Ngành Hóa Mỹ Phẩm Việt Nam Theo Từng Thời Kỳ

Ngành Hóa Mỹ Phẩm Việt Nam là ngành học đang phát triển và thu hút được nhiều sinh viên, kỹ sư theo học. Ngành này nghiên về lĩnh vực nghiên cứu, bào chế các chất hóa học để tạo ra các nhóm hóa mỹ phẩm. Từ đó mang lại nhiều công dụng hữu ích cho người dùng. Trong tương lai, ngành hóa mỹ phẩm Việt Nam sẽ gặp nhiều cơ hội và thách thức. Do đó cần phải biết nắm bắt, đổi mới và nâng cao theo sự phát triển của thời đại.

1. Tổng Quan Ngành Hóa Mỹ Phẩm Việt Nam

1.1. Ngành hóa mỹ phẩm là gì ?

Đây là ngành học nghiên cứu, điều chế các chất hóa học. Tất cả để sản xuất các loại mỹ phẩm và dược liệu. Ngành này đang phát triển nhanh trên thị trường thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng. Nó có mức tăng trưởng khoảng 3-4%. Những người yêu thích làm đẹp, đam mê các dược liệu, mỹ phẩm, vệ sinh và chăm sóc cơ thể mới thật sự theo đuổi con đường này. Vì nó đòi hỏi sự kiên nhẫn, và tính học hỏi cao. Hóa chất sử dụng trong công nghiệp mỹ phẩm cũng chiếm phần lớn. Chiếm khoảng 50% hoạt động bề mặt sử dụng trong ngành công nghiệp.

Hóa mỹ phẩm về cơ bản là bạn sẽ học cách đọc tên các thành phần trong mỹ phẩm. Học công dụng, và học cách nghiên cứu, bào chế ra các chất đó cũng như mỹ phẩm. Tính sáng tạo cùng được đào tạo chuyên sâu để phát minh ra những sản phẩm mỹ phẩm mới. Mục đích nhằm phục vụ thị trường mỹ phẩm và nhu cầu người dùng. Nó bao gồm khối kiến thức cơ bản đến chuyên sâu thuộc lĩnh vực hóa đại cương, hóa vô cơ, hóa hữu cơ, hóa lý, hóa phân tích,… Khối kiến thức tổng quan về công nghệ kỹ thuật hóa học như nghiên cứu, tính toán, thiết kế các quá trình và công nghệ sản xuất, các phương pháp tách chiết và cô lập các hợp chất tự nhiên.

Ngành Hóa Mỹ Phẩm Việt Nam
Ngành Hóa Mỹ Phẩm Việt Nam

1.2. Ngành hóa mỹ phẩm Việt Nam

Ngành Hóa Mỹ Phẩm Việt Nam đang trên đà phát triển mạnh, điển hình là các công ty mỹ phẩm trong và ngoài nước đang hoạt động bền vững và phát triển mạnh trên thị trường Việt Nam như P&G, Unilever, LG Vina,… và các công ty liên doanh nước ngoài. Ở Việt Nam, các sinh viên ngành này được đào tạo để có khả năng: viết, thuyết trình, thảo luận một cách hiệu quả, tự tin trong giao tiếp. Cả đàm phán chuyên nghiệp với các đối tác trong môi trường hội nhập quốc tế. 

Việt Nam sẽ mở cửa rộng rãi hội nhập quốc tế. Mục đích là để thu hút được nhiều công ty nước ngoài vào đầu tư lĩnh vực này. Sự phát triển của xã hội, việc chăm sóc sức khỏe và làm đẹp đang được người dân Việt ngày càng quan tâm nhiều hơn. Thị trường ngành công nghiệp Hóa dược-Mỹ phẩm hiện đang được đánh giá là rất tiềm năng. Đồng thời cũng là cơ hội phát triển nghề nghiệp cho các kỹ sư trẻ Việt Nam.

2. Thách Thức Và Cơ Hội Cho Ngành Hóa Mỹ Phẩm Việt Nam

2.1. Cơ hội

Tại Việt Nam, ngành mỹ phẩm đang trở nên phổ biến. Người dân tin dùng các sản phẩm mỹ phẩm nhiều hơn so với quá khứ. Theo thống kê, sinh viên theo học lĩnh vực này cũng được gia tăng. Vì thế tạo điều kiện nhân công cho ngành này phát triển. Với sự hội nhập quốc tế, nhiều công ty đa quốc gia lựa chọn Việt Nam là nơi phát triển và tuyển dụng nhiều nhân sự Việt Nam. Sự tăng trưởng mạnh mẽ lĩnh vực du lịch, khách sạn Việt Nam đang tạo cơ hội đối với các doanh nghiệp sản xuất hóa mỹ phẩm Việt Nam như kem đánh răng, sữa tắm, dầu gội…. Bởi vì nắm được nhu cầu của khách hàng cùng với giá thành cạnh tranh đối với các sản phẩm ngoại nhập là những lợi thế cho ngành này tại Việt Nam.

2.2. Thách thức

Ngành mỹ phẩm hiện nay ở Việt Nam chỉ chiếm 10% thị trường. Nó chỉ trụ được ở những phân khúc giá rẻ, xuất khẩu qua một số nước lân cận. 90% các doanh nghiệp Việt Nam là chỗ phân phối cho công ty nước ngoài. Ngành công nghiệp mỹ phẩm ở Việt Nam hiện tại vẫn đang bị hạn chế. Vì quy mô sản xuất còn nhỏ, công nghệ dây chuyền thấp chưa hiện đại. Bên cạnh đó, mỹ phẩm Việt Nam còn chưa đẩy mạnh hoạt động marketing. Nhiều doanh nghiệp chỉ quan tâm số lượng chứ không quan tâm chất lượng, đánh lừa người tiêu dùng, làm ảnh hưởng đến hình ảnh chung ngành mỹ phẩm Việt.

Nếu bạn muốn mua Hóa Mỹ Phẩm, hãy tham khảo tại Hóa Mỹ Phẩm

3. Phân Khúc Thị Trường Và Khách Hàng Của Ngành Hóa Mỹ Phẩm Việt Nam

3.1. Thị trường

Thị trường ngành hóa mỹ phẩm Việt Nam đang tăng nhanh chóng trong nhóm nước Đông Nam Á. Với doanh thu khỏang 15.000 tỷ đồng một năm. Theo phân tích, thị trường hóa mỹ phẩm Việt Nam gia tăng cao. Lý do người dùng về sản phẩm gia dụng và tăng số lượng người trang điểm. Hiện nay, ngoại hình là yếu tố quan trọng quyết định sức mua người dùng. Các sản phẩm chủ yếu như trang điểm, skincare, các sản phẩm gia dụng như nước lau nhà, sữa tắm, dầu gội,…Trong khoảng năm 2015-2018, thống kê nước tẩy trang tăng 1.5 lần, dưỡng ẩm tăng 1.2 lần, kem chống nắng tăng 1.8 lần.

Thị Trường Chủ Yếu Là Sản Phẩm Trang Điểm, Skincare
Thị Trường Chủ Yếu Là Sản Phẩm Trang Điểm, Skincare

3.2. Khách hàng

Đa số phân khúc khách hàng ngành hóa mỹ phẩm Việt Nam phần lớn là phụ nữ. Bởi vì họ thường quan tâm đến vệ sinh, chăm sóc gia đình và bề ngoài bản thân nhiều hơn nam giới. Các hóa mỹ phẩm tại Việt Nam cũng chia ra 2 loại giá thành cao và giá thành thấp. Điều này nhằm đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng.

Tuy nhiên, gần một nửa phụ nữ đồng ý rằng việc nắm và hiểu được các thông tin về các thành phần được sử dụng trong các sản phẩm làm đẹp của họ là rất quan trọng. Trong những năm gần đây, xu hướng tiêu dùng các sản phẩm làm sạch kết hợp các thành phần yếu tố an toàn. Đặc biệt có nguồn gốc minh bạch về thành phần là yếu tố quan trọng trong việc xem xét mua hàng.

Khách Hàng Càng Ngày Càng Quan Tâm Thành Phần Trong Hóa Mỹ Phẩm
Khách Hàng Càng Ngày Càng Quan Tâm Thành Phần Trong Hóa Mỹ Phẩm

4. Ngành Hóa Mỹ Phẩm Việt Nam Trong Tương Lai

Lĩnh vực hóa mỹ phẩm Việt Nam trong tương lai đòi hỏi các doanh nghiệp mỹ phẩm trong nước cần đẩy mạnh sáng tạo trong mẫu mã, bao bì. Thúc đẩy các hoạt động Marketing, PR thương hiệu và nổ lực quảng bá, phân phối sản phẩm rộng hơn. Với nền công nghệ tiên tiến, các doanh nghiệp mỹ phẩm nội không nên chỉ tập trung chủ yếu vào chất lượng mà quên mất việc chỉnh chu mặt hình ảnh thương hiệu, PR trên thị trường quốc tế. Phân khúc thị trường mỹ phẩm Việt Nam hướng chính đến tập trung khai thác thị trường bình dân. Đặc biệt cho cả khu vực nông thôn và thành thị. Do biết khai thác thế mạnh và chọn được đúng phân khúc thị trường, ngành này ở Việt Nam sẽ tăng khả năng cạnh tranh cao thị trường trong và ngoài nước.

Theo dự đoán, GDP ở Việt Nam sẽ tăng 6%. Đặc biệt là người trẻ dưới 35 tuổi chiếm trên 60% dân số. Đây là cơ hội tốt cho ngành này vì các tầng lớp trung lưu sẽ là những người chi tiêu mạnh cho mỹ phẩm. Có thể gia tăng nhanh chóng lên con số 33 triệu người.

Ngành Hóa Mỹ Phẩm Việt Nam Tương Lai Quan Tâm Đến Chất Lượng Và Bao Bì
Ngành Hóa Mỹ Phẩm Việt Nam Tương Lai Quan Tâm Đến Chất Lượng Và Bao Bì

Những thông tin trên về ngành hóa mỹ phẩm Việt Nam hi vọng sẽ giúp bạn có cái nhìn sâu sắc hơn về mỹ phẩm. Nếu còn bất kỳ câu hỏi cần tư vấn thêm, đừng ngần ngại để lại bình luận bên dưới, chúng tôi sẽ giải đáp một cách nhanh nhất cho các bạn. Chúc bạn học tốt và thành công xuất sắc !

XEM THÊM THÔNG TIN LIÊN QUAN

Đánh giá post