Cách Làm Dầu Dừa Đơn Giản Ngay Tại Nhà

Làm Dầu Dừa đơn giản ngay tại nhà, vừa tiết kiệm, vừa chất lượng. Dầu dừa hiện nay là thành phần quan trọng trong việc làm đẹp của các chị em. Nó càng ngày trở nên phổ biến và là nguyên liệu không thể thiếu trong gia đình. Tuy nhiên, trên thị trường cung cấp dầu dừa hiện nay không được bảo đảm chất lượng cao, pha lẫn nhiều tạp chất dẫn đến kém chất lượng. Để an toàn, các bạn có thể tự tay làm dầu dừa ngay tại nhà vừa đảm bảo an toàn vừa giúp tiết kiệm chi phí. 

1. Làm Dầu Dừa Cách Truyền Thống

Phương pháp chiết xuất dầu dừa truyền thống rất dễ làm, chỉ cần vài nguyên liệu, không hề cầu kỳ. Cách này được làm bằng phương pháp nóng. Dầu dừa phổ biến với tác dụng dưỡng ẩm cho da, chống quá trình lão hóa, chăm sóc tóc và dưỡng lông mi. Hoặc sử dụng để tẩy trang cũng rất hiệu quả, tẩy sạch nhưng cũng không làm khô da. Đối với sức khỏe, dầu dừa ngăn ngừa các bệnh tim mạch, ung thư, hỗ trợ hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn. Còn có tác dụng giảm cân, chăm sóc xương, răng miệng và chống rạn da.

Dầu Dừa
Dầu Dừa

1.1. Nguyên liệu

  • 1 quả dừa già (càng già càng tốt)
  • Nước nóng
  • Khăn màng lọc
  • Hũ thủy tinh có nắp đậy
  • Máy xay hoặc máy xay sinh tố
  • Bếp, nồi, muỗng

1.2. Cách làm

  • Bổ đôi quả dừa, nạo lấy và bào nhuyễn phần cơm dừa bên trong thành những sợi nhỏ vụn. Cho  phần cơm dừa đã bào vào máy xay, xay nhuyễn với một chén nhỏ nước nóng.
  • Đun sôi hỗn hợp đã xay với nước rồi để nguội bớt. Lưu ý đun sôi với lửa nhỏ trong khoảng 15 phút rồi tắt bếp. Nước thêm vào hỗn hợp đun chung chỉ cần đổ vừa đủ sấp mặt dừa là được, không nên để quá nhiều.
  • Sau khi nguội, xay tiếp hỗn hợp đã đun  trong máy xay, xay thật nhuyễn cho đến khi hỗn hợp trở lên sánh mịn là được.
  • Lấy hỗn hợp sánh mịn này vào miếng vải sạch rồi vắt lấy phần nước cốt dừa ra tô. Đổ phần nước cốt dừa vắt được vào nồi, đun sôi trên bếp với lửa nhỏ. Khuấy đều để tránh bị cháy. Trong quá trình nấu nước cốt dừa, phần cơm dừa sẽ dần dần tách khỏi dầu dừa và lắng xuống đáy nồi.
  • Sau 40 phút, khi phần cơm dừa ngả toàn bộ sang màu nâu sẫm bạn có thể lọc dần dầu dừa nguyên chất ra tô. Đợi dầu dừa nguội hẳn, bạn cho vào lọ thủy tinh đậy nắp kín. Có thể dùng dần nhưng nên bảo quản ở nơi khô thoáng.
Làm Dầu Dừa Cách Truyền Thống
Làm Dầu Dừa Cách Truyền Thống

1.3. Lưu ý

Với cách này, bạn có thể mua 500gr dừa nạo rồi đem ngâm với 500ml nước sôi trong khoảng 15 – 30 phút cho dừa ngấm nước. Sau đó thực hiện như các bước trên. Ở bước đun nước cốt dừa, bạn có thể dùng nồi, chảo hoặc nồi cơm điện để đun tùy thích. Tuy nhiên, bạn cần để mắt vào hỗn hợp, khuấy đều tránh bị khét. Sau 40 phút, lớp cơm dừa ngả màu vàng rồi, đậy nắp lại nấu thêm 20 phút nữa rồi tách dầu dừa ra.

Nếu bạn muốn mua Dầu Dừa, hãy tham khảo tại Dầu Dừa

2. Làm Dầu Dừa Bằng Phương Pháp Ép Lạnh

Phương pháp ép lạnh là cách công nghệ hiện đại hơn để chiết xuất dầu dừa. Đây là cách điều chế bằng máy ép li tâm đẩy khí lạnh qua cơm dừa đã xay nhuyễn để tách nước. Sau đó để yên hỗn hợp để tự tách ra dầu dừa tinh khiết. Ngoài cách chế biến dầu dừa truyền thống như nấu, sấy, phương pháp này hoàn toàn mới lạ nhưng cũng rất được ưa chuộng. Ưu điểm cách này giúp mùi hương, tinh chất được hoàn toàn lưu giữ nhờ vào dùng nhiệt độ thấp. Các bạn hãy tham khảo cả 2 cách, phương pháp nào phù hợp với bạn thì hãy áp dụng nhé.

2.1. Nguyên liệu

  • Quả dừa (chọn quả vỏ nâu, càng già càng tốt)
  • Máy xay sinh tố
  • Hũ đựng dầu dừa
  • Đồ nạo cơm
  • Màng lọc nước cốt dừa
  • Dao chặt dừa, nước sôi

2.2. Cách làm

  • Lấy phần cơm dừa bằng cách bổ đôi, dùng đồ cạo hoặc muỗng để tách phần cơm dừa ra, sau đó cắt thành các miếng nhỏ. 
  • Xay cơm dừa với nước nóng bằng máy xay sinh tố thành một hỗn hợp mịn.
  • Lấy khăn vải lọc để lấy phần nước cốt dừa và bỏ đi phần bã dừa. Vắt và lọc mạnh tay lấy nước cốt dừa từ hỗn hợp đã xay cho vào hũ đựng. Ép nhiều lần tránh bỏ sót nước cốt bằng cách vắt nhiều lần thật mạnh.
  • Sau đó, để hũ nước cốt dừa đó yên với nhiệt độ phòng thích hợp trong vòng 1 ngày. Khi hỗn hợp lắng lại, nước cốt dừa sẽ tạo thành 2 tầng. Phần váng đông phía trên và phía dưới là dầu dừa nguyên chất.
  • Hớt phần váng trên bỏ đi, sử dụng lớp dầu dừa bên dưới. Vậy bạn đã thu được dầu dừa nguyên chất mà không cần dùng qua nhiệt, lửa. 
Dầu Dừa Từ Phương Pháp Ép Lạnh
Dầu Dừa Từ Phương Pháp Ép Lạnh

3. Cách Bảo Quản Dầu Dừa

Nên sử dụng lọ hay hũ thuỷ tinh để đựng và bảo quản dầu dừa chất lượng hơn. Bên cạnh đó, sử dụng các loại có miệng lớn để dễ dàng châm vào và lấy ra sử dụng. Tránh để hũ dầu dừa gần hơi nóng và lửa đun. Đậy nắp kỹ hũ dầu dừa để tránh bị oxy hóa dính ảnh hưởng đến chất lượng dầu dừa.

Dầu dừa nguyên chất cần được bảo quản với nhiệt độ thích hợp từ 1 đến 8 độ C hoặc trong tủ lạnh. Tuy nhiên, không được bỏ dầu dừa vào ngăn đá sẽ làm đông cứng dầu dừa. Nếu sử dụng nhiều trong thời gian ngắn, có thể bảo quản ở nhiệt độ phòng. Muốn sử dụng trong thời gian dài thì cần để ngăn mát sẽ bảo quản tốt hơn.

Cách Bảo Quản
Cách Bảo Quản

XEM THÊM THÔNG TIN LIÊN QUAN

Đánh giá post