Sử dụng lưu huỳnh trị mụn là một trong những phương pháp chăm sóc được áp dụng từ xa xưa. Sở dĩ lưu huỳnh 5 trị mụn đạt hiệu quả cao trong chăm sóc da và điều trị mụn trứng cá là do tính kháng khuẩn, kháng viêm cũng như giảm sưng nhanh chóng. Những sản phẩm có thành phần chính là lưu huỳnh đều mang đến những kết quả tuyệt vời khi áp dụng lên những vết mụn bọc, mụn viêm, mụn mủ,…
Vậy, lưu huỳnh trị mụn hoạt động theo cơ chế gì mà có thể mang lại hiệu quả đến vậy ? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu và review kĩ hơn về phương pháp trị mụn bằng lưu huỳnh này nhé !
1. Tác Dụng Của Lưu Huỳnh Trong Điều Trị Mụn
Lưu huỳnh vốn là một phi kim nổi tiếng có nhiều hóa trị. Có thể kết hợp lưu huỳnh với nhiều nguyên tố để đưa ra các hợp chất phổ biến như Axit Sunfuric (H2SO4), oxit lưu huỳnh (SO2, SO3). Mặc dù tạo ra nhiều hóa chất độc hại nhưng bản thân lưu huỳnh đơn chất lại rất an toàn với cơ thể. Sử dụng lưu huỳnh trị mụn là một trong những ứng dụng thành công của loại chất này. Ngoài ra, nó còn có nhiều ứng dụng khác trong lĩnh vực làm đẹp như lưu huỳnh đắp bột, lưu huỳnh làm nail,…
Trị mụn bằng lưu huỳnh thực chất là “lợi dụng” tính khử nước của nó. Lưu huỳnh chấm mụn khi được sử dụng lên da sẽ gây ra hiện lượng tương tự như bọt biển xảy ra. Dầu và bã nhờn được hút bỏ hoàn toàn ra khỏi chân lông. Điều này sẽ ngăn ngừa và giảm mụn đáng kể.
Thuốc lưu huỳnh thường được sử dụng để điều trị nhiều loại rối loạn về da. Kem, sữa dưỡng da, thuốc mỡ và xà phòng lưu huỳnh được sử dụng để điều trị mụn trứng cá. Thuốc mỡ lưu huỳnh được sử dụng để điều trị viêm da tiết bã và bệnh ghẻ. Một số tác dụng khác của thuốc không được liệt kê trên nhãn thuốc nhưng bác sĩ có thể chỉ định bạn dùng. Bạn chỉ sử dụng thuốc này để điều trị một số bệnh lí chỉ khi có chỉ định của bác sĩ.
2. Ưu Điểm Và Nhược Điểm Khi Sử Dụng Lưu Huỳnh Trị Mụn
2.1. Ưu điểm
- Lưu huỳnh giúp khô nhân, gom cồi nhanh, sát khuẩn tốt.
- Ngăn ngừa tình trạng lây lan và phát triển vi khuẩn.
- Với những vùng da có “mầm mống” của mụn, lưu huỳnh sẽ tiêu diệt triệt để và khắc chế từ trong trứng nước.
- An toàn, không gây hại hoặc kích ứng cho da.
2.2. Nhược điểm
- Bôi lưu huỳnh trị mụn sẽ khiến da bị khô, thậm chí bong tróc bởi tính khử nước của nó. Bởi vậy, hãy chỉ chấm đúng vào vị trí cần chữa, không thoa nhiều và lan rộng ra xung quanh.
- Do tính sát khuẩn mạnh lnn lưu huỳnh dễ khiến da bị thâm. Bởi thế, nếu sử dụng lưu huỳnh để chữa mụn thì hãy cách ly và chống nắng tuyệt đối cho khu vực này.
- Đối với mụn ẩn, mụn đầu đen, lưu huỳnh gần như không có tác dụng.
3. Liều Dùng Lưu Huỳnh Cho Người Bị Mụn
Liều dùng thông thường cho người lớn bị mụn:
- Đối với thuốc dạng kem và xà phòng, chỉ nên sử dụng trên da khi cần thiết.
- Đối với thuốc dạng sữa dưỡng da, sử dụng 2-3 lần mỗi ngày.
Liều dùng thông thường cho người lớn mắc bệnh viêm da tiết bã: Đối với thuốc dạng mỡ, sử dụng thuốc mỡ 5-10%, 1 hoặc 2 lần mỗi ngày.
- Liều dùng thông thường cho người lớn mắc bệnh ghẻ: Đối với thuốc dạng mỡ, sử dụng thuốc mỡ 6% liên tục trong 3 đêm.
- Liều dùng thuốc lưu huỳnh cho trẻ em: Liều dùng cho trẻ em vẫn chưa được nghiên cứu và quyết định. Hỏi ý kiến bác sĩ nếu có ý định dùng thuốc này cho trẻ.
4. Cách Dùng Lưu Huỳnh Trong Điều Trị Mụn
Bạn hãy sử dụng thuốc này theo chỉ dẫn. Không sử dụng thuốc thường xuyên và kéo dài hơn so với khuyến cáo trên nhãn thuốc, trừ khi có hướng dẫn của bác sĩ.
- Thuốc dạng kem hoặc sữa dưỡng da lưu huỳnh: Rửa vùng da bệnh bằng xà bông và nước. Sau đó lau khô và nhẹ nhàng thoa đủ lượng thuốc lên các vùng da bị bệnh.
- Thuốc mỡ lưu huỳnh để điều trị bệnh viêm da tiết bã. Rửa sạch vùng da bị bệnh bằng xà bông và nước. Sau đó lau khô và nhẹ nhàng thoa đủ lượng thuốc lên các vùng da bị bệnh.
- Thuốc mỡ lưu huỳnh để điều trị bệnh ghẻ: Trước khi áp dụng thuốc, hãy tắm rửa toàn thân bằng xà bông và nước, sau đó lau khô người. Trước lúc đi ngủ, bạn hãy thoa đủ lượng thuốc lên cơ thể từ cổ trở xuống và thoa nhẹ nhàng. 24 giờ sau, bạn hãy tắm rửa để loại bỏ thuốc khỏi cơ thể.
- Xà phòng lưu huỳnh: Bạn tắm rửa bằng xà phòng và nước ấm, rửa kỹ vùng da bị bệnh. Sau đó thoa thuốc lại một lần nữa và chà xát nhẹ nhàng trong vài phút. Cuối cùng, bạn lau lớp bọt dư thừa bằng khăn tắm hoặc khăn giấy mà không cần rửa lại.
5. Sử Dụng Lưu Huỳnh Có Gây Hại Cho Da Không ? Những Tác Dụng Phụ Có Thể Xảy Ra
Giống như các thành phần trị mụn khác, lưu huỳnh có khả năng gây kích ứng. Tuy nhiên, nó được coi là lựa chọn an toàn hơn cho làn da nhạy cảm. Khi được sử dụng như một phương pháp điều trị tại chỗ, lưu huỳnh cũng có thể giúp loại bỏ mụn trứng cá cho các loại da khô hỗn hợp.
Tác dụng phụ và rủi ro có thể xảy ra:
- Lưu huỳnh có thể nhẹ nhàng cho da nhạy cảm nhưng vẫn có thể gây khô và kích ứng da.
- Khi sử dụng lưu huỳnh lần đầu tiên cho mụn trứng cá hãy sử dụng 1lần/ngày. Bạn có thể tăng dần tần suất sử dụng lên 2-3 lần mỗi ngày khi da bạn đã quen với sản phẩm.
6. Cách Sử Dụng Lưu Huỳnh 5 Trị Mụn
Cần chuẩn bị:
- 2 chai lưu huỳnh nước.
- Tăm bông.
Thực hiện:
- Đầu tiên, để lưu huỳnh trong chai số 1 lắng xuống đáy. Sau đó đổ phần nước trên đi, chỉ giữ lại một chút xâm xấp trên mặt bột lưu huỳnh. Chai còn lại để nguyên.
- Rửa sạch mặt và thoa toner như bình thường trước khi dùng lưu huỳnh 5 trị mụn.
- Lắc đều chai số 1 và đổ ra một ít vào ly nhỏ. Dùng tăm bông thấm dung dịch này và thoa nhẹ lên các nốt mụn. Chỉ thoa vào mụn, không thoa lan vào những vùng da bình thường.
- Sau một lúc chờ phần bột lưu huỳnh trong ly lắng xuống, chắt hết nước và chấm bột lưu huỳnh thoa lên bề mặt nốt mụn.
- Với chai còn lại, bạn để dành chiết nước châm cho chai số 1 để không bị khô.
Vậy là bài viết về lưu huỳnh trị mụn đã cung cấp những thông tin cần thiết giúp bạn hiểu hơn về ứng dụng trị mụn của lưu huỳnh. Hy vọng bài viết này sẽ hữu ích cho các bạn trong việc chăm sóc làn da của mình !
XEM THÊM THÔNG TIN LIÊN QUAN