Oxit Axit Là Gì ? Tính chất hóa học của oxit axit là gì ? Đây cũng là bài học quan trọng trong chương trình môn Hóa ở THCS. Hãy cùng bài viết tìm hiểu tất tần tật những thông tin thú vị về oxit axit nhé. Hy vọng bài viết sẽ mang thông tin hữu ích đến các bạn.
1. Oxit Axit Là Gì ?
Oxit axit còn được gọi là anhidrit axit, thường là oxit của phi kim và tương ứng với một axit. Chúng phản ứng với nước tạo thành acid hoặc tác dụng với kiềm (bazo) để tạo thành muối hóa học. Điển hình một số oxit acid hay gặp là: Cacbon dioxit (CO2), lưu huỳnh đioxit (SO2), lưu huỳnh trioxit (SO3)…
Oxit acid gồm hai nguyên tố hóa học, trong đó sẽ có một nguyên tố là oxi. Công thức tổng quan là: MaOb.
2. Cách Gọi Tên Oxit Axit
Thông thường, gọi tên oxit axit bằng công thức (Tên tiền tố chỉ số nguyên tử của phi kim) + Tên phi kim + (tên tiền tố chỉ số nguyên tử oxi) + ‘‘Oxit’’.
Chỉ số | Tên tiền tố | Ví dụ |
1 | Mono (không cần đọc đối với các hợp chất thông thường) | ZnO: Kẽm oxit |
2 | Đi | UO2: Urani đioxit |
3 | Tri | SO3: Lưu huỳnh trioxit |
4 | Tetra | |
5 | Penta | N2O5: Đinitơ pentaoxit |
6 | Hexa | |
7 | Hepa | Mn2O7: Đimangan heptaoxit |
3. Tính Chất Hóa Học Của Oxit Axit
Oxit axit có 3 tính chất hóa học chính. Bao gồm tác dụng với nước, tác dụng với bazơ và tác dụng oxit bazơ. Bên cạnh đó, oxit acid còn có tính tan. Trừ SiO2 thì hầu hết các oxit acid đều tan trong nước để tạo thành dung dịch axit. Ví dụ:
- SO3 + H2O → H2SO4
- P2O5 + 3H2O → 2H3PO4
- N2O5 + H2O → 2HNO3
- SO2 + H2O→ H2SO3
3.1. Tác dụng với nước
Đa số các loại oxit axit khi tác dụng với nước H2O sẽ tạo ra dung dịch axit trừ SiO2. Ví dụ như Điphotpho pentaoxit P2O5 tác dụng với H2O tạo thành dung dịch axit photphoric (H3PO4). Bên cạnh đó, thí nghiệm với nhiều oxit axit khác như lưu huỳnh đioxit (SO2), lưu huỳnh trioxit (SO3), đinitơ pentaoxit (N2O5)… chúng ta cũng thu được những dung dịch axit tương ứng.
- P2O5 (r) + 3H2O (l) → 2H3PO4 (dd)
- SO3 + H2O → H2SO4
- CO2 + H2O→ H2CO3 (Phản ứng thuận nghịch)
3.2. Tác dụng với bazo
Oxit axit tác dụng với dung dịch bazơ tạo thành muối và nước. Các oxit acid khác như lưu huỳnh đioxit (SO2), Điphotpho pentaoxit (P2O5)… cũng cho ra phản ứng tương tự.
- CO2 (k) + Ca(OH)2 (dd) → CaCO3 (r) + H2O (l)
Tác dụng với bazo tan là bazo của kim loại kiềm và kiềm thổ mới. Thông thường, có 4 bazo tan như sau: NaOH, Ca(OH)2, KOH, Ba(OH)2. Tuỳ vào tỉ lệ mol giữa oxit acid và bazơ tham gia phản ứng mà sản phẩm tạo ra sẽ khác nhau. Nó có thể là nước + muối trung hoà, muối axit hoặc hỗn hợp 2 muối.
- P2O5 + 6KOH → 2K3PO4 + 3H2O
Gốc axit tương ứng có hoá trị II:
Tỉ lệ mol bazo và oxit acid là 1: Phản ứng tạo muối axit
- NaOH + SO2→ NaHSO3
Tỉ lệ mol bazo và oxit acid là 2: Phản ứng tạo muối trung hoà
- 2KOH + SO3 → K2SO3 +H2O
Đối với kim loại trong bazơ có hoá trị II:
Tỉ lệ mol bazo và oxit acid là 1: Phản ứng tạo muối trung hoà
- CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3
Tỉ lệ mol bazo và oxit acid là 2: Phản ứng tạo muối axit
- SiO2 + Ba(OH)2 → BaSiO3
Đối với axit có gốc axit hoá trị III:
Đối với kim loại có hoá trị I:
Tỉ lệ mol bazo và oxit acid là 6:
- P2O5 + 6NaOH → 2Na2HPO4 +H2O
Tỉ lệ mol bazo và oxit acid là 4:
- P2O5 + 4NaOH → 2NaH2PO4 +H2O
Tỉ lệ mol bazo và oxit acid là 2:
- P2O5 + 2NaOH +H2O → 2NaH2PO4
3.3. Tác dụng với oxit bazo
Bằng thực nghiệm, người ta đã chứng minh được rằng oxit axit tác dụng với một số oxit bazo (BaO, CaO, Na2O…) tạo thành muối. Thông thường đó là các oxit tác dụng được với nước như Na2O, CaO, K2O, BaO.
- SO3 + CaO -> CaSO4
- P2O5 + 3Na2O -> 2Na3PO4
- BaO (r) + CO2 (k) → BaCO3 (r)
XEM THÊM THÔNG TIN LIÊN QUAN