Gelcoat Là Gì ? Những Thông Tin Không Thể Bỏ Qua

Gelcoat là gì ? Gelcoat là 1 dạng chất lỏng đông cứng để tạo thành 1 lớp bề mặt dày phía trên lớp sợi thủy tinh composite. Lớp gelcoat này có mục đích là bảo vệ và giúp bề mặt được láng bóng và sáng đẹp hơn. Gelcoat là một trong những yếu tố đặc biệt để cấu thành một sản phẩm hoàn hảo và tuyệt vời nhất trong nghề composite. Công dụng tiêu biểu của nó là giúp sản phẩm sáng bóng, sắc nét. Bên cạnh đó, nó giúp sản phẩm hạn chế sự trầy xước, xây xát trong lúc vận chuyển. Để tìm hiểu sâu hơn về gelcoat là gì, hãy cùng chúng tôi đọc bài viết dưới đây nhé !

1. Gelcoat Là Gì ? Gelcoat Được Hình Thành Như Thế Nào Và Từ Nguyên Liệu Gì ?

Gelcoat hay người ta thường gọi là sơn phủ gel đơn giản chỉ là lớp phủ cuối cùng trên bề mặt của các sản phẩm gia cố sợi thủy tinh. Lớp gelcoat này giúp sản phẩm sáng bóng và láng mịn, mang tính thẩm mỹ cao hơn. Thông thường, gelcoat sẽ được sơn cho những sản phẩm làm từ khuôn mẫu có sẵn để tăng độ thẩm mỹ trước khi đưa tới tay người tiêu dùng.

Gelcoat là 1 dạng nhựa polyester gồm 2 phần, được hình thành theo 1 công thức đặc biệt. Nó được nhà sản xuất thiết kế để tạo thành lớp nhựa đầu tiên phủ lên các sản phẩm được chế tạo từ hỗn hợp composite polyester hay vinyl ester trong 1 khuôn cố định. Người ta dùng nó để tạo ra 1 bề mặt mờ đục, nhằm ngăn khả năng nhìn xuyên thấu của sợi thủy tinh.

Gelcoat Là Gì Giới Thiệu
Gelcoat Hay Còn Được Gọi Là Sơn Phủ Gel

Nhựa polyeste nói chung hay cụ thể là gelcoat, có khả năng chống tia cực tím tự nhiên. Các bộ phận cũng được bảo dưỡng thích hợp có thể được ngâm trong nước. Hầu hết các tàu thuyền được làm bằng cách sử dụng gelcoat với nhựa polyester và sợi thủy tinh.

Gelcoat có ít giá trị về cấu trúc nhưng khi kết hợp với sợi thủy tinh, nó sẽ giúp tạo ra một bề mặt nhẵn và bền. Từ đó giúp vỏ tàu không bị suy yếu do nước xâm nhập và tia cực tím.

2. Những Ứng Dụng Của Gelcoat Trong Công Nghiệp Là Gì ?

Hiện nay, lớp sơn gelcoat trắng, gelcoat trong, màu sắc… thường được mọi người quét phủ lên bề mặt bên ngoài các sản phẩm composite FRP được đúc trong khuôn, các loại bồn, tấm panel, thiết bị nhà tắm, thuyền, cano, bàn ghế trang trí nội thất… Đó là những sản phẩm cần độ tinh tế cao, thẩm mỹ cao. Còn các loại sản phẩm to lớn, dùng trong công nghiệp (bồn chứa hóa chất bằng composite) thì không cần tới.

Cũng giống như màu pha keo epoxy, màu pha resin, màu pha Gelcoat thường được ứng dụng để quét phủ, làm lớp mặt ngoài các sản phẩm đúc sợi thủy tinh firberglass FRP. Các sản phẩm như mô hình mẫu vật trang trí quảng cáo composite ngoài trời, trang trí nội thất bóng đẹp bằng composite,…Các sản phẩm thùng chở hàng cho xe máy, nhà vệ sinh hay chốt bảo vệ composite,… Các sản phẩm đi trên sông như ván lướt, ván chèo, tàu thuyền, bồn bể nuôi trồng thủy hải sản, giường tắm nắng composite đặt để trong nước hồ bơi,…

Gelcoat Là Gì Ứng Dụng
Gelcoat Mang Lại Tính Thẩm Mỹ Cao Cho Sản Phẩm

3. Những Đặc Tính Tiêu Biểu Của Sơn Gelcoat Là Gì ?

3.1. Tính chất nhựa lỏng

Khối lượng riêng ở 25°C 1,13
Điểm bắt cháy 31,8°C
Chỉ số chống chảy ở 25°C 6,3 – 7,3
Ổn định trong phòng tối ở 25°C 4 tháng
Độ nhớt ở 25°C (RVF/sp5/4 rpm) 38000 – 46000 cps
Chỉ số axit 12 – 24 mgKOH/g

3.2. Cơ tính nhựa đóng rắn không gia cường

Hấp thu nước sau 7 ngày ở 23°C 0,41%
Nhiệt độ biến dạng nhiệt dưới tải (1,8MPa) 63°C
Độ cứng Barcol 45 – 50
Dãn dài lúc đứt 4,7%

3.3. Hoạt tính

Lượng nhựa 100g
Thời gian Gel 7-13 phút
Nhiệt độ thử nghiệm 25°C
Hệ xúc tác 1,5 % MEKP K1
Đặc Tính Sơn Gelcoat
Đặc Tính Sơn Gelcoat

4. Một Số Lỗi Khi Phủ Gelcoat Và Cách Khắc Phục

Hiện tượng Nguyên nhân Cách khắc phục
   Vết nhăn Lớp Gelcoat quá mỏng (nhỏ hơn 0.13 mm)
–   Gelcoat chưa kịp đóng rắn đã đắp lên lớp khác
 –   Lớp Gelcoat phải có độ dày thích hợp 0,25 – 0,5 mm
–   Kiểm tra độ dính: ấn ngón tay lên nếu bề mặt gel coat nếu có độ dính nhưng không dính nhựa lên tay là đắp lớp kế tiếp được
   Lỗ li ti  –   Hệ thống súng phun  –   Kiểm tra và vệ sinh súng phun
   Bọt khí  –   Hiện tượng nhốt khí
–   Súng phun quá áp
 –   Mỗi lần phun bề dày khoảng 0,13 mm
–   Điều chỉnh áp suất khí theo bề dày lớp Gelcoat là tốt nhất, thường khoảng 40 – 80 PSI, tùy vào độ nhớt
   Mắt cá  –   Tạp chất trên khuôn như bụi, ẩm, dầu  –   Vệ sinh đường dẫn khí
–   Sử dụng thiết bị lọc khí
–   Bề mặt phun phải loại tất cả các vết dầu, đặc biệt là Silicone
   Hiện tượng chảy  –   Lớp Gelcoat quá dày

 –   Súng phun nên đặt cách khuôn khoảng 40 cm
–   Mỗi lần phun nhiều nhất dày khoảng 0,4 mm

 

Gelcoat Là Gì Lỗi
Những Lỗi Thường Gặp Và Cách Khắc Phục

Bài viết trên là những thông tin cần thiết quan trọng trong việc tìm hiểu gelcoat là gì. Màu pha gelcoat nói riêng và màu pha compose nói chung là một trong những yếu tố thiết yếu để tạo ra một sản phẩm hoàn hảo, mang tính thẩm mỹ cao. Hy vọng sau khi đọc xong những thông tin trong bài viết này, các bạn sẽ có thêm nhiều kiến thức bổ ích cho mình !

XEM THÊM THÔNG TIN LIÊN QUAN

Đánh giá post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *