Lưu Huỳnh Đioxit Là Gì ? Chất này hay còn được biết đến với công thức SO2. Nó được ứng dụng rộng rãi vượt bậc trong các ngành công nghiệp. Vậy chất này được hình thành như thế nào ? Tác dụng cụ thể ra sao ? Và liệu khí này có những tác động tiêu cực đến hệ sinh thái và sức khỏe con người hay không ? Xin mời các bạn tiếp tục theo dõi bài viết sau để cùng tìm hiểu tất tần tật về khí SO2. Hy vọng bài viết sẽ mang thông tin hữu ích đến các bạn.
1. Lưu Huỳnh Đioxit Là Gì ?
Lưu huỳnh đioxit hay còn được gọi với tên khác là sulfur dioxit, lưu huỳnh oxit, khí SO2…. Đây là sản phẩm chính khi đốt cháy lưu huỳnh. Nó tồn tại ở dạng khí vô cơ không màu, có mùi rất hôi khi bị đốt cháy. Chúng nặng hơn không khí và là sản phẩm chính của sự đốt cháy hợp chất lưu huỳnh.
Trong tự nhiên, SO2 được sinh ra nhờ quá trình đốt cháy các nhiên liệu hóa thạch như than, dầu, hoặc nấu chảy các loại quặng nhôm, sắt, kẽm, chì. Hoặc khí thoát ra từ vụ núi lửa phun trào. Còn về mặt nhân tạo, khí SO2 xuất hiện từ khói thải từ các nhà máy lọc dầu, đốt than, luyện kim, sản xuất xi măng, bột giấy, công nghiệp chế biến. Hoặc ở khí thải sinh ra từ các phương tiện giao thông: ô tô, xe máy,… Trong sinh hoạt hằng ngày như khói thuốc lá, thiết bị dùng gas làm nhiên liệu không đúng cách hay thiếu khí. Và khí thải sinh ra từ quá trình đốt rơm, gỗ, than đá,…
1.1. Tính chất lý hóa
Lưu huỳnh đioxit có mùi hắc, và đươc xem là khí độc. Chúng tan được trong nước. Có điểm nóng là -72 độ C và điểm sôi – 10 độ C. Bên cạnh đó, khí SO2 này có khả năng làm vẩn đục nước sôi và làm mất màu dung dịch brom và màu cánh hoa hồng.
Về mặt hóa học, SO2 có thể tác dụng với nước và với dung dịch bazo tạo thành 2 loại muối sunfit và hidrosunfit. Khi lưu huỳnh dioxit tác dụng với dung dịch bazo có thể tạo thành 2 loại muối sundfit và hidrosunfit. SO2 dễ bị oxy hóa thành SO3 trong khí quyển dưới chất xúc tác hoặc do quá trình quang hóa. Và đây cũng là một axit yếu, tác dụng với nước tạo ra H2SO3 . Nó tác dụng với oxit bazo tạo thành muối.
2. Ứng Dụng Của Lưu Huỳnh Đioxit
Khí SO2 đóng vai trò làm chất trung gian trong sản xuất axit sunfuric (H2SO4). Nó cũng được ứng dụng để tẩy trắng giấy, bột, dung dịch đường,… SO2 sẽ làm mất màu của một số hợp chất tạo ra hợp chất hữu cơ màu trắng sáng. Đặc biệt là tẩy trắng trong quá trình tiếp xúc với lignin và một số hợp chất khác trong bột giấy hay giấy.
Trong sản xuất đường tinh luyện từ mía, cho sục khí SO2 với một chút nước vôi trong rồi cho vào nước mía. Điều này sẽ làm trong nước mía. Bằng cách kết tủa nước vôi trong và khi cô đặc thu được đường tinh luyện màu trắng. Bên cạnh đó, SO2 còn đóng vai trò là chất bảo quản và chống vi khuẩn trong các loại trái cây sấy khô, mứt quả sấy khô. Nó còn giúp duy trì màu sắc và ngăn ngừa sự thối rữa của hoa quả. Kháng khuẩn và chống oxy hóa trong sản xuất rượu vang.
2.1. Trong công nghiệp
Trong xử lý nước thải công nghiệp và nước thải sinh hoạt đô thị, khí SO2 được sử dụng để xử lý nước có chứa Clo. Khí sunfuro còn là một chất làm lạnh có thể dễ dàng cô động và nhiệt độ bốc hơi cao. Trong phòng thí nghiệm, khí SO2 được sử dụng làm thuốc thử để nhận biết các chất khác và được dùng như một dung môi trơ.
3. Tác Hại Của Lưu Huỳnh Đioxit SO2
3.1. Đối với môi trường
Như mọi người đã biết, khí SO2 được xem là một mối nguy hại đáng kể với môi trường. Bởi vì chúng có trong khói thuốc lá, khí thải của các nhà máy, phương tiện giao thông, hệ thống lò sưởi, sấy,…. Loại khí sản sinh ra khi đốt cháy các nguyên liệu như than, dầu và nấu chảy kim loại ảnh hưởng xấu đến môi trường. SO2 và các oxit lưu huỳnh khác có thể phản ứng với các hợp chất khác trong khí quyển để tạo thành các hạt mịn làm giảm tầm nhìn.
Khi lưu huỳnh đioxit bị oxy hóa và tác dụng với nước tạo ra axit sunfuric, gây hại cho hệ sinh thái. Điều này dẫn đến hiện tượng mưa axit, ảnh hưởng đến các loài thực vật khi tiếp xúc. Ở nồng độ quá cao, sẽ gây hại thực vật bởi tác động làm hỏng lá, ngăn cản sự phát triển bình thường của cây. Hơn nữa, SO2 dẫn đến tình trạng thay đổi các tính chất vật lý màu sắc của đá vôi. Làm phá hủy những tác phẩm kiến trúc hay gây rỉ sét cho sắt, thép,… Bởi vì axit này gây ăn mòn kim loại cùng bê tông trong điều kiện không khí ẩm.
3.2. Đối với sức khỏe con người
Lưu huỳnh dioxit có thể gây khó thở, nóng rát trong mũi và cổ họng ở nồng độ cao. Hơn nữa, SO2 kết hợp các hạt nước nhỏ để tạo thành các hạt H2SO4 nhỏ li ti, xâm nhập qua phổi vào hệ thống bạch huyết. Đây là nguyên nhân của các bệnh viêm phổi, viêm đường hô hấp, viêm mắt.
Nó còn giảm lượng dự trữ kiềm trong hệ tiêu hóa. Dẫn đến việc rối loạn chuyển hóa đường và protein, gây ra tình trạng thiếu vitamin B, C. Gây ức chế enzym oxydaza, tạo methemiglobine làm chuyển sắt II hòa tan thành sắt III kết tủa khiến mạch máu bị tắc nghẽn. Từ những vấn đề trên dẫn đến việc vận chuyển oxy của các hồng cầu bị hạn chế. Vì thế, nạn nhân rơi vào trạng thái khó thở và làm giảm khả năng vận chuyển oxy của hồng cầu.
XEM THÊM THÔNG TIN LIÊN QUAN
MG CÓ TÁC DỤNG VỚI NƯỚC KHÔNG ?