời sống ? Cách sử dụng chúng ra sao ? Để làm rõ các điều trên, hãy cùng chúng tôi theo dõi chi tiết bài viết dưới đây nhé.
1. Potassium là gì ?
Potassium hay còn được gọi với cái tên quen thuộc là Kali, có ký hiệu hóa học là (K), vị trí 19 trong bảng tuần hoàn. Potassium có khối lượng nguyên tử chuẩn là 39,0893, là một kim loại kiềm và nhẹ nhất. Potassium có 3 đồng vị: K39 (93,3%), K40 (0.0118%), K41 (6,7%). Trong đó K40 là chất phóng xạ có chu kỳ bán ra 1,28 tỉ/năm. Tuy vậy, potassium không gây hại khi tiếp xúc cũng như trong quá trình sản xuất.
Potassium chiếm khoảng 2,4% trọng lượng lớp vỏ Trái đất và là nguyên tố phổ biến thứ 7 trong lớp này. Tên gọi của nó bắt nguồn từ tiếng Latin và tiếng Arab. Nó được khám phá lần đầu tiên vào năm 1807 bởi ông Humphry Davy. Ông nghiên cứu và tách lập nó từ potash ăn da. Đây chính là một kim loại được tách lập từ phương pháp điện phân.
Khác với những kim loại khác thuộc nhóm kiềm, Potassium khi phân li trong nước sẽ giải phóng hydrogen. Khi tiếp xúc với nước, Potassium sẽ tự cháy và muối của Potassium sẽ cho ngọn lửa màu tím.
Đối với cơ thể, Potassium có vai trò giúp cơ thể điều tiết chất lỏng, truyền tín hiệu thần kinh và điều chỉnh sự co thắt cơ bắp trong cơ thể con người.
2. Những Tính Chất Nổi Bật Của Potassium Là Gì ?
2.1. Tính chất vật lý
Potassium có những tính chất vật lý nổi bật như sau:
- Là một kim loại kiềm và nhẹ nhất được biết sau lithium. Nó mềm và có thể cắt ra dễ dàng bằng dao. Nó có ánh bạc ngay khi một bề mặt mới được bóc lộ ra. Nó là một trong những kim loại hoạt tính nhất và phản ứng điện mạnh nhất.
- Potassium trên ngọn lửa sẽ phát ra màu hoa cà với đỉnh bức xạ ở bước sóng 766,5nm.
- Khối lượng riêng: 0,863 g/cm3,
- Nhiệt độ nóng chảy: 63°C.
- Nhiệt độ sôi: 760°C.
2.2. Tính chất hóa học
Potassium có những tính chất hoá học sau:
- Potassium có tính khử rất mạnh
- Potassium tác dụng với phi kim: Khi đốt Potassium trong không khí hay trong oxi.
- Potassium cháy tạo thành các oxit (oxit thường, peoxit và supeoxit) và cho ngọn lửa có màu tím hoa cà đặc trưng.
4K + O2 → 2K2O
2K + Cl2 → 2KCl
- Potassium tác dụng với axit: Kali dễ dàng khử ion H+ (hay H3O+) trong dung dịch axit loãng (HCl, H2SO4 loãng…) thành hidro tự do.
2K + 2HCl → 2KCl + H2.
- Potassium có tính háo nước, vì vậy nó tác dụng mãnh liệt với nước và tạo thành dung dịch kiềm để giải phóng khí hidro.
2K + 2H2O → 2KOH + H2.
- Potassium tác dụng với hidro ở áp suất khá lớn và nhiệt độ khoảng 350 – 400°C tạo thành kali hidrua.
2K (lỏng) + H2 (khí) → 2KH (rắn)
3. Những Ứng Dụng Nổi Bật Của Potassium Là Gì ?
3.1. Đối với sức khỏe con người
Potassium có tác dụng hỗ trợ co giãn cơ bắp, cân bằng lượng chất khoáng và nước mà cơ thể nhận và đào thải. Giúp con người tỉnh táo, minh mẫn không còn còn cảm giác mệt mỏi.
Một số công dụng khác:
- Giảm huyết áp cao
- Giảm tái phát sỏi thận
- Giảm nguy cơ bị loãng xương
- Loại bỏ lượng natri dư thừa trong cơ thể.
3.2. Ứng dụng nông nghiệp
Potassium làm phân bón cho cây:
- Là nguyên liệu cơ bản cho phân bón NPK hợp chất. Nó vô cùng cần thiết cho sự tăng trưởng và phát triển của các cây xanh. Theo nghiên cứu cho biết nó có mặt trong đa số loại đất.
- Các loại phân bón cho nông nghiệp, trồng trọt, thủy canh như: Potassium Sulfate (K2S04), Sodium (KNO3), Potassium Chloride (KCl)… Các vụ mùa năng suất cao phụ thuộc vào lượng phân bón để bổ sung cho lượng potassium mất đi do thực vật hấp thu.
3.3. Ứng dụng công nghiệp
Hàng triệu tấn các hợp chất potassium được sản xuất chủ yếu là potassium hydroxide (KOH), potassium chloride (KCl), potassium sulfate (K2SO4)…
- Kali nitrat được sử dụng làm thuốc súng.
- KOH được dùng để làm bánh xà phòng từ mỡ và dầu trong công nghiệp tẩy rửa.
- Kali cacbonat được sử dụng trong sản xuất thủy tinh.
- Thủy tinh được xử lý bằng kali lỏng là có độ bền cao hơn so với thủy tinh thường.
- KcrO4 ứng dụng trong ống phóng màn hình màu, đèn huỳnh quang, dệt nhuộm, diêm an toàn, chất nổ pháo hoa và chất tạo màu.
- KOH được dùng để làm bánh xà phòng từ mỡ và dầu trong công nghiệp tẩy rửa.
3.4. Phòng thí nghiệm
Potassium trong phòng thí nghiệm có ứng dụng:
- Được dùng phổ biến trong các lĩnh vực nghiên cứu khác như mạ điện, y học, thí nghiệm trong trường học,…
- Các hợp chất của potassium sử dụng rất rộng rãi trong phòng thí nghiệm, chủ yếu dùng làm chất truyền nhiệt, hút ẩm không khí,…
- Xuất hiện trong các phản ứng chưng cất.
4. Những Ưu Nhược Điểm Của Potassium Là Gì ?
Ưu điểm:
- Potassium là chất không thể thiếu đối với sức khỏe con người.
- Được sử dụng nhiều trong các ngành sản xuất.
- Giá thành thấp, rất dễ kiếm giúp các ngành công nghiệp sản xuất giảm thiểu nhiều chi phí.
Nhược điểm:
- Cần phải được bảo quản đặc biệt bởi chúng có phản ứng nhanh với hơi nước và độ ẩm.
- Sử dụng potassium trong công nghiệp cần phải đảm bảo đầy đủ các đồ bảo hộ để đảm bảo sự an toàn.
- Potassium bản chất là một kim loại, chính vì như vậy trong quá trình vận chuyển phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy định được đề ra, không gây va chạm mạnh.
Hy vọng rằng với những thông tin trên có thể giúp bạn hiểu rõ hơn về Potassium là gì và công dụng của chúng trong đời sống. Hãy lưu lại những tác dụng tuyệt vời của nó để bổ sung thêm kiến thức cho bản thân. Đừng quên theo dõi những bài viết tiếp theo để cùng học hỏi thêm nhiều điều bổ ích.