Nguyên liệu mỹ phẩm là thành phần không thể thiếu trong quá trình sản xuất mỹ phẩm. Nó có nhiều dạng bao gồm tự nhiên, tổng hợp hoặc chiết xuất của nguyên liệu thô. Công dụng rất đa dung trong quá trình sản xuất và làm tăng tính hiệu quả của mỹ phẩm. Hiện nay nguyên liệu mỹ phẩm rất đa dạng, nếu các bạn chưa từng sử dung hay biết qua thì rất khó chọn lựa. Bài viết sau đây sẽ trình bày nguyên liệu mỹ phẩm là gì, dạng organic là gì cũng như các loại đang được sử dụng phổ biến hiện nay.
1. Nguyên Liệu Mỹ Phẩm Là Gì ?
Nguyên liệu mỹ phẩm là thành phần dùng để gia công và trong dây chuyền sản xuất để tạo ra mỹ phẩm. Nó bao gồm rất nhiều dạng, điển hình như chất nền, chất hoạt động bề mặt, nhũ hóa, các loại hoạt chất, dưỡng chất và vitamin…Các loại này chứa tỷ lệ lớn trong mỹ phẩm và mỗi loại ứng với từng công dụng để tạo ra mỹ phẩm chất lượng và đa dụng hơn. Các thành phần mỹ phẩm sẽ tạo nên kết cấu đặc hay lỏng, mùi hương, và tác dụng đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng. Chúng bao gồm dạng tổng hợp, dẫn xuất và dạng 100% từ thiên nhiên.
Nguyên liệu mỹ phẩm organic là gì ? Nó còn được gọi là dạng hữu cơ. Nghĩa là có ít nhất 70% thành phần từ nguồn gốc nông nghiệp được chứng nhận và kiểm tra nghiêm ngặt theo chuẩn hữu cơ do Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) đề ra. Tuy nhiên, quá trình chứng nhận mỹ phẩm organic rất phức tạp và tốn kém. Hiện nay, có nhiều mỹ phẩm dùng thành phần organic hay kể cả các thương hiệu vẫn không đăng kí chứng nhận organic. Bởi nó phải kiểm tra chuẩn Cosmebio; chuẩn ECOCERT của Pháp, chuẩn Cosmos và chuẩn Nature của châu Âu, chuẩn Soil Association của Anh. Khi nhìn thấy sản phẩm được dán tem của USDA Organic, ECOCERT,…
2. Tầm Quan Trọng Khi Lựa Chọn Nguyên Liệu Mỹ Phẩm
Chất lượng của mỹ phẩm phụ thuộc vào thành phần và nguyên liệu cấu tạo nên nó. Đây là sản phẩm sử dụng trên da và cơ thể nên cần lựa chọn kỹ lượng và sản xuất đúng liều lượng để tránh ảnh hưởng xấu đến người tiêu dùng. Cần lựa chọn các loại nguyên liệu có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, nơi bán chất lượng, uy tín để chắc chắn đạt chất lượng tốt, hiệu quả cao. Từ đó, tạo được niềm tin cho người tiêu dùng an tâm về sản phẩm mỹ phẩm.
Ngược lại, nếu không kỹ lưỡng tìm hiểu mà mua nhầm hàng giả, kém chất lượng sẽ để lại hậu quả nặng nề. Sản xuất mỹ phẩm từ nguyên liệu dởm rất dễ mắc các bệnh về da, viêm da, ung thư da, dị ứng… Vì thế, tầm quan trọng của nguyên liệu dùng để làm mỹ phẩm vô cùng quan trọng.
Nếu bạn muốn mua Hóa Mỹ Phẩm, hãy tham khảo tại Hóa Mỹ Phẩm
3. Các Nhóm Cơ Bản Nguyên Liệu Mỹ Phẩm
Nguyên liệu làm mỹ phẩm rất đa dạng và phong phú. Mỗi thành phần sẽ ứng với từng công dụng khác nhau để tạo mỹ phẩm đáp ứng nhu cầu làm đẹp. Trên thị trường hiện nay cũng có vô vàn các nguyên liệu khác nhau tạo nên sự đa dạng các thương hiệu mỹ phẩm. Tuy nhiên, các nguyên liệu đều được xếp vào các nhóm cơ bản sau:
- Chất nền
- Nhũ hóa tạo gel, tạo độ đặc
- Hoạt chất
- Phụ gia làm ẩm
- Chất tạo mùi hương
- Chất tạo màu
- Chất bảo quản
Sự kết hợp của 2 nhóm chất nền và nhóm nhũ hóa, tạo gel, tạo đặc. Nó sẽ điều chế ra các sản phẩm mỹ phẩm dưới dạng Cream, Serum, Lotion, Gel,…Tỷ lệ nguyên liệu nhóm nhũ hóa, tạo gel, tạo đặc cao thì cho ra sản phẩm đặc và rắn hơn. Tóm lại, dạng đặc hay lỏng phụ thuộc vào tỷ lệ của những nguyên liệu trong nhóm này. Nhóm phụ gia và nhóm màu, hương giúp sản phẩm nâng cao về bên ngoài chứ không quyết định đến tính chất sản phẩm mỹ phẩm.
3.1. Nhóm chất nhũ hóa
Chất nhũ hóa có công dụng tạo sự ổn định và tạo ra nhũ tương bền vững mang tới cho sản phẩm mỹ phẩm. Nó giúp các thành phần trong mỹ phẩm thành 1 thể đồng nhất, sự đồng đều và ổn định. Đặc biệt, các dạng được bào chế dạng kem hoặc gel đều cần phải sử dụng chất nhũ hóa để ổn định thành phần bằng cách tạo nhũ tương.
Nhũ tương sẽ không phân tán trong chất lỏng khác và không bị tách lớp theo thời gian. Một số nguyên liệu là chất nhũ hóa phổ biến như GSC (Glyceryl Stearate Citrate). Công dụng của nó giúp đồng nhất các lớp mỹ phẩm tự nhiên và hỗ trợ dưỡng da. Bên cạnh đó, sáp ong cũng là chất nhũ hóa tự nhiên được sử dụng trong sản xuất mỹ phẩm rộng rãi.
3.2. Nhóm chất làm ẩm
Chất làm ẩm thì có công dụng như tên gọi của nó là giữ nước trong sản phẩm và tạo độ ẩm trên da. Cải thiện tình trạng khô da, giảm nếp nhăn, làm cho da thêm mềm mại và căng bóng. Một số chất làm ẩm phổ biến được sử dụng như Glycerin, Acid hyaluronic hoặc từ thiên nhiên như lô hội, mật ong,…
Mỗi nhóm nguyên liệu sẽ có cách dùng và ứng với từng công dụng khác nhau. Sau đây là một số nguyên tắc cần lưu ý khi sử dụng các nhóm nguyên liệu trong sản xuất mỹ phẩm:
- Chất nền: được sử dụng với tỷ lệ 7/3. Nghĩa là 7 phần nước và 3 phần dầu. Sẽ cho vừa có nước lẫn dầu. Chất nền gồm dầu và nước mà hai nguyên liệu này bản chất không hòa tan vào nhau được
- Chất nhũ hóa, tạo đặc, tạo gel: Khi chất nền không hòa tan dầu và nước vào nhau được nên cần dùng chất nhũ hóa. Dùng để kết hợp hai chất lại với nhau.
- Hoạt chất: có thể thêm vitamin E, vitamin C, tinh chất tùy thích
- Phụ gia: Có thể kết hợp thêm EDTA, Propylene glycol để tăng cường dưỡng ẩm cho sản phẩm
- Nhóm hương, màu, chất bảo quản: Bạn có thể cho thêm bất kỳ mùi hương mình thích. Chất bảo quản bạn có thể chọn Neodefend dùng trong sản xuất.
XEM THÊM THÔNG TIN LIÊN QUAN