Methanol là gì là câu hỏi mà nhiều người quan tâm trong thời gian gần đây. Sở dĩ nó được tìm hiểu nhiều vì những công dụng mà nó mang lại. Bên cạnh đó Methanol cũng là một hóa chất có nhiều độc tính nên được người tiêu dùng tìm hiểu khá kỹ lưỡng. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu hóa chất này trong bài viết dưới đây các Bạn nhé !
1. Methanol Là Gì ?
Methanol, hay còn gọi là rượu metyl, là một loại hợp chất hóa học có công thức phân tử là CH₃OH. Đây là loại rượu đơn giản nhất trong các loại rượu, và nó ở dạng lỏng không màu, có mùi đặc trưng. Methanol có tính dễ cháy và hòa tan tốt trong nước, chính vì vậy mà nó được sử dụng phổ biến trong nhiều lĩnh vực khác nhau.
2. Tính Chất Vật Lý Và Hóa Học Của Đặc Trưng Của Methanol
2.1 Tính chất vậy lý
- Đây là một loại rượu có thể nói là nhẹ hơn so với các loại rượu khác, không màu, dễ bay hơi. Đặc biệt dễ cháy và có mùi tương tự như mùi của rượu trắng.
- Khi gặp lửa nó sẽ cháy với nguồn nhiệt thấp và rất khó nhìn thấy trong điều kiện ánh sáng bình thường.
- Tuy thuộc họ Rượu nhưng nó là một chất cực độc, có thể gây mù mắt chỉ với lượng nhỏ. Nguy hiểm hơn khi với lượng Methanol lớn khi xâm nhập vào cơ thể có thể dẫn đến tử vong.
2.2 Tính chất hóa học
- Methnol khi oxy hóa không hoàn toàn sẽ tạo ra andehit formic, còn khi oxy hóa hoàn toàn nó sẽ hình thành nước và khí cacbonic
CH3OH khi cho tác dụng với kim loại sẽ tạo ra một sản phẩm mới là muối ancolat. - Còn khi cho CH3OH tác dụng với axit vô cơ sản phẩm sinh ra là este.
- Có thể nói đây là đại điện đơn giản nhất của dãy đồng đẳng ancol no.
- Khi Methanol cháy sẽ tạo khói CO, CO2 hàm lượng cao, có thể gây nổ rất nguy hiểm
- Tiếp xúc với hóa chất này có thể gây viêm da, phát ban và vảy nến. Nếu uống nhầm có thể gây mù hoặc chết.

3. Sản Xuất Và Điều Chế Methanol
3.1 Methanol tự nhiên
Trong tự nhiên hóa chất này được hình thành chủ yếu từ quá trình chuyển hóa nhiều loại vi khuẩn kỵ khí hoặc qua quá trình phân hủy sinh học của rác thải, nước thải và bùn. Do được sử dụng như một dung môi trong công nghiệp nên Methanol giải phóng ra ngoài môi trường nhiều.
3.2 Methanol trong công nghiệp
- Trong công nghiệp Methanol chủ yếu được tổng hợp trực tiếp từ H2 và CO, CO2 có xúc tác nhiệt độ, chất xúc tác và áp suất thấp theo phương trình phản ứng:
2CH3OH + 3O2 -> 2CO2 + 4H2O - Chúng được điều chế từ quá trình chưng cất rượu và là chất lỏng đầu tiên ngưng tụ khi rượu được nấu theo cách chưng cất truyền thống. Với phương trình điều chế như sau:
CH4 + O2 –Cu(200C,100atm)--> CH3OH
CO + H2 –(xt.p.t0)--> CH3OH
4. Những Ứng Dụng Của Methanol Trong Đời Sống Sản Xuất
- Methanol là nguyên liệu đầu vào quan trọng trong việc sản xuất nhiều hóa chất cơ bản như formaldehyde, axit acetic và các loại methanol khác. Những hóa chất này được sử dụng rộng rãi trong ngành sản xuất vật liệu xây dựng, nhựa và sơn.
- Methanol có thể được sử dụng làm nhiên liệu cho động cơ. Đặc biệt là trong các loại động cơ đốt trong. Hoá chất này được xem như một loại nhiên liệu sạch đang gia tăng nhờ vào khả năng giảm phát thải khí nhà kính.
- Với khả năng hòa tan tốt, methanol được sử dụng như một dung môi trong nhiều quy trình sản xuất công nghiệp. Từ sơn đến chất tẩy rửa. Nó giúp làm tăng khả năng hòa tan của các hợp chất khác, nâng cao hiệu quả của quá trình sản xuất.

5. Độc Tính Của Methanol Là Gì ?
Methanol dễ được hấp thu qua ruột, da, phổi của người. Sau vào cơ thể, Methanol sẽ đạt nồng độ đỉnh trong huyết tương chỉ sau từ 30 đến 60 phút. Chúng phân bố rộng rãi vào các chất dịch của cơ thể với thể tích phân phối là 0,6 lít/kg, được chuyển hóa chậm và thất thường ở gan.
Một ít Methanol khoảng 3% được đào thải qua phổi hoặc qua nước tiểu. Bản thân của Methanol không mang nhiều độc tính. Nhưng Methanol khi vào cơ thể sẽ chuyển hóa thành formaldehyde và tiếp đến là formic acid. Nó sẽ phá vỡ chức năng của tế bào, đồng thời làm ngưng trệ khả năng chuyển hóa năng lượng, khiến năng lượng bị tích tụ mà không thể giải phóng, khiến các tế bào nổ tung.
- 10mL trộn vào đồ uống là đủ để gây ra mù vĩnh viễn
- 30mL (1 ngụm) có thể gây chết người.
Như vậy, Hàm lượng nồng độ methanol cho phép trong rượu là bao nhiêu?
Methanol có trong rượu ethylic phải thấp dưới mức 0,1%. Nhưng vì lợi nhuận nên người bán thường sản xuất các loại rượu có hàm lượng methanol trong rượu rất cao, dễ gây ngộ độc.

6. Những Lưu Ý Khi Thao Tác Với Methanol Là Gì ?
- Tuyệt đối không tiếp xúc trực tiếp với Methanol. Khi thao tác phải trang bị đầy đủ quần áo bảo hộ như bao tay, giày, nón, mắt kính và khẩu trang
- Không tự ý pha loãng Methanol với nước hay bất kỳ dung dịch lỏng nào khác dùng làm rượu để uống.
- Nếu lỡ dính Methanol vào mắt phải nhanh chóng rửa ngay bằng nước sạch. Khi vô tình nuốt phải loại hóa chất này không cố gây nôn mà phải uống ngay nước lọc và đưa đến cơ sở y tế gần nhất.
- Methano cần được bảo quản nơi thoáng mát, tránh xa các nguồn nhiệt trực tiếp.
- Khi xảy ra sự cố cháy tuyệt đối không được dùng nước để khống chế ngọn lửa mà phải dùng bột, hóa chất khô, bọt CO2, phun sương mù.

Methanol là một hợp chất hóa học đa dụng, với nhiều vai trò quan trọng trong các lĩnh vực công nghiệp, y tế và năng lượng. Mặc dù có những nguy cơ liên quan đến tính độc hại của nó, nhưng nếu được sử dụng và quản lý đúng cách, methanol có thể trở thành một nguồn nguyên liệu quý giá trong việc phát triển các sản phẩm bền vững và năng lượng sạch trong tương lai. Việc tăng cường nghiên cứu và ứng dụng methanol cũng rất cần thiết để phát triển các công nghệ mới, đảm bảo an toàn và hiệu quả trong sử dụng tài nguyên.
XEM THÊM THÔNG TIN LIÊN QUAN