Nhựa là một phát minh kỳ diệu của nhân loại. Hiện nay nhựa có mặt trong mọi lĩnh vực trong cuộc sống. Mỗi loại vật dụng nhựa đều có quy trình sản xuất và nguyên liệu nhựa khác nhau. Có 3 loại hạt nhựa: hạt nhựa tái sinh, hạt nhựa nguyên sinh và hạt nhựa sinh học. Vậy hạt nhựa tái sinh là gì ? Có bao nhiêu loại nhựa tái sinh phổ biến trên thị trường ? Phân biệt nhựa nguyên sinh và nhựa tái sinh như thế nào để sử dụng đúng cách ? Hãy cùng Hoá Chất Trần Tiến tìm hiểu bài viết này để bạn có thể trang bị một chút kiến thức cho mình về loại chất liệu thông dụng này nhé !
1. Hạt Nhựa Tái Sinh Là Gì ?
Hạt nhựa tái sinh được sản xuất từ các loại rác thải nhựa thu gom. Đây là điểm đặc biệt của loại hạt nhựa này. Người ta sản xuất chúng bằng cách tái chế lại các loại rác thải nhựa nguyên sinh. Hoặc cách khác, người ta có thể thu nhựa tái sinh bằng cách tái chế lại nhiều lần. Sau quá trình phân loại, tái chế theo quy trình khác nhau, chúng được nghiền nhỏ, làm sạch và nung chảy. Hỗn hợp nhựa này sẽ được chuyển qua máy ép chuyển thành dạng sợi hoặc dạng hạt nhựa. Các loại hạt nhựa tái sinh được ứng dụng rất rộng rãi trong công nghiệp và đời sống. Chúng chủ yếu được dùng làm nguyên liệu sản xuất công nghiệp, xây dựng hoặc môi trường.
Hiện nay các loại hạt nhựa tái chế đang trở nên ngày càng phổ biến trên thị trường. Nguyên liệu và vòng sản xuất tuần hoàn đặc biệt của nó chính là lí do mà nó thường có giá thấp hơn so với các loại hạt nhựa khác. Ngoài ra, sản xuất hạt nhựa tái sinh góp phần tiết kiệm chi phí, năng lượng, tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường.
2. Quy Trình Tái Sinh Nhựa
2.1. Quá trình tái chế
Quy trình tái sinh và phân loại nhựa sẽ được tiến hành trong nhà máy tái sinh. Các nhà máy sẽ chỉ chọn một loại nhựa duy nhất, vì thế điều cần thiết đầu tiên là phải phân loại. Các loại cơ bản bao gồm: kim loại, nhựa, giấy. Sau bước phân loại là bước chọn các loại nhựa cần tái sinh. Một số nhà máy tái sinh chỉ xử lý những loại nhựa nhất định. Các loại nhựa còn lại không được xử lý sẽ được bán cho các nhà máy khác hoặc được chôn lấp, tùy theo chính sách của công ty.
Sau bước phân loại là công đoạn nghiền nhỏ nhựa. Nhựa được nghiền nhỏ thành các miếng nhỏ hay vẩy nhựa. Sau đó đem đi rửa sạch và làm khô vì nhựa thường bị trộn lẫn với các chất bẩn, dính các nhãn bao bì. Tiếp theo là giai đoạn nung chảy. Khi được nung chảy, nhựa được ép qua một máy đùn. Đây là loại máy sẽ ép nhựa thành những sợi như sợi bún hay những hạt nhỏ và được định hình thành hạt nhựa.
Tái sinh nhựa được đánh giá là một việc tốt nên làm. Tuy nhiên, các màu mực có thể chứa chất bẩn gây khó tái sinh nhựa hoặc không thể tái sinh được. Nhựa cũng có thể nhiểm bẩn với các chất như kim loại nặng, dược chất hay các miếng nhựa tự hủy ngẫu nhiên bị trộn lẫn vào. Cần xác định những tạp chất này trước khi nó làm nhiễm bẩn hết toàn bộ lô nhựa tái sinh.
2.2. Một số khó khăn trong quá trình tái chế
Một số vấn đề phát sinh trong quá trình tái chế như sau:
- Các sản phẩm tái chế có chứa màu mực, chất bẩn gây khó hoặc không tái sinh được.
- Các nhà máy tái sinh nhựa phải phải xác định kỹ tạp chất này trước khi sản xuất.
- Việc tái sinh nhựa nguyên sinh sẽ góp phần thay đổi quá trình sử dụng nhựa nguyên sinh.
3. Công Dụng Của Hạt Nhựa Tái Sinh
Nhựa tái sinh được sử dụng phổ biến bởi chúng mang lại nhiều công dụng đối với đời sống con người:
- Tiết kiệm chi phí: hạt nhựa tái chế có giá thành rẻ hơn nhiều so với hạt nhựa nguyên sinh. Điều này sẽ giúp tiết kiệm một phần chi phí đối với người mua và sử dụng sản phẩm.
- Tiết kiệm nguồn tài nguyên: hạt nhựa nguyên sinh khai thác trong tự nhiên quá nhiều sẽ dẫn đến vấn đề cạn kiệt nguồn tài nguyên. Việc sử dụng nhựa tái chế sẽ giảm thiểu được lượng hạt nhựa nguyên sinh khai thác. Điều này, giúp chúng ta tiết kiệm được lượng lớn nguồn tài nguyên.
- Thân thiện với môi trường: giúp giảm thiểu lượng rác thải là nhựa thải ra môi trường. Điều này góp phần bảo vệ môi trường sống của chúng ta.
- Ứng dụng sản xuất nhiều sản phẩm: có thể sử dụng để sản xuất nhiều loại sản phẩm khác nhau. Điều này sẽ tạo nên một hệ thống sản phẩm tái chế đa dạng.
4. Phân Loại Và Ứng Dụng Của Từng Loại Hạt Nhựa Tái Sinh
Nhựa tái sinh được dùng làm nguyên liệu sản xuất trong các ngành công nghiệp. Bao gồm các ngành như xây dựng, sản xuất đồ gia dụng, bao bì,… Dưới đây là một số loại hạt nhựa tái sinh phổ biến nhất và ứng dụng của mỗi loại.
4.1. Hạt nhựa tái sinh PE
Nhựa tái sinh PE có tên gọi đầy đủ là Polyetylene. Loại này nhựa được sản xuất từ các loại rác thải nhựa PE nguyên sinh hoặc tái sinh. Ứng dụng chủ yếu của loại nhựa này là sản xuất túi nylon, màng phủ nông nghiệp.
Sản phẩm được sản xuất từ nguyên liệu nhựa PE tái sinh đều có độ dẻo cao. Nhựa PE là loại chất liệu bền bỉ, có thể ứng dụng được trong nhiều lĩnh vực sản xuất khác nhau. Nghựa PE còn được xem như là nguồn nguyên liệu cho tương lai.
4.2. Hạt nhựa HDPE tái sinh
Hạt nhựa HDPE tái sinh là polymer có mật độ cao được tái chế từ nhựa HDPE nguyên sinh hoặc tái sinh nhiều lần. Các loại đồ gia dụng, lưới đánh bắt hải sản, cáp quang, ống thoát nước, ống nhựa ruột gà, ống dẫn hơi nóng,…đều được làm từ loại chất liệu này. Nhựa tái sinh HDPE sau khi tái chế sẽ được dùng để sản xuất các loại đồ gia dụng. Những sản phẩm từ nhựa HDPE đều mang đặc tính bền bỉ và không bị bạc màu. Ngoài ra, chúng còn có khả năng chống oxy hoá, kiềm hoá, không rò rỉ chất lỏng, không bị rão. Loại này còn có khả năng chống chịu lực tác động, chịu nhiệt, va đập rất tốt.
4.3. Hạt nhựa ABS tái sinh
Hạt nhựa ABS tái sinh được tái chế từ các loại rác thải nhựa ABS. Chúng thường được dùng để sản xuất một số bộ phận xe máy, ô tô, vỏ hộp, ống chỉ, dụng cụ âm nhạc,… Sản phẩm được làm từ nhựa ABS đều có đặc tính dẻo dai. Chúng có khả năng chống chịu lực va đập tốt. Hạt nhựa tái sinh ABS được dùng để sản xuất ra nhiều loại sản phẩm nhựa khác nhau. Tuy nhiên, các sản phẩm này đều ở cấp thấp hơn so với sản phẩm ban đầu.
4.4. Hạt nhựa PVC
Nhựa PVC được tái chế từ rác thải nhựa PVC nguyên sinh hoặc tái sinh nhiều lần. Chẳng hạn như tấm cứng, ống dẫn dầu, ống nhựa, phích cắm điện,… Trong quá trình tái chế, chúng sẽ được pha trộn thêm các loại chất phụ gia khác. Sản phẩm cuối cùng được sản xuất ra sẽ có nhiều đặc điểm ưu việt. Có thể kể đến như khả năng chống cháy, chịu lực tác động, va đập,… Ngoài ra, chất liệu nhựa này còn có khả năng hấp thụ tia cực tím cực tốt.
5. Phân Biệt Hạt Nhựa Tái Sinh Và Nguyên Sinh
Nguyên liệu sản xuất 2 loại này khác nhau nên nhựa nguyên sinh thường có màu sắc trắng sáng, bóng mịn hơn. Trong khi đó, nhựa tái sinh có pha tạp chất nên màu đục, không đồng đều, ít bóng mịn hơn. Bề mặt nhựa tái sinh cứng và hơi dai. Nhựa nguyên sinh thì mềm dẻo, độ đàn hồi cao. Vậy nên, nhựa nguyên sinh thường có giá cao hơn so với nhựa tái sinh.
Hiện nay, nhựa nguyên sinh được dùng để sản xuất các sản phẩm yêu cầu về an toàn và kỹ thuật cao. Trong khi đó, nhựa tái sinh lại được dùng trong sản xuất ống thoát nước, đồ gia dụng,…
Với những thông tin chúng tôi vừa chia sẻ chắc chắn các bạn đã nắm được hạt nhựa tái sinh là gì và đâu là sự khác biệt cơ bản giữa nhựa tái sinh và nguyên sinh đúng không nào ? Hi vọng sau khi đọc bài viết này, các bạn có thể đưa ra sự lựa chọn loại nhựa phù hợp nhất trong quá trình sản xuất và sử dụng.
XEM THÊM THÔNG TIN LIÊN QUAN