Hương Liệu Thực Phẩm Là Gì? Và Những Điều Cần Biết

Chắc hẳn bạn cũng đã biết những loại thực phẩm đóng hộp được sử dụng hàng ngày đều có thành phần nguyên liệu tạo mùi, hay còn được gọi là hương liệu thực phẩm. Vậy hương liệu thực phẩm là gì? Công dụng của hương liệu trong thực phẩm như thế nào? Và chúng có gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người sử dụng hay không?… Trong bài viết dưới đây, Hóa Chất Trần Tiến sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc về hương liệu thực phẩm.

1. Hương Liệu Thực Phẩm Là Gì?

Hương liệu thực phẩm được hiểu là nguyên liệu tạo mùi thực phẩm. Nó được sinh ra để cung cấp hương vị giống như hương vị của một chất khác, thay thế hoặc làm đậm hương vị của chất đó. Hương liệu thực phẩm đều có thể là các vị chua, cay, mặn, ngọt,…

Hương liệu được tạo ra bởi quá trình xử lý vật lý, enzyme và vi sinh các nguyên liệu có nguồn gốc từ động vật hay thực vật ở dạng thô hoặc qua xử lý thông thường để chuẩn bị thực phẩm tiêu thụ cho con người.

Hương Liệu Thực Phẩm Là Gì?
Hương Liệu Thực Phẩm Là Gì?

1.1. Mùi và vị

Trong cảm nhận về hóa học, mùi được xem là yếu tố quyết định hương vị của thực phẩm. Về bản chất, món ăn chỉ có 5 vị cơ bản là ngọt, chua, đắng, mặn và umami (vị ngọt của thịt), cộng với hai vị cay và chát. Ngược lại, mùi không bị giới hạn. Chính vì thế mà các món ăn dễ dàng thay đổi mùi hương chỉ giữ lại vị của món ăn.

Một ví dụ điển hình là các sản phẩm như kẹo, nước ngọt, thạch trái cây,… Bản chất vị của chúng hoàn toàn tương tự nhau, nhưng mùi sẽ được thay đổi để mang đến sự đa dạng, phong phú cho sản phẩm.

1.2. Tạo hương

Nghệ thuật tạo hương được thực hiện bởi các chuyên gia về hương liệu. Trong ngành công nghiệp hương liệu và nguyên liệu thực phẩm, tạo hương là công việc sử dụng các loại hóa chất hoặc những chiết xuất có thể ăn được để thay thế cho hương vị của thực phẩm.

Tuy nhiên, nguồn hương liệu tự nhiên trên thị trường có chi phí rất cao và khan hiếm. Chính vì thế các sản phẩm hương liệu hiện nay được sản xuất ra với tên gọi là “Hương liệu có đặc điểm tự nhiên”. Đây là sự kết hợp của các hợp chất hóa học có nét tương đồng với hương tự nhiên. Những loại hương này thường được tổng hợp bởi các hóa chất trong phòng thí nghiệm.

Hiện nay có khá nhiều công nghệ hiện đại có thể nhận biết được hương liệu có đặc điểm tự nhiên, tiêu biểu là kỹ thuật Headspace.

2. Các Loại Hương Liệu Thực Phẩm

Khi bạn đã biết được hương liệu thực phẩm là gì, thì việc cần làm tiếp theo là bạn phải phân loại được hương liệu thực phẩm.

2.1. Phần loại hương liệu theo nguồn gốc

Hiện nay, hương liệu thực phẩm được chia làm hai loại là hương liệu thực phẩm tự nhiênhương tổng hợp trong thực phẩm. Vậy chúng khác nhau ở điểm nào? Mời bạn đọc phần tiếp theo.

Hương liệu có nguồn gốc tự nhiên: Là những hương liệu được chưng cất từ các nguyên liệu tự nhiên như trái cây, ca cao, cà phê,…Hương liệu tự nhiên được đánh giá có độ an toàn đối với sức khỏe cao bởi chúng đã trải qua quá trình đánh giá, kiểm soát nghiêm ngặt. Tuy nhiên, để tạo được hương liệu tự nhiên sẽ phải tốn rất nhiều nguyên liệu. Cũng vì lẽ đó mà hương liệu tự nhiên thường rất mắc.

Hương Liệu Trái Cây
Hương Liệu Trái Cây

Hương liệu tổng hợp dùng cho thực phẩm: Là những loại hương liệu được cấu tạo từ thành phần axit hữu cơ, được cho phép dùng trong ngành công nghiệp thực phẩm. Chúng sẽ trải qua quá trình tách chiết để có được hương vị giống với sản phẩm tự nhiên. Tuy nhiên, với thành phần chính là hóa học nên loại hương liệu này không đảm bảo an toàn đối với sức khỏe. Việc hương liệu tổng hợp được sử dụng nhiều là do giá thành rẻ, lại dễ sử dụng.

2.2. Phân loại hương liệu theo trạng thái

Ngoài phân loại hương liệu theo nguồn gốc, chúng ta có thể phân loại hương liệu theo trạng thái. Hiện nay có hai dạng hương liệu là hương liệu dạng lỏng và hương liệu dạng bột.

Hương liệu thực phẩm dạng lỏng: Là loại hương liệu dễ hòa tan, dễ sử dụng. Tuy nhiên, loại hương liệu này lại dễ bay hơi, kém bền khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.

Hương Liệu Vani
Hương Liệu Vani

Hương liệu thực phẩm dạng bột: Trái ngược với hương liệu dạng lỏng, hương liệu dạng bột sẽ không bay hơi và chịu được các tác nhân từ môi trường như nhiệt độ, ánh sáng.

⇒ Bạn muốn mua hương liệu thực phẩm (tinh mùi thực phẩm) chất lượng, uy tín, giá tốt. Hãy tham khảo ngay tại Tinh Mùi Thực Phẩm

3. Vai Trò Của Hương Liệu Thực Phẩm Trong Đời Sống

Ở những phần trên, chúng ta đã trả lời những câu hỏi “Hương liệu thực phẩm là gì?” và “Cách phân loại hương liệu tạo mùi thực phẩm?”. Ở phần này, chúng ta sẽ tập trung tìm hiểu vài trò và công dụng của hương liệu thực phẩm.

Hương liệu thực phẩm có công dụng tạo mùi cho thực phẩm. Chúng không chỉ giúp món ăn trở nên ngon miệng, đậm đà mà còn kích thích các giác quan của người sử dụng. Đồng thời, đối với những món ăn có mùi khó chịu, hương liệu thực phẩm sẽ đóng vai trò lấn át những mùi hương này để người tiêu dùng dễ sử dụng.

Hương liệu không chỉ gói gọn ở những hương vị cơ bản mà chúng đã được mở rộng rất nhiều. Những sản phẩm như hương thịt, hương cá, hương tôm đóng vai trò rất quan trọng trong ngành công nghiệp thực phẩm. Chúng thường xuất hiện ở các sản phẩm như xúc xích, cá viên, bò viên,…

Vai Trò Của Hương Liệu Thực Phẩm Trong Đời Sống
Vai Trò Của Hương Liệu Thực Phẩm Trong Đời Sống

Song song với những hương liệu từ động vật là những hương liệu từ thực vật. Loại hương liệu này có độ phổ biến cao hơn như hương mật ong, hương vani, hương trái cây,…

Bên cạnh đó là những loại hương liệu trà và cà phê. Vì trong quá trình chế biến, rang xay hương vị nguyên bản của cà phê hay trà dần mất đi. Chính vì thế mà người ta thường bổ sung các loại hương liệu này vào đồ uống để kích thích giác quan của người sử dụng.

4. Hương Liệu Có Phải Phụ Gia Thực Phẩm Không?

Trên thực tế, hương liệu dùng trong thực phẩm là một nhánh nhỏ của phụ gia thực phẩm. Phụ gia được biết đến là những chất được bổ sung vào thực phẩm để cải thiện hương vị cũng như bảo quản thực phẩm,…

Phụ Gia Và Hương Liệu Thực Phẩm Khác Gì Nhau?
Phụ Gia Và Hương Liệu Thực Phẩm Khác Gì Nhau?

Hiện nay, trên các loại bao bì nhãn mác thực phẩm, sẽ không khó để bạn tìm được chất phụ gia. Tiêu biểu như các chất bảo quản, chất điều vị, các loại axit, chất chống oxy hóa, chất tạo màu thực phẩm,… Các chất này được gọi với tên gọi chung là phụ gia thực phẩm.

5. Cách Sử Dụng Hương Liệu Thực Phẩm?

Làm thế nào để sử dụng hương liệu thực phẩm đúng cách và an toàn đối với sức khỏe của người tiêu dùng là câu hỏi mà khá nhiều đơn vị sản xuất thắc mắc. Bởi hiện nay có rất nhiều loại hương liệu trôi nổi trên thị trường, thật giả lẫn lộn.

  • Đầu tiên bạn cần phải đảm bảo các tiêu chuẩn về hương liệu mà Bộ Y tế đưa ra như liều lượng sử dụng, các loại hương liệu được phép sử dụng.
  • Lựa chọn đơn vị cung cấp hương liệu uy tín, có giấy phép kinh doanh rõ ràng. Hương liệu phải có nguồn gốc xuất xứ, chứng từ rõ ràng.
  • Tránh xa các loại hương liệu không có nguồn gốc rõ ràng. Vì chúng có thể dẫn đến các bệnh nguy hiểm cho người tiêu dùng như ung thư,…
  • Các chuyên gia thường khuyến khích nhà sản xuất nên cho hương liệu vào cuối cùng của quá trình sản xuất để phát huy tối đa mùi hương.

Trên đây là những thông tin hữu ích về hương liệu thực phẩm mà Hóa Chất Trần Tiến chia sẻ. Thông tin phần nào đã trả lời được các câu hỏi như Hương liệu thực phẩm là gì? hay công dụng của hương hiệu thực phẩm,… Sử dụng hương liệu với liều lượng do Bộ Y tế yêu cầu và có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng vẫn đảm bảo an toàn đối với sức khỏe người tiêu dùng.

XEM THÊM CÁC THÔNG TIN LIÊN QUAN

Đánh giá post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *