Lưu Huỳnh Là Gì ? Có Tan Trong Nước Và Gây Độc Hại Không ?

Lưu huỳnh là gì ? Lưu huỳnh là một trong những phi kim quen thuộc và phổ biến nhất hiện nay. Phi kim này có vai trò đặc biệt quan trọng trong ngành công nghiệp thông qua dẫn xuất của nó là Axit Sulfuric. Vậy, lưu huỳnh là gì ? Lưu huỳnh có ở đâu ? Lưu huỳnh có tác dụng gì ? Lưu huỳnh có độc không ? Bài viết này sẽ chia sẻ chi tiết đến bạn những thông tin cần thiết. Hãy cùng chúng tôi đi tìm câu trả lời thông qua nội dung bài viết dưới đây nhé.

1. Lưu Huỳnh Là Gì ?

Lưu huỳnh còn có tên gọi khác là Sulfur, là một nguyên tố hoá học trong bảng tuần hoàn, có ký hiệu là S và có số nguyên tử là 16. Trong tiếng Phạn, nó được gọi là sulvere. Trong tiếng Latinh là sulpur. Ngoài ra, nó còn có một số tên gọi khác là lưu hoàng, diêm sinh hoặc sinh diêm vàng,…Ngay từ thời cổ đại, lưu huỳnh đã được nhắc đến trong Pentateuch của Kinh Thánh (Sáng thế ký). Trong tiếng Ả Rập, sufra có nghĩa là màu vàng. Nó bắt nguồn từ màu sáng của lưu huỳnh ở dạng tự nhiên.

Nguyên tố lưu huỳnh là một phi kim phổ biến, không mùi, không vị và có nhiều hoá trị. Lưu huỳnh màu gì ? Dạng gốc của phi kim này là chất rắn kết tinh màu vàng chanh. Trong tự nhiên, phi kim này có thể được tìm thấy ở dạng đơn chất hoặc trong các khoáng chất sulfua và sulfat. Lưu huỳnh được xem là một nguyên tố thiết yếu cho sự sống và chúng được tìm thấy trong 2 axit amin. Trong thương mại, chúng được sử dụng trong phân bón hoặc dùng trong thuốc súng, diêm, thuốc trừ sâu và thuốc diệt nấm,…

Lưu Huỳnh Là Gì Giới Thiệu
Lưu Huỳnh Là Một Phi Kim Phổ Biến

2. Đặc Điểm Nổi Bật Của Lưu Huỳnh 

Lưu huỳnh mang trong mình nhiều đặc trưng nổi bật:

  • Ở nhiệt độ phòng, lưu huỳnh có màu vàng nhạt và rắn xốp, trạng thái đơn chất thì không có mùi. Khi cháy thì có ngọn lửa màu xanh, mùi ngột ngạt của đioxit lưu huỳnh, tạo cảm giác khó chịu. Lưu huỳnh trong nước sẽ không hoà tan được. Nhưng nó tan được trong dung môi phân cực và đisulfua cacbon.
  • Trạng thái rắn, lưu huỳnh tồn tại ở dạng phân tử vòng hoa S8 và có nhiều hình thù khác nhau. Màu vàng được tạo ra từ nguyên tử vòng S7. Chúng có tinh thể phức tạp. Tùy vào cụ thể của từng điều kiện mà chúng có hình thù tinh thể khác nhau.
  • Khi nóng chảy, lưu huỳnh có độ nhớt, đó là một tính chất rất nổi bật của chúng. Nhiệt độ tăng lên, độ nhớt cũng tăng lên do hình thành nên chuỗi polyme. Sau khi đã đạt nhiệt độ nhất định, độ nhớt sẽ giảm xuống do nhiệt độ đã đủ phá vỡ chuỗi polyme.
Lưu Huỳnh Là Gì Đặc Điểm
Lưu Huỳnh Có Màu Vàng Nhạt Và Rắn Xốp

3. Tính Chất Của Lưu Huỳnh Là Gì ?

3.1. Tính chất vật lý

Về hình dạng, lưu huỳnh chủ yếu có 2 dạng:

  • Lưu huỳnh đơn tà: SβSβ.
  • Lưu huỳnh tà phương: SαSα.

Hai dạng này có cấu tạo tinh thể và tính chất vật lý khác nhau nhưng lại chung tính chất hoá học. Tuỳ vào điều kiện của nhiệt độ mà 2 dạng này biến đổi được qua lại với nhau.

Tính chất vật lý bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ:

  • Dưới 114°C, Sα, Sβ là chất rắn có màu vàng. Tạo mạch vòng nhờ có 88 nguyên tử liên kết với nhau bằng liên kết cộng hoá trị.
  • Nhiệt độ ở 119°C, Sα, Sβ sẽ nóng chảy tạo thành chất lỏng có màu vàng.
  • Nhiệt độ ở187°C, chúng sẽ có màu nâu và trở nên nhớt.
  • Khi đạt đến 445°C, lưu huỳnh sẽ sôi.
Lưu Huỳnh Là Gì Vật Lý
Lưu Huỳnh Dễ Bị Ảnh Hưởng Bởi Nhiệt Độ

3.2. Tính chất hoá học

Bột lưu huỳnh là một chất bột màu vàng không tan trong nước. Nhưng lại tan trong các dung môi hữu cơ. S là một nguyên tử lớp ngoài cùng có 6e, có 2e độc thân trong đó. Số oxi hoá của lưu huỳnh ở phản ứng hoá học có thể tăng hoặc giảm: +6, +4, 0, -2.

  • Tính oxi hoá: Khi tác dụng với hidro hoặc kim loại thì số oxi hóa sunfua sẽ giảm từ 0 xuống -2.
  • Tác dụng với kim loại: sẽ tạo thành muối sunfua.
  • Tác dụng với hidro sẽ tạo thành khí hidro sunfua.
  • Tính khử: S tác dụng với phi kim số oxi hoá sẽ tăng từ 0 lên đến +4 hoặc +6.
  • Khi ở nhiệt độ thích hợp lưu huỳnh mới phản ứng với phi kim.
  • Tác dụng với những chất oxi hoá mạnh.
Lưu Huỳnh Là Gì Hóa Học
Lưu Huỳnh Có Ký Hiệu Là S

4. Ứng Dụng Của Lưu Huỳnh Là Gì ?

Lưu huỳnh dùng để làm gì ? Lưu huỳnh được dùng nhiều trong công nghiệp với các ứng dụng khác nhau. Nó được đánh giá là một trong những nguyên tố quan trọng nhất được dùng như nguyên liệu công nghiệp. Ngoài ra, nó còn được xem là quan trọng bậc nhất với mọi lĩnh vực của kinh tế thế giới. Một số ứng dụng chủ yếu của lưu huỳnh:

  • Sản xuất axit sulfuric.
  • Sử dụng trong ắc quy, bột giặt, lưu hoá cao su, thuốc diệt nấm và dùng trong sản xuất phân bóng photphat.
  • Sulfit được sử dụng để làm trắng giấy, làm chất bảo quản trong rượu vang, làm khô hoa quả.
  • Với bản chất dễ cháy, nó còn được dùng trong các loại diêm, thuốc súng và pháo hoa.
  • Sulfat magiê (muối Epsom) có thể được dùng như thuốc nhuận tràng, chất bổ sung cho các bình ngâm (xử lý hóa học), tác nhân làm tróc vỏ cây, hay để bổ sung magiê cho cây trồng.
  • Lưu huỳnh nóng chảy còn được dùng để tạo các lớp khảm trang trí trong sản phẩm đồ gỗ.
  • Lưu huỳnh còn có tác dụng xua đuổi rắn. Bột lưu huỳnh đuổi rắn được sử dụng bằng cách nghiền nhỏ lưu huỳnh rắc quanh nơi ở là cách tốt nhất để xua đuổi rắn đi xa.
  • Trong làm đẹp, lưu huỳnh dùng để làm đẹp da và trị mụn trứng cá. Chúng h có khả năng kháng viêm và kháng khuẩn khá cao, làm xẹp nốt mụn nhanh chóng.
Lưu Huỳnh Là Gì Ứng Dụng
Rắc Lưu Huỳnh Để Xua Đuổi Rắn

5. Lưu Huỳnh Có Tan Trong Nước Không ? Có Gây Nguy Hại Đến Sức Khỏe Con Người Không ?

Lưu huỳnh thực tế không tan trong nước nhưng hòa tan trong đisulfua cacbon và các dung môi không phân cực khác. Mặc dù không tan trong nước nhưng nếu nguồn nước bị nhiễm lưu huỳnh thì gây nên các ảnh hưởng tiêu cực nhất định đến sức khỏe con người và môi trường.

Thực tế, Dioxit lưu huỳnh là chất khá an toàn để sử dụng trong phụ gia thực phẩm với một lượng nhỏ. Tuy nhiên, khi ở nồng độ cao, lưu huỳnh có thể là một chất độc hại. Khi ngấm vào nguồn nước, nó có thể gây nguy hiểm cho các sinh vật sống trong đó, khiến chúng bị ngộ độc và chết. Hơn nữa, nếu con người ăn phải những sinh vật nhiễm lưu huỳnh thì cũng có nguy cơ bị nhiễm độc gián tiếp.

Lưu huỳnh dioxide chỉ an toàn khi sử dụng với một lượng nhỏ để làm phụ gia thực phẩm.  Khi ở nồng độ cao, nó phản ứng với hơi ẩm để tạo ra axit sulfuro. Chất này gây tổn thương cho phổi, mắt và nhiều cơ quan khác. Với các sinh vật không có phổi như côn trùng hoặc thực vật, nó sẽ ngăn cản quá trình hô hấp.

Ở nồng độ lưu huỳnh cao nhiễm nguồn nước sẽ dẫn đến tình trạng gây nguy hiểm cho các sinh vật và vi sinh vật. Điển hình như cá, tôm, cua, ngao, sò,.. Khiến chúng bị nhiễm độc gián tiếp, ngộ độc và chết.

Lưu Huỳnh Là Gì Tác Hại
Lưu Huỳnh Gây Ảnh Hưởng Đến Phổi

6. Lưu Huỳnh Chính Hãng, Chất Lượng Bán Ở Đâu Tại THCM ?

Lưu huỳnh giá rẻ tìm ở đâu ? Nếu quý khách đang có nhu cầu mua lưu huỳnh chất lượng, chính hãng, giá tốt mà không biết lưu huỳnh kiếm ở đâu hoặc không dám mua những nơi nhỏ lẻ vì không biết lưu huỳnh lấy ở đâu thì nên tham khảo tại Hóa Chất Trần Tiến. Hiện nay, có nhiều công ty cung cấp và bán lưu huỳnh với số lượng lớn. Tuy nhiên, bạn nên ưu tiên lựa chọn những đơn vị uy tín, nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực cung ứng các loại hóa chất như Hóa Chất Trần Tiến.

Để đặt mua lưu huỳnh chất lượng, giá thành cạnh tranh, hãy liên hệ theo thông tin bên dưới để được tư vấn nhanh chóng nhất.

Thông tin liên hệ mua hàng Hóa Chất Trần Tiến:

  • Địa chỉ: Phòng 10, Tầng Lửng, 911-913-915-917 Nguyễn Trãi, Phường 14, Quận 5, Hồ Chí Minh
  • Hotline: 0983 838 250 (Ms Thuỷ)
  • Email: nhuthuy250@gmail.com
  • Website: hoachattrantien.com
Công Ty Hóa Chất Trần Tiến
Công Ty Hóa Chất Trần Tiến

Trên đây là một vài kiến thức về lưu huỳnh là gì và những thông tin liên quan đến loại nguyên tố này. Hy vọng bài viết sẽ giúp các bạn hiểu được khái niệm của lưu huỳnh, đặc điểm, ứng dụng. Từ đó có thể tham khảo nên lưu huỳnh mua ở đâu cho hợp lý.

XEM THÊM THÔNG TIN LIÊN QUAN

Đánh giá post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *