Polyethylene Glycol (PEG) là một hoạt chất được sử dụng phổ biến trong y học, đặc biệt trong các sản phẩm thuốc nhuận tràng và các chế phẩm y tế khác. Hãy tìm hiểu thêm về PEG thông qua bài viết dưới đây các bạn nhé!
1.Polyethylene Glycol Là Thuốc Gì ?
Polyethylene Glycol (PEG) là một hợp chất polymer tan trong nước, có khả năng hút nước mạnh. PEG được sử dụng rộng rãi trong lĩnh vực y tế, đặc biệt là dưới dạng thuốc nhuận tràng giúp điều trị táo bón. PEG hoạt động bằng cách tăng lượng nước trong ruột, làm mềm phân và kích thích quá trình đại tiện diễn ra dễ dàng hơn.
2. Chống Chỉ Định Của Thuốc Polyethylene Glycol
Chống chỉ định dùng Polyethylene Glycol trong các trường hợp sau:
- Những bệnh nhân Bệnh Đại Tràng và Ung Thư Đại Tràng tiến triển
- Tiền sử bị Tắc Ruột hay Liệt Ruột
- Bệnh nhân tổng trạng suy yếu như: Tình trạng mất nước hay suy tim nặng
- Lưu ý chống chỉ định ở trẻ em do chưa có kết quả nghiên cứu thích hợp

3. Liều Lượng Và Cách Dùng Thuốc Polyethylene Glycol
3.1 Liều dùng
Chúng ta có thể hòa tan 1 gói thuốc Polyethylene Glycol cùng với 1 lít nước giúp tạo thành dung dịch thuốc uống. Bác sĩ cũng có thể yêu cầu bạn dùng 3 đến 4 lít dung dịch thuốc để làm sạch ruột một cách hiệu quả nhất…
3.2 Cách dùng
Bạn có thể dùng Polyethylene Glycol bằng cách hòa tan chúng với nước để uống. Mỗi gói được hòa tan chung với một lít nước uống.
Nếu phẫu thuật được tiến hành vào buổi sáng, thì bệnh nhân nên uống dung dịch trong buổi chiều ngày hôm trước. Còn phẫu thuật diễn ra vào buổi chiều, thì nên uống dung dịch cùng ngày. Và phải ngưng trước khi mổ 3 giờ.
Cần uống đảm bảo ba đến bốn lít dung dịch để rửa thật sạch ruột. Bệnh nhân nên tuân thủ theo đúng toa thuốc của bác sĩ. Thời gian uống tốt nhất giãn cách 1 đến 1,5 lít/giờ (250ml mỗi 10 đến 15 phút).
4. Những Tác Dụng Phụ Và Cách Xử Trí Khi Dùng Polyethylene Glycol
Mặc dù PEG khá an toàn, nhưng một số tác dụng phụ có thể xảy ra như:
- Đầy hơi, đau bụng nhẹ
- Tiêu chảy nếu sử dụng liều cao
- Mất cân bằng điện giải nếu sử dụng lâu dài
- Nếu có dấu hiệu dị ứng như phát ban, khó thở, sưng môi hoặc mặt, cần ngừng sử dụng và đi khám ngay.

5. Lưu Ý Khi Sử Dụng Polyethylene Glycol
Trước khi dùng PEG nên thông báo với bác sĩ những loại thuốc đang sử dụng cùng với những tình trạng sức khỏe hiện tại. Những dị ứng hay gặp phải trong lúc sử dụng các loại thuốc khác. Thường xuyên báo cáo tình trạng sức khỏe với bác sĩ.
Những điều dưới đây cần tham khảo ý kiến trước khi áp dụng cùng PEG:
- Hòa tan Polyethylene Glycol hoàn toàn trong nước giải khát, nước trái cây, nước giải khát, cà phê hoặc trà.
- Tham khảo ý kiến bác sĩ điều trị khi gặp các biểu hiện như chuột rút bất thường, tiêu chảy và đầy hơi
- Ngưng dùng PEG khi có nghi ngờ bị tắc nghẽn trong ruột
Nếu dùng song song PEG với các loại thuốc khác có thể làm giảm công dụng của nó. Đồng thời sẽ làm tăng các tác dụng phụ không mong muốn.
Ngoài ra không nên dùng PEG khi bạn mắc các bệnh lý sau:
- Bệnh co giật
- Megacolon độc
- Bệnh lý về chức năng thận
- Colon viêm gây ra bởi chất độc hại
- Dạ dày hoặc tắc nghẽn ruột
- Viêm loét đại tràng
- Ruột bị chặn không có phong trào.
- Vấn đề đổ dạ dày
- Vỡ trên tường của dạ dày hoặc ruột
- Lượng thấp của canxi, natri và kali trong máu
Đồng thời cũng nên cân nhắc khi dùng cho những trường hợp bệnh nhân là tài xế hay những người vận hành các loại máy móc nguy hiểm.
Không dùng cho phụ nữ trong thời kỳ thai sản hay đang cho con bú.
6. Những Lưu Ý Khi Quá Liều và Quên Liều
6.1 Khi quá liều
Tuyệt đối không được dùng quá liều PEG vì như thế chẳng mang đến kết quả nhanh chóng hơn chon bệnh lý. Đồng thời dể làm mắc phải các trường hợp tác dụng phụ hay ngộ độc thuốc. Khi nghi ngờ 1 người nào đó dùng sản phẩm quá liều. Nhanh chóng đưa nạn nhân đến trung tâm y tế hay bệnh viện gần nhất. Cùng bao bì, toa thuốc đang sử dụng để các chuyên gia có sự can thiệp kịp lúc.

6.2 Khi quên liều
Trường hợp bỏ lỡ một liều thì hãy dùng ngay khi bạn nhận ra. Nếu thời gian dùng liều tiếp theo sắp tới, thì có thể bỏ liều trước đó và tiếp tục theo thời gian đã định . Tuyệt đối hhông dùng bù lại liều đã lỡ trước đó.