Lưu huỳnh là một nguyên tố thiết yếu cho sự sống, chúng được tìm thấy trong 2 axit amin. Sunfua có nhiều công dụng trong cuộc sống như được sử dụng làm phân bón hoặc dùng trong chế tạo thuốc súng, diêm, thuốc trừ sâu và thuốc diệt nấm,…
1. Lưu Huỳnh Là Gì
Lưu huỳnh thường còn được biết với những tên gọi khác như Sulfur, Sulfua hay đơn giản hơn là Sunfua. Sunfua có ký hiệu là S trong bảng tuần hoàng hóa học, nó là nguyên tố phi kim mang nhiều hóa trị.
2. Tính Chất Vật Lý Của Sulfua
Ở nhiệt độ bình thường hay nhiệt độ phòng, Sulfua có dạng một chất rắn xốp, màu vàng nhạt. Mùi của Sunfua được ví với mùi của trứng thối, nhưng thực chất đây không phải là mùi của nó mà mùi này là của sulfua hidro (H2S), còn Sunfua đơn chất không có mùi.
Tùy vào điều kiện mà Sunfua có các cấu trúc tinh thể thay đổi. Các tinh thể được tạo bởi các dạng thù hình gồm lưu huỳnh tà phương (Sα) và lưu huỳnh đơn tà (Sβ). Ngoài ra Sulfua còn có dạng vô định hình hay còn gọi là Sulfua dẻo.
3. Tính Chất Hóa Học
Sulfua có tính khử và cũng có tính oxi hóa
3.1 Tính khử của lưu huỳnh:
Được nhận thấy khi cho Sulfua tác dụng với phi kim và tác dụng với các chất oxi hóa khác.
a. Tác dụng với phi kim
– Sulfua tác dụng với tất cả phi kim ngoại trừ nitơ và iot.
– Khi đốt lưu huỳnh cháy trong không khí với ngọn lửa màu xanh nhạt, tạo ra lưu huỳnh (IV) oxit :
S + O2 → SO2
b. Tác dụng với các chất có tính oxi hóa mạnh:
3S + 2KClO3 → 2KCl + 3SO2
S + 6HNO3 (đặc) → H2SO4 + 6NO2 + 2H2O.
S + 2H2SO4 (đặc) → 3SO2 + 2H2O
3.2 Tính oxi hóa
Các mức oxi hóa của S là -2, 0, +4, +6.
a. Tác dụng với kim loại.
– Sulfua dễ tạo ra hợp chất với nhiều kim loại, thường là khi đun nóng.
Fe + S → FeS
– Phản ứng giữa lưu huỳnh với nhôm hoặc lưu huỳnh với kẽm cũng xảy ra dữ dội kèm theo sự loé sáng. Những sợi dây đồng mảnh có thể cháy trong hơi Sulfua tạo ra CuS màu đen.
– Thuỷ ngân phản ứng với lưu huỳnh ở ngay nhiệt độ thường:
Hg + S → HgS
– Hợp chất của Sulfua với kim loại thuộc loại muối, gọi là sunfua. Các muối sunfua thường có màu đặc trưng, ví dụ như CuS, PbS, Ag2S có màu đen, MnS có màu hồng, CdS có màu vàng….
b. Tác dụng với hidro
– Lưu huỳnh cũng phản ứng trực tiếp với hiđro. Khi dẫn khí hiđro qua ống nghiệm để đứng, lưu huỳnh đang sôi thì ở đầu ống dẫn khí xuất hiện khí mùi trứng thối, đó là hiđro sunfua như đề cập đầu bài viết
H2 + S → H2S (350oC)
4. Ứng Dụng Của Lưu Huỳnh
4.1 Trong ngành công nghiệp
- Đối với ngành công nghiệp hóa chất thì Lưu Huỳnh là nguyên liệu để sản xuất và điều chế Axit Sunfuric
- Còn với ngành công nghiệp chế tạo, hóa chất này được sử dụng trong bình ắc quy, bột giặt. Ngoài ra Lưu Huỳnh cũng được ứng dụng trong ngành chế tạo diêm và pháo hoa…
4.2 Trong nông nghiệp
Đối với ngành nông nghiệp Sulfua là nguyên liệu quan trọng trong sản xuất phân bón, đặc biệt là phân bón Phót Phát. Loại phân bón này dùng nhiều cho cây trồng, giúp cây trồng chống lại bệnh tật và phát triển nhanh chóng.
4.3 Ứng dụng trong làm đẹp
Ngoài ứng dụng trong nông nghiệp và công nghiệp Sulfua còn được sử dụng trong làm đẹp. Đặc biệt là sử dụng để trị mụn trứng cá, giúp làn da mịn màng hơn. Mặc dù chưa có những đánh giá cụ thể nào về độ an toàn của Sulfua nhưng hiệu quả mang lại được nhiều người ngợi khen.
Nếu cần mua Sulfur bạn có thể tham khảo tại Lưu Huỳnh
5. Lưu Huỳnh Có Độc Không ? Những Ảnh Hướng Của Nó
5.1 Với Sinh Vật Dưới Nước
Nếu nguồn nước bị nhiễm Sunfua công nghiệp sẽ làm cho cá, tôm và các loài hải sản khác ngộ độc và chết.
Và nguy hiểm hơn nếu người tiêu dùng ăn phải những loại hải sản này khả năng ngộ độc gián tiếp là rất cao…
5.2 Với Sức Khỏe
Dù Điôxít lưu huỳnh là chất tương đối an toàn khi sử dụng như là phụ gia thực phẩm với lượng nhỏ. Nhưng khi ở nồng độ cao nó phản ứng với hơi ẩm để tạo thành axít sulfurơ, một chất vô cùng nguy hiểm gây tổn thương phổi, mắt hay các cơ quan khác.
Sulfua hiđrô là rất độc ( độc hơn gấp nhiều lần so với xyanua). Dù ban đầu nó có mùi, nhưng nhanh chóng làm mất cảm giác mùi. Vì vậy, các nạn nhân có thể không biết được sự hiện diện của nó cho đến khi đã quá muộn.
5.3 Với Môi Trường Sống
Hydrogen Sulfide (H2S) là loại khí sinh ra do quá trình phân hủy các chất hữu cơ như thực vật. Đây là một trong những nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước, chất này thường được tìm thấy ở trong nước giếng khoan. Trong nguồn nước cũng thường xuất hiện dạng khác của lưu huỳnh là sulfua và bisulfide.
Nước cấp nếu chứa hàm lượng H2S thấp khoảng 1,0 PPM sẽ có đặc tính ăn mòn cao, làm xỉn màu các đồ đạc bằng bạc hay đồng, khiến quần áo và đồ gốm có vết ố.
Đây còn là một loại khí độc thường được tìm thấy trong nhiều môi trường làm việc, và thậm chí ở nồng độ thấp nó cũng độc.
Ngoài ra, khi đốt lưu huỳnh ở nhiệt độ cao sẽ gây ô nhiễm môi trường khí nghiêm trọng như biến đổi khí hậu, mưa axit, hiệu ứng nhà kính…
XEM THÊM THÔNG TIN LIÊN QUAN