Phản ứng hoá học NaOH rất đa dạng, hợp chất này vừa có thể phản ứng với axit, oxit axit, muối và cả một số phi kim hay kim loại lưỡng tính. Vậy NaOH là chất gì có những đặc tính, tính chất như thế nào chúng ta hãy cùng tiềm hiểu bài viết dưới đây.
1. Một Số Tính Chất Vật Lý Của NaOH
Sodium Hydroxide là gì ? Các thông tin cơ bản của NaOH trong các phản ứng hoá học của NaOH:
- Khối lượng riêng: 2,1 g/cm³
- Khối lượng mol: 39,9971 g/mol
- Nhiệt độ sôi: 1.390 °C
- Nhiệt độ nóng chảy: 318 °C
- Độ pH: 13.5
- Natri Hydroxide (NaOH) dễ tan trong nước lạnh. Độ hòa tan trong nước 111g/100 ml (20 °C),
2. Các Phản Ứng Hoá Học Tiêu Biểu Của Sodium Hydroxide
2.1. Phản ứng hoá học NaOH tác dụng với axit
Dung dịch NaOH tác dụng với axit tạo thành muối và nước. Ví dụ NaOH tác dụng HCl
- NaOH + HCl → NaCl + H2O
- 3NaOH + H3PO4 → Na3PO4 + 3H2O
- 2NaOH + H2SO4 → Na2SO4 + 2H2O
- NaOH + HNO3→NaNO3 + H2O
- 2NaOH + H2CO3 → Na2CO3+ 2H2O
2.2. Phản ứng NaOH tác dụng với oxit axit
Dung dịch NaOH tác dụng với oxit axit cũng cho ra muối và nước như khi cho NaOH tác dụng với axit. Ví dụ NaOH tác dụng CO2
- 2NaOH + CO2 → Na2CO3 + H2O
- 2NaOH + SO2 → Na2SO3 + H2O
- 3NaOH + P2O5 → Na3PO4 + 3H2O
- 2NaOH + CO → Na2CO2 + H2O
2.3. Phản ứng NaOH tác dụng với muối
Dung dịch NaOH khi tác dụng với một số muối sẽ tạo thành muối mới và bazơ mới. Ví dụ NaOH tác dụng FeCl3
- 2NaOH + Cu(NO3)2 → Cu(OH)2 + NaNO3
- 2NaOH + FeSO4 → Fe(OH)2 + Na2SO4
- 2NaOH + CuSO4 → Na2SO4 + Cu(OH)2
- 3NaOH + FeCl3 →Fe(OH)3+ 3NaCl
2.4. Phản ứng hoá học NaOH tác dụng với một số phi kim
NaOH có thể tác dụng với một số phi kim như Si, C, P, S, một số halogen tạo ra muối.
- 2NaOH + Si + H2O → Na2SiO3 + 2H2
- NaOH + C → 2Na + 2Na2CO3 + 3H2
- 3NaOH + 4P + 3H2O → PH3 + 3NaH2PO2
2.5. Phản ứng NaOH tác dụng với kim loại
Kim loại phản ứng được với dung dịch NaOH là kim loại lưỡng tính như nhôm (Al), kẽm (Zn), beri (Be), thiếc (Sn), chì (Pb),…
- 2NaOH + 2Al + 2H2O → 2NaAlO2 + 3H2
- 2NaOH + Al2O3 → 2NaAlO2 + H2O
- NaOH + Al(OH)3→ NaAlO2 + 2H2O
Nếu bạn cần mua NaOH hãy tham khảo thêm tại Sodium Hydroxide
2.6. Phản ứng NaOH tác dụng với nước
NaOH khi hòa tan trong dung môi như nước sẽ tạo thành bazo mạnh. Dung dịch này có tính ăn mòn rất cao, hơi nhờn và làm mục vải. Độ hòa tan của hóa chất này trong nước là 111 g/100 ml (20 °C). Chính vì thế nó được ứng dụng rộng rãi trong các ngành công nghiệp.
2.7. Phản Ứng Hoá Học Điều Chế NaOH
Có thể tạo ra Sodium Hydroxide Tinh Khiết (NaOH) bằng hai cách như sau:
- Cho Natri Peoxit (Na2O2) tác dụng với nước: Na2O2 + H2O → 2NaOH + 12O2
- Điện phân dung dịch muối ăn NaCl trong bình điện phân có màng ngăn: NaCl + 2H2O → 2NaOH + H2 + Cl2
3. Sodium Hydroxide Có Độc Hay Không ?
Sodium Hydroxide là một hóa chất có độ nguy hiểm tương đối cao. Chúng có khả năng ăn mòn và gây phỏng rộp da. Vì thế, nếu như bạn để tiếp xúc với một trong các đường sau sẽ gây ảnh hưởng rất nghiêm trọng:
- Đường mắt: nếu nhẹ thì dị ứng, nặng thì bỏng mắt dẫn đến mù lòa.
- Đường thở: Gây dị ứng nghiêm trọng. Nếu như hít phải bụi có thể gây dị ứng nhẹ hoặc ảnh hưởng đến đường hô hấp, phụ thuộc theo mức độ hít phải.
- Đường da: Gây dị ứng, bỏng hoặc tạo thành sẹo.
- Đường tiêu hóa: Nếu như nuốt phải chúng, có thể gây cháy miệng, họng, dạ dày. Những biểu hiện thường gặp bao gồm: chảy máu, nôn, tiêu chảy hay hạ huyết áp.
4. Những Lưu Ý Khi Sử Dụng Sodium Hydroxide
Cần hết sức lưu ý những điều sau đây khi sử dụng Sodium Hydroxide nhằm đảm bảo an toàn và hiệu quả cao:
- Tuyệt đối không được lưu trữ NaOH cùng với nhôm và mangan.
- Không nên trộn NaOH cùng axit hoặc các chất hữu cơ.
- Luôn luôn sử dụng đúng phương tiện bảo vệ cá nhân khi thao tác với hóa chất này.
- Cần tuân thủ các cảnh báo và hướng dẫn cho sản phẩm.
- Nên dùng các thiết bị và dụng cụ không phát lửa.
- Khi mở những thùng chứa kim loại, bạn không được dùng những dụng cụ đánh lửa.
5. Bảo Quản Sodium Hydroxide Như Thế Nào ?
Khi bảo quản Sodium Hydroxide chúng ta cần lưu ý những điều sau đây:
- Cần lưu trữ NaOH ở trong thùng kín. Đặt chúng nơi khô ráo, thoáng mát, riêng biệt và thông gió tốt. Tránh xa những địa điểm có thể gây cháy, nổ.
- Thùng chứa NaOH khi hết vẫn có thể gây hại nếu như chúng chứa nhiều bụi cặn bẩn.
- Cần lưu ý để tránh nhiệt, tránh xa các loại hóa chất không tương thích: các chất oxy hóa, chất khử, kim loại, acid, kiềm, hơi ẩm.Khi hòa tan.
- Cần phải tuân thủ tuyệt đối khi pha chế là thêm NaOH vào nước. Tuyệt đối không bao giờ được làm ngược lai.