Kali Xyanua Là Gì ? KCN Có Độc Không ?

Kali Xyanua Là Gì ? Đây là chất có khả năng tạo ra các phức chất của vàng (Au) và hòa tan được trong nước. Thực tế, có rất ít chất có khả năng này. Hóa chất này được sử dụng phổ biến trong ngành kim hoàn để mạ hay đánh bóng. Tuy nhiên, vẫn có một số thông tin cho rằng chúng là một trong số những chất kịch độc hàng đầu trên thế giới. Vậy sự thật hóa chất này có độc hay không ? Công dụng cụ thể như thế nào ? Xin mời mọi người tiếp tục theo dõi bài viết để tìm câu trả lời cho các thắc mắc trên. Cũng như tìm hiểu thêm một số đặc tính lý hóa của chất này. Hy vọng bài viết sẽ mang thông tin hữu ích đến các bạn.

1. Kali Xyanua Là Gì ?

Kali xyanua có công thức KCN,  hay còn gọi với tên là xyanua kali hoặc potassium cyanide. Đây được xem là chất kịch độc trong những chất độc trên thế giới. Hợp chất hóa học này không màu được tạo bởi 3 nguyên tố kali, cacbon, nitơ. Nó có mùi rất giống quả hạnh nhân và hợp chất này tan rất nhiều trong nước. Tuy nhiên, nó sẽ không tan khi nhiệt độ môi trường dưới 0°.

KCN tồn tại ở dạng tinh thể màu trắng và thường ở dạng bột. Có nhiệt độ nóng chảy: 634 °C và khối lượng riêng: 1,52 g/cm3. Độ hòa tan (trong nước ở 25 °C): 71,6 g/100 g. Và phân tử khối: 65,12 đơn vị cacbon (đvC). Về tính chất hóa học, hóa chất KCN phản ứng dễ dàng với các axit để tạo thành axit xyanic – là chất độc dễ bay hơi. Và nó cũng từng được sử dụng trong công nghiệp tinh chế vàng. Kali xyanua có khả năng tạo ra các phức chất của vàng (Au). Vì thế, nó được sử dụng trong ngành kim hoàn, ngành khai thác các mỏ vàng để tách vàng ra khỏi quặng vàng.

Kali Xyanua
Kali Xyanua

2. Kali Xyanua Có Thực Sự Là Chất Độc ?

Kali Xyanua được biết là một trong những chất kịch độc nhất trên thế giới, có thể gây chết người với liều lượng thấp. Chúng ta khó nhận ra đây là chất độc hoặc khó nhận thấy. Vì nó là một chất không màu và có mùi thơm giống hạnh nhân dẫn tới bị ăn nhầm từ 200 đến 250 mg chất này. Hậu quả rằng một người khỏe mạnh có thể mất ý thức trong vòng 30 giây đến 2 phút. Sau khoảng 1 tiếng thì rơi vào trạng thái hôn mê và có thể tử vong sau khoảng 3 giờ nếu không có các biện pháp điều trị kịp thời.

Theo phân loại trong hướng dẫn số 67/548/EEC của Liên Minh Châu Âu thì đây là chất cực độc (T+). Giới hạn phơi nhiễm tối đa (PEL) của OSHA là 5 mg/m3. Cụ thể là chỉ với 500 gram chất độc khủng khiếp này, 2.500 người có thể bị giết chết trong một thời gian rất ngắn.

Kali Xyanua Có Phải Chất Độc Không ?
Kali Xyanua Có Phải Chất Độc Không ?

2.1. Cơ chế gây độc

Theo nghiên cứu, con người có thể bị nhiễm độc kali xyanua qua ba đường. Bao gồm đường tiêu hóa (thông qua thức ăn, nước uống), đường hô hấp và đường qua da (vì chúng có khả năng xuyên qua da). Vì thế, các bạn cần hết sức lưu ý những đặc điểm và những con đường lây lan này.

Giống như các hợp chất xyanua khác, hóa chất Kali xyanua sẽ gây độc bằng cách ngăn chặn sự trao đổi chất của tế bào. Hơn nữa, chúng còn có khả năng tạo liên kết hóa học với các heme trong máu (như hemoglobin) và khiến cho các tế bào không lấy được oxy và sẽ bị hủy hoại. Chất này thực sự nguy hiểm, nếu những ai bị nhiễm độc Kali xyanua, nồng độ chúng trong máu lớn hơn 1mg/lít, có thể tử vong ngay sau đó.

2.2. Biểu hiện khi bị nhiễm độc

Theo tính toán, nếu ăn nhầm từ 300 đến 400 mg chất này thì một người khỏe mạnh có thể mất ý thức trong vòng 10 giây đến 1 phút. Những triệu chứng đầu tiên khi nhiễm độc xyanua là có cảm giác nóng lưỡi, họng, đau đầu, chóng mặt, kích thích, đau bụng, buồn nôn, thở nhanh sâu.

Sau khoảng 45 phút thì rơi vào trạng thái hôn mê và có thể tử vong sau khoảng 2 giờ nếu không có các biện pháp điều trị kịp thời. Ở liều lượng thấp đã có thể gây nguy hiểm đến thế. Nếu ở một lượng lớn Kali xyanua có thể gây tổn thương não và tim dẫn đến tử vong. Một lọ 500g kali xyanua đủ sức giết chết… 2.500 người khỏe mạnh bình thường nếu bị nhiễm độc.

Biểu Hiện Khi Nhiễm Độc
Biểu Hiện Khi Nhiễm Độc

2.3. Cách sơ cứu khi bị nhiễm độc

Khi phát hiện bị nhiễm độc, cách tốt nhất là nhanh chóng đưa bệnh nhân nhiễm độc tới bệnh viện ngay lập tức, càng sớm càng tốt. Hoặc mọi người cần hết sức bình tĩnh để xử lý và thực hiện một số bước sơ cứu như sau:

  • Đầu tiên cần phải hết sức chú ý cho nạn nhân thở bằng oxy, ở nơi thoáng khí.
  • Sau đó nên cho nạn nhân ăn đường glucozo. Bởi vì đường này có khả năng làm chậm lại đáng kể quá trình gây độc của kali xyanua. Đồng thời, đường cũng bảo vệ các tế bào bằng cách tạo liên kết hóa học với xyanua kali.
  • Cuối cùng là cần nhanh chóng đưa nạn nhân tới cơ sở y tế để được cấp cứu kịp thời.
Cách Sơ Cứu
Cách Sơ Cứu

XEM THÊM THÔNG TIN LIÊN QUAN

KHÍ CO2 LÀ GÌ ? ĐẶC ĐIỂM, ỨNG DỤNG VÀ CÓ ĐỘC KHÔNG ?

Đánh giá post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *